Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

PHẦN IVc

 

 

Chưa tới một tuần sau, đây là một tiếng sét. Như Hồ Chí Minh đă loan báo trước, các sư đoàn của tướng Giáp đánh vùng đồng bằng. Sau một trận nghi binh đánh cạnh biên giới Trung Hoa ở Tiên Yên, cuộc tấn công được nổ ra ở chân núi Tam Đảo. Trận chiến Vĩnh Yên bắt đầu. Tôi để cho De Lattre trọn quyền quyết định.

 

Ngày cuối năm, trước khi ra Bắc mà t́nh h́nh rất nghiêm trọng, ông ta t́m tôi ở Ban Mê Thuột. Tôi tiếp ông ta ở bên lầu thủy tạ. Ông Cao ủy lại trở lại vấn đề muốn lôi kéo tôi, ông nhất định mời tôi đi cùng với ông ta. Tôi vẫn từ chối. Để chứng tỏ rằng tôi không lầm, trước khi chia tay, tôi hỏi ông ta nghĩ sao về Trần Văn Hữu, nếu ông này cầm đầu chính phủ. Ông ta trả lời một cách lơ là, nhưng tôi cảm thấy là sự nghi ngờ đă đúng. Viên Cạo ủy không muốn ai đoán trước được ư định của ḿnh…

 

Buổi sáng ngày 17, tướng Giáp ra lệnh rút lui, và dồn quân về phía bắc. Hồ Chí Minh không được ăn tết ở Hà Nội. Chiến thắng ở Vĩnh Yên đă đạt, và đây là chiến thắng đầu tiên của Đại tướng De Lattre ở Đông Dương.

 

Hai hôm sau, ông ra t́m tôi ở Huế, mà tôi mời ông ta đến dự một buổi lễ dành cho tổ tiên tôi. Ông đă đi cùng với bà De Lattre, mới sang Việt Nam. Tất cả ngoại giao đoàn có mặt ở Việt Nam đều đông đủ, nhất là ông Heath, Đại sứ của Hoa Kỳ. Tôi hành lễ bằng phẩm phục đại trào. Tướng De Lattre theo dơi cuộc hành lễ với tất cả sự chú ư. Các quí khách sau đó được đưa đến cung của Đức Thái hậu để dự yến. Vị quí khách của tôi không biết cầm đũa. Sau một sự cố gắng mà không đạt, ông ta đành lấy đồ ăn để trước mặt ḿnh bằng một chiếc tăm. Đức bà Thái hậu trông thấy sự lúng túng này, nên cho đem lại cho ông một chiếc nĩa và con dao nhỏ.

 

Sau bữa ăn, ông phải đi ngay Hà Nội, nhưng đă kéo tôi ra một chỗ vắng, ông cố gắng nài nỉ:

- Thưa Hoàng thượng, xin Hoàng thượng theo tôi ra Hà Nội. Cuộc chiến thắng ở Vĩnh Yên tôi xin dâng Hoàng thượng. Chúng ta sẽ đến tại chỗ để ngợi khen binh sĩ và chia xẻ với họ sự chiến thắng này.

 

Chống lại tất cả sự đợi chờ, tôi vẫn từ chối. Ông Cao ủy đă sửa soạn sẵn cho trường hợp này: Vậy th́ Trần Văn Hữu sẽ đi Vĩnh Yên để nghe chính người dự trận tŕnh bày cuộc chiến. Chắc chắn, hai tên nịnh thần Gautier và Aurillac vẫn tiếp tục bầy mưu tính kế cho De Lattre… Chúng thúc đẩy viên tướng này nên dựa vào Trần Văn Hữu để cân bằng ảnh hưởng của tôi. Tôi cần phải chứng tỏ xem ai mới thật sự là chủ ở Việt Nam, và cầm quyền thật sự tại đây.

 

Nhân dịp ngày Tết, vào ngày 6 tháng 2 tây, tôi gửi cho dân chúng Việt Nam một bức thông điệp.

 

Sau khi nhắc lại những chặng đường đă qua trong năm, tôi nhấn mạnh đến nền độc lập vừa thu hồi được, giúp cho nước nhà tự đảm trách lấy nền cai trị của ḿnh. Tôi công bố một chương tŕnh chính trị, xă hội, kinh tế mà chúng tôi cần phải thực hiện trong những tháng tới:

 

“Trên địa hạt chính trị, khẩu hiệu là Bảo tồn. Bảo tồn lư tưởng cổ truyền Việt Nam ở trong nước, bảo tồn đất đai của quốc gia đối với những đe dọa bên ngoài.

“Tôi xin cám ơn tất cả mọi người đă có công, trong hành động, mặc dù gặp nhiều khó khăn to lớn, để ǵn giữ và tranh đấu cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Tôi cần phải nói thêm rằng, kể từ nay, nước Việt Nam cần phải mở rộng chính phủ trong mọi địa hạt cai trị, từ xă hội, chính trị đến địa hạt chuyên môn. Ban hành pháp trung ương cần phải sáng suốt, đối với nhiệm vụ quốc gia cũng như đối với tinh thần phục vụ công ích.

“Chúng tôi thật sự đang cương quyết bảo tồn nếp sống ngàn xưa của chúng tôi trong đời sống cá nhân và tập thể.

“Trên địa hạt hành chánh, chính phủ cố gắng đem lại mọi nỗ lực vào việc văn hồi trật tự.

“Quốc gia Việt Nam đă cử đến ba miền ba vị Thủ hiến để thay mặt ḿnh. Như vậy, các sáng kiến địa phương, tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam, có thể được tŕnh bày thẳng lên trung ương, để chính phủ có thể giải quyết mọi việc mà bảo tồn được tính chất chính đáng, đặc biệt của địa phương ḿnh…

“Trong những khu vực xă hội, có nhiều công nhân được các hăng, xưởng thu hút, qui chế công nhân khá cao, thường cao hơn ở các nước lân bang, qui chế ấy, cần được bồi bổ và củng cố. Việc áp dụng toàn diện, y như hệt, sẽ được tất cả các nhà kinh doanh tiếp tục thi hành.

“Nhưng mọi tiến bộ xă hội, chỉ thực hiện được qua những trách nhiệm hỗ tương. Một mặt, thợ được tự do ra vào nghiệp đoàn, mặt khác các nghiệp đoàn phải có sự hợp tác liên tục và bắt buộc với nghiệp đoàn của chủ, hầu cố một hoạt động hoàn toàn xă hội.

“Cuối cùng, việc đảm bảo tiền tệ là một điều chính của chương tŕnh. Chính phủ là kẻ thù nhất định của sự phá giá tiền tệ, nó luôn đánh vào giới thợ thuyền, công tư chức bằng cách làm giảm đông lương thực sự của họ.

“Sự tiến bộ xă hội, phải phù hợp với sự phát triển kinh tế.

“Việc trang bị kinh tế tốt đẹp cho Việt Nam do viện trợ của Pháp quốc, đang được phục hồi và phát triển.

“Một nỗ lực tức khắc đang được h́nh thành để đào tạo những chuyên viên cho Việt Nam trên mọi lănh vực. Các kỹ thuật gia và vốn đầu tư của Pháp cũng như của ngoại quốc rất được hoan nghênh. Nước Việt Nam không phải là cái ḷ “đốt các vốn đầu tư ấy…”

“Đó là những nét chính của chương tŕnh của chúng tôi, chương tŕnh mà tôi gọi là đất đai màu mỡ.

“Hỡi đồng bào,

“Tôi mong rằng đồng bào sẽ hiểu tôi, khi nói thẳng với đồng bào như vậy.

“Thay v́ nhận những lời mừng tuổi đầu năm cổ truyền, tôi muốn đưa ra một chương tŕnh xây dựng, mà những nét lớn nằm trong sự phú cường của quốc gia, hạnh phúc của đồng bào. Những điều mong ước của tôi, chính là đĩều mong ước của đồng bào. Chương tŕnh của tôi là của đồng bào. V́ thế, tôi mới yêu cầu đồng bào góp phần vào nỗ lực của tôi…”

 

Chủ tịch Albert Sarraut, do Cao ủy mời, đă đến thăm Việt Nam mấy hôm, rất tán thành bản thông điệp này, và nhất là đối với chương tŕnh mà tôi nhấn mạnh ở trên. Cụ đến thăm tôi ở Đà Lạt, và bảo tôi như vậy.

 

Thông điệp ấy cũng gây được nhiều cảm t́nh đối với các cường quốc, nói về Đông Nam Á. Tôi chỉ c̣n khuất phục Tướng De Lattre nữa mà thôi.

 

Từ ngày gặp ở Hà Nội Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí, Tướng De Lattre tưởng đă t́m ra được một thứ ngọc Biên Ḥa. Không thể chối căi, viên lănh tụ Đại Việt này, có thừa h́nh thái sang trọng đối với viên Cao ủy, có điệu bộ rất lương thiện và thành tích chống Cộng hăng say. Tôi dùng ông ta để đưa Trần Văn Hữu vào vị trí đúng của ḿnh.

 

Nhưng hai vị này lại không ưng nhau, việc đặt họ cạnh nhau đang gặp thất bại.

 

Tôi liền sai viên Chánh văn pḥng của tôi là Nguyễn Đệ, gửi cho Trần Văn Hữu một công điện, yêu cầu Hữu từ chức Thủ tướng, và cùng lúc đó, lại trao lại cho ông ta nhiệm vụ lập tân chính phủ. Đó là ngày 21 tháng giêng, công tác đạt đích hoàn toàn. Tất cả mọi sự vận động của Trần Văn Hữu đều thất bại. Trong các vị được vời làm bộ trưởng, chẳng ai c̣n muốn liên hệ với một người mà Quốc trưởng đă bất tín nhiệm, khi yêu cầu ông từ chức. Cuộc khủng hoảng nội các kéo dài, không một triệu chứng ǵ tiến tới. Thế là Đại tướng De Lattre liền đề nghị với tôi yêu cầu Trần Văn Hữu lấy Nguyễn Hữu Trí làm Phó thủ tướng kiêm nhiệm bộ trưởng bộ Quốc pḥng. Đấy là cái bẫy. Thủ tướng Hữu biết như vậy, liền kêu lên là không thể được. Không ai có thể hợp tác được với bọn Đại Việt, họ đă đặt một cái gông lên toàn thể nước Việt Nam. Về phần Nguyễn Hữu Trí, từ khi tên tuổi ḿnh được Cao ủy biết đến, th́ ông ta lại lùi bước. Ông lảng xa, tự nấp sau lưng của đảng ông. Họ chỉ đưa ra các quyết định vào những ngày sau.

 

Để chứng tỏ thiện chí, tôi cho vời Nguyễn Hữu Trí, và khuyên ông ta nên ḥa giải với Trần Văn Hữu. Vô ích. Tôi không có tin tưởng ǵ nữa. C̣n Trí cũng không thiết tha ǵ. Sự đ̣i hỏi của Đại Việt không thể chấp nhận được. Theo sự tham gia của họ vào chính phủ, họ muốn đưa chế độ vào một xu hướng độc đảng. Tất cả mọi sự ḥa giải của Trí với Hữu coi như bất khả thực hiện.

 

Trí xác nhận với tôi khi từ Sài G̣n lên Đà Lạt:

- Thưa Hoàng thượng, tôi không thể nào hợp tác được với Thủ tướng Trần Văn Hữu. Trong trường hợp đó, tôi xin trở về Hà Nội, đảm trách chức vụ của tôi.

 

- Theo như việc vừa xảy ra, tôi bảo ông ta, không thể được nữa rồi. Ông không thể làm Thủ hiến, khi ông đă chống lại với Thủ tướng công khai như vậy.

 

Bỏ vào chỗ của ông ta, tôi đặt Đặng Hữu Chí làm Thủ hiến Bắc Việt, lúc ấy đang giữ bộ Y tế như trong nội các cũ.

 

Thế là tưởng rằng sẽ ngồi vào chỗ của Trần Văn Hữu, như các bạn ông đă báo cho biết, Nguyễn Hữu Trí cảm thấy như vừa bị gạt. Sự mất quyền của ông đáp ứng đúng điều tôi muốn. Dụng ư của tôi đă đi đúng đường.

 

Ngày 15 tháng 2, Cao ủy đến Đà Lạt với bà De Lattre và con trai là Trung úy Bernard và rất đông nhân viên của văn pḥng. Khi ông đến, tôi mời ông ăn sáng. Ăn xong, ông nói thẳng với một giọng rất thành thực. Ông bảo tôi:

- Không ổn rồi, thưa Hoàng thượng. Tất cả những ǵ mà tôi dự định, đều sụp đổ. Tôi đă hiểu lầm Ngài. Tôi đă nhầm, tôi đă nhầm hết… Vậy Ngài có muốn giúp cho Trần Văn Hữu lập xong chính phủ?

 

- Nhưng thưa Đại tướng, tôi cười trả lời ông ta, Đại tướng đă đi sâu vào nội bộ nước Việt Nam. Đại tưởng đă can thiệp trực tiếp vào nền chính trị của chúng tôi, không phải là điều mà các Ngài đă hứa.

 

Tướng De Lattre cũng cười và đáp, vẻ ngượng ngùng:

- Tôi muốn chơi tṛ Á Đông, nhưng đă thất bại. Nếu Hoàng thượng muốn, ta bỏ qua đi xóa hết đi, và bắt đầu làm lại từ đầu.

 

Tôi lặng im, De Lattre tiếp:

- Để chứng tỏ tôi thực t́nh. Thưa Hoàng thượng, tôi xin v́ Hoàng thượng mà xây dựng một đạo quân hoàn toàn Việt Nam, xứng đáng với Hoàng thượng, xứng đáng với nước Việt Nam, một đạo quân tối tân, chưa từng có ở Viễn Đông, và Ngài sẽ là Tổng tư lệnh đạo quân đó.

 

Lập tức, tôi tin chắc là ông ta thực hiện đúng lời hửa… thế nhưng cần phải năm năm mới có thể đi tới chỗ đó. Đại tướng liền giăi bày:

- Quân đội Việt Nam cần phải đại diện cho ư chí toàn thể dân chúng muốn thắng Cộng sản. Nó cần phải là đạo quân Quốc gia, nghĩa là các chiến sĩ phải từ các tầng lớp nhân dân mà ra, và họ chiến đấu là v́ bổn phận chứ không phải v́ lương bổng. Quân đội Pháp sẽ huấn luyện và t́nh nguyện đóng vai chỉ huy, trong khi chờ đợi các cấp chỉ huy người Việt khi đến lượt ḿnh đế rồi lại huấn luyện cho những lớp mới. Như vậy, cứ tuần tự như vậy tiến rất nhanh chóng. Tôi đ̣i hỏi mỗi một cấp chỉ huy tiểu đoàn tự lập ra một tiêu đoàn Việt Nam trong một thời gian sáu tháng. Như vậy, người ta lập ra ngành vơ cho giới thiếu niên Việt Nam, như tôi đă làm từ 1944 cho Mặt trận FFI (Mặt trận Pháp quốc Tự do) của đệ nhất quân đoàn Pháp…

 

Sau lần nói chuyện ấy, sự liên lạc giữa chúng tôi theo một chiều hướng mới. Chúng tôi nay trở thành đồng minh. Về phần tôi, tôi cần phải giữ sự trao đổi này. Đại tướng De Lattre sẽ cho tôi một đạo quân, tôi phải cho Đại tướng một chính phủ. Chưa phải là một chính phủ của chiến tranh, như ông từng mong muốn, nhưng tôi cần phải giúp đỡ cho Trần Văn Hữu. Ông này biết rằng không có tôi, th́ ông chẳng làm ǵ được. Thời gian đă đến để ông có thể ra thoát sự bế tắc này. Lập tức, kể từ đó, các khó khăn của ông từng gặp, lần lượt rơi xuống. Ngày 21 tháng 2, chính phủ của ông được thành lập 6 .

 

Đại tướng De Lattre đóng đô ở Đà Lạt, trong dinh Khâm sứ cũ, cùng với toàn thể nhân viên của ông. Hàng ngày chúng tôi vẫn gặp nhau. Sau hôm tấn phong nội các Trần Văn Hữu, tôi mở đại tiệc. Đến lúc uống cà phê, chúng tôi ngồi chung với nhau có Tướng De Lattre, ông Aurillac và Nguyễn Đệ.

 

Cao ủy trở lại vấn đề tham gia chính phủ của Nguyễn Hữu Trí và cách thức mà tôi loại ông ta ra khỏi vị trí Thủ hiến. Tôi dùng dịp này để nói cho ông ta hiểu t́nh h́nh trong xứ. Nó không c̣n giống như thời của nền hành chánh cũ, như hai ông Gautier và Aurillac đă nghĩ. Tôi là Quốc trưởng, chỉ có tôi là giữ quyền hành, và chỉ có một ḿnh tôi thôi… Trong dịp chuyện tṛ, tôi cũng được Đại tướng hứa là sẽ che chở cho đất “Hoàng triều cương thổ” tức đất vùng sơn cước. V́ vậy mới thành lập ra quân đoàn thứ tư lính thổ, mà quyền chỉ huy giao cho Thiếu tá Lecoq.

Tại Pháp đang có sự khủng hoảng nội các. Sự về Paris của Đại tướng, để tường tŕnh về ba tháng đầu tiên cầm quyền Tổng tư lệnh ở Đông Dương, và để xin thêm tiếp viện, người và vũ khí, phải hoăn lại. Ngày 2 tháng 3, chúng tôi trở về Sài G̣n. Nhân dịp này có đặt đại tiệc. Chủ tịch Albert Sarraut, nhớ đến kỷ niệm cũ, thấy cả một thế hệ mới, đă tỏ ra rất có cảm t́nh với tôi. Cao ủy cũng đọc một bài diễn văn, chúng tôi sau đó có sự trao đổi riêng tư.

 

Ngày hôm sau, ở dinh La Grandière (sau này là dinh Độc Lập), trước mặt một số quan khách ngoại quốc, nhất là Đại sứ Heath của Hoa Kỳ, và Đại sứ Gibbs của Anh quốc, đó là sự tấn phong chính thức của chính phủ Hữu. Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Ông Cao ủy tuyên bố trong bài diễn văn của ông như vậy, và ông kết luận, đó là cái mà chúng tôi gọi là “độc lập theo kiểu Pháp...” Đến buổi chiều, bà De Lattre đặt một tiệc trà lộ thiên mà tất cả các nhân vật Sài G̣n đều có mặt.

 

Sau một thời gian cố gắng quá độ ở Đông Dương, Tướng De Lattre rất mệt mỏi và cần phải nghỉ ngơi mấy ngày. Tôi liền lợi dụng cơ hội để rủ con trai của ông ta, Trung úy De Lattre đi săn cọp. Bernard De Lattre là một thanh niên khả ái và dù có ít tuổi, anh ta đă tỏ ra là một sĩ quan ưu tú. Anh ta sẵn sàng giữ chức chỉ huy một đại đội Việt Nam đang thành h́nh. Bởi vậy, sau khi hết phép, anh ta sắp lên đường nhận chức ở miền Bắc, tôi đề nghị anh ta vào vơ pḥng của tôi, mà tôi đang thiết lập. Đại tướng liền trả lời một cách rất cương quyết:

- Khi người ta đă đeo danh họ De Lattre, người ta ở tiền tuyến chỗ đang đánh nhau.

 

Tôi không nài nỉ nữa. Việc thành lập một vơ pḥng là vấn đề quan trọng mà tôi chú ư cực độ. Nhiệm vụ của nó là liên lạc trong suốt thời gian đang thành lập đạo quân Việt Nam. Người đầu tiên giữ chức vụ chánh vơ pḥng là Nguyễn Văn Hinh, một phi công trẻ của Pháp, đă từng dự chiến ở Âu châu trong thời gian từ 1944 đến 1945. Đó là con trai của Nguyễn Văn Tâm. Hinh xuất thân từ quân đội Pháp. Trong thời gian ở Pháp, anh ta lấy một người vợ Pháp. Do t́nh phụ tử với Tâm, anh ta giữ mối liên lạc với nước Việt Nam. Tôi liền bổ anh ta làm Đại tá Chánh vơ pḥng. Với Hinh, tôi t́m thấy một cộng sự viên xuất sắc, tận tâm và trung tín.

Tại Pháp, đă hết khủng hoảng nội các. Bác sĩ Henri Queuille cầm đầu chính phủ mới và ông Letourneau vẫn giữ bộ Quốc gia Hải ngoại.

 

Trước khi về Pháp, tôi mời Tướng De Lattre đến chơi với tôi hai ngày trên du thuyền sông Hương, trong vịnh Nha Trang. Tôi giải nghĩa cho ông ta rất lâu về địa vị của mỗi người mà chúng tôi phải giữ, tôi nhấn mạnh đến chỗ quân đội quốc gia Việt Nam không phải mở cuộc chiến tranh với nước Tàu, mà chỉ để chống Cộng sản… Tôi kết luận:

- Thưa Đại tướng, thật khác lạ với điều mà Đại tướng nghĩ khi mới bắt đầu cầm quyền tư lệnh ở đây. Người bênh vực độc nhất cho nước Pháp, chính là tôi vậy.

 

Tối ngày 14 tháng 3, ông ta bay đi Pháp.

 

Ngày 27 th́ ông ta trở lại. Một sự đe dọa mới của Việt Minh đang thành h́nh ở vùng châu thổ sông Hồng. Các sư đoàn thiện chiến của tướng Giáp là 308, 312, 316 đă được báo xuất hiện ở mạn Đông Triều. Nhưng cuộc tấn công hỏng ở Mạo Khê, hai Đại úy Toàn và Thọ nổi bật trong một trận đương đầu oanh liệt.

 

Cuộc thăm thú ở Pháp của Cao ủy bị thất bại. Ông ta chỉ được một số viện trợ cỏn con. V́ vậy, ông ta muốn gây một tiếng vang tâm lư, và khai thác trên địa hạt chính trị một điểm thất bại của Việt Minh. Ông ta báo tin tôi biết, mà Tướng Salan phó tư lệnh của ông ta tự tay đem đến Đà Lạt trao cho tôi. Tôi yêu cầu vị này chuyển sự đồng ư hoàn toàn của tôi cho Tướng De Lattre được toàn quyền hành động.

 

Tất cả chính phủ Việt Nam do Trần Văn Hữu dẫn đầu, đều đến Vĩnh Yên, coi như nơi điển h́nh của sự thất trận của Hồ Chí Minh. Tại đó, trước mặt các viên chức văn cũng như vơ, De Lattre nói với các vị bộ trưởng vào chiều ngày 19 tháng 4:

- Thật là một sự vui mừng lớn cho tôi, được đưa các quí vị tới đây, như tôi đă từng đưa quí vị trước kia, ra mặt trận, mà lực lượng quân đội Việt Pháp đă thắng trận, để tôi có thể kể lại trên đất này, một chiến công của trận đánh, để được tŕnh diện trước quí vị những binh sĩ đă từng thắng trận, và để cho quí vị trông thấy công tác đang thực hiện để bảo vệ đồng bằng. Trên phần đất Việt Nam này, giữa binh sĩ của Liên hiệp Pháp, thưa ông Thủ tướng, thưa các ông Bộ trưởng, quí vị đă hai lần đang ở trên đất nước ḿnh…

 

Chiến thắng đạt được ấy, là nguồn hy vọng lớn lao của nước Việt Nam. Nó chứng tỏ giá trị và sự hữu hiệu của binh sĩ của xứ sở của quí vị. Trường hợp đau thương của cuộc chiến tranh này, đă làm nổi lên những đức tính cao quí và giá trị của dân tộc quí vị đang tô điểm trang sử vẻ vang của dân tộc, và giúp đỡ họ trong cuộc chiến đấu họ phải đương đầu trong hàng thế kỷ để giữ lấy sự tự do của nước ḿnh. Tất cả các binh sĩ Việt Nam từng nổi bật ở Vĩnh Yên, ở Mạo Khê, ở Bến Tắm, chứng tỏ lời tôi nói, đặt niềm tin vào nước Việt Nam ngày mai, bởi v́ thanh niên Việt Nam phục vụ ngày hôm nay dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp, cũng vẫn là giới trẻ Việt Nam sẽ phục vụ trong quân đội Việt Nam. Nó chứng tỏ trước mắt thế giới, là sự cuồng tín Cộng sản chẳng phải nắm giữ độc quyền về can đảm, và nắm được ch́a khóa của mọi thành công… Sự vui mừng của tất cả chúng ta, là được trông thấy những người lính Việt Nam ấy, mỗi ngày mỗi nhiều, từ các tỉnh, các làng, đổ xô vào quân đội Việt Nam, đang h́nh thành và đặt then chốt vào cán cân chiến đấu cho tổ quốc ḿnh thêm nặng và giá trị. Quân đội của Liên hiệp Pháp của chúng ta, thưa ông Thủ tướng, đă đủ sức đảm trách nhiệm vụ thiêng liêng của sứ mạng, nước Việt Nam là cột trụ chiến lược ở Đông Nam Á châu…

 

Tôi đến đây là để hoàn tất nền độc lập của quí vị, chứ không phải để hạn chế nền độc lập ấy. Quân đội Pháp chỉ tới đây để bảo vệ nó…

 

Thế rồi, sau khi nhắc lại trong trường hợp nào, nền độc lập này được thực hiện, Đại tướng De Lattre đă nhắc đến một đoạn tuyên ngôn của tôi đọc trong dịp Tết về chương tŕnh mà tôi muốn thực hiện, ông tiếp:

- Những sự hoan nghênh nồng nhiệt mà thưa ông Thủ tướng, ông Thủ tướng đă nhận được của dân chúng, đến chào mừng ông, chứng minh một cách hùng hồn rằng dân chúng ủng hộ và đặt niềm tin vào Ngài cũng như mọi sự hoạt động của Ngài. Không có lư ǵ mà tiếng vang của sự hoan nghênh ấy, lại không vượt quá làn ranh này sang phía bên kia. Qua làn ranh giới này, chỉ vài cây số khỏi đây thôi, nhiều người đă đau khổ. Phần đông, họ bị giữ trái với ư muốn của ḿnh, trong gọng ḱm của khủng bố. Có một số đă tin vào lời tuyên truyền bịp bợm, và đă chọn một con đường xấu để thực hiện những nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam.

 

Những nguyện vọng ấy, chính phủ của Ngài, dưới sự lănh đạo sáng suốt của Đức Hoàng đế Bảo Đại, đă đạt được bằng một con đường khác. Nước Việt Nam đă tự do, nước Việt Nam đă độc lập. Nước Việt Nam độc lập, nước Việt Nam là chúa tể của ḿnh. Nước Việt Nam đứng vào khối các quốc gia dân chủ thân hữu, để được giúp đỡ trong tương lai, một khi ḥa b́nh lập lại, là một nước sung sướng và thịnh vượng. Thật không có lư ǵ mà người Việt Nam lại không ư thức như vậy, và đứng vào hàng ngũ kháng chiến chính đáng, hàng ngũ của tự do chống lại độc tài và đàn áp, dưới sự lănh đạo của Đức Hoàng đế Bảo Đại và của chính phủ của Ngài.

 

Được khuyến khích, Trần Văn Hữu hăng hái lao ḿnh. Trong phần đáp từ, ông xác nhận:

- Trong khung cảnh của tấn bi kịch này, tất cả mọi việc, hàng ngày đều làm cho mọi người nghẹt thở. Tôi xin nhắc lại công khai và long trọng rằng chính phủ của tôi, và toàn thể dân chúng Việt Nam đặt niềm tin vào Đại tướng trong công cuộc chống kẻ thù chung này. Tôi nói thật sự rằng đây là kẻ thù, bởi cái họa đang buộc chúng tôi phải đương đầu này, không cho phép chúng ta được tŕ hoăn đối với những xảo quyệt mà chúng ta phải trả giá đắt bằng máu xương của thanh niên Việt Nam, và cả xương máu của thanh niên Pháp nữa. Liệu họ có thể nói rằng, họ là ái quốc được nữa không, khi mà họ đă tự đặt dưới sự điều khiển của ngoại bang, để tuyên truyền cho một lư tưởng mà hễ mở mồm ra là chối bỏ tổ quốc và dân tộc. Như vậy, thật không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, Việt Minh là kẻ thù của dân tộc, Việt Minh không thực hiện nguyện vọng của dân chúng, mà nó muốn đặt dưới sự độc tài đô hộ của ngoại bang…

 

Tiếng vang về ngày hôm ấy thật to lớn, chẳng những ở Việt Nam mà c̣n ở khắp Ẩ châu, và cả ở Hoa Kỳ nữa. Tất nhiên, tại Pháp tiếng vang ấy rơ ràng hơn cả.

 

Vị Tổng tư lệnh quân đội của tôi

 

Luôn luôn tôi phải đương đầu với hai nỗi lo âu này là: sự đe dọa của quân Tàu ở biên giới và sự đe dọa của Cộng sản ở trong nước. Thế mà tôi không thể quên rằng giải pháp Pháp - không phải giải pháp Bảo Đại như người ta thường nói rất nhiều - vốn hạn chế tôi trước kia. Người ta đă làm tôi mất rất nhiều thời gian quí báu, để tổ chức quân đội của tôi. V́ vậy, không phải là không tốt lành ǵ mà lao đầu hết ḿnh vào công tác, v́ tôi cần phải chống đỡ vị trí của tôi cho tương lai. Tôi chỉ c̣n một giải pháp duy nhất: lợi dụng thời cơ này đến mức tối đa, cho thật nhanh chóng, Đại tướng De Lattre đă giúp tôi một thời hạn mà tôi cần phải sử dựng trên địa hạt chính trị.

 

Ngày 7 tháng 5 năm 1951, Đại tướng đă ngồi với tôi trong suốt một ngày. Chúng tôi đặt nền móng cho sự pḥng thủ vùng sơn cước, đối với các sắc dân thiểu số. Tôi cho rằng đây là điểm rất quan trọng. Hai hôm sau, Cao ủy sang Singapour để dự một hội nghị quân sự tay ba với người Mỹ và người Anh, cho tới ngày 20, để bàn về các vấn đề Đông Nam Á. Khi ông trở về, ông có cảm tưởng là chưa để lỡ mất thời gian. Trong cuộc thảo luận này, ông đă có thể chứng minh sự cần thiết về đoàn kết giữa ba nước, nước Pháp, nước Mỹ và nước Anh, đối với những sự len lỏi của Nga Sô và của Trung Cộng, giúp cho các phong trào Cộng sản địa phương hành động.

 

Ngay sau khi ông trở về, ông phải đương đầu với một trận tấn công mới của Việt Minh, bắt đầu nổ ra vào cuối tháng trong suốt vùng sông Đáy. Hai sư đoàn 304 và 308, mà tướng Giáp đưa vào trận chiến, sau một cuộc đụng độ nẩy lửa, bị bắt buộc phải tan vỡ và bỏ chạy. Trong trận này, Trung úy Bernard De Lattre bị tử trận ngày 30 tháng 5 trên đỉnh núi ở Ninh B́nh.

 

Tôi vội gửi điện phân ưu cùng với Đại tướng De Lattre. Tôi biết ông đang bị xúc động mạnh, v́ Bernard De Lattre là con trai độc nhất của ông. Cũng do sự yêu cầu của con ông một phần, mà ông ta đă nhận lời sang nhận chức ở Đông Dương và bây giờ ông có cảm tưởng, đă không bảo vệ được chính con ông. Tôi liền truy cấp Long Bội tinh cho Trung úy Bernard De Lattre với lời tuyên dương như sau:

“Sĩ quan ưu tú, chết ở sa trường ngày 30 tháng 5 năm 1951, trong trận đánh ở Ninh B́nh, để bảo vệ Liên hiệp Pháp, đă làm rạng danh những truyền thống tốt đẹp của nước ḿnh, quân đội ḿnh và gia đ́nh ḿnh. Do sự hy sinh anh dũng, đă mang một minh chứng cao quí và chặt chẽ về mối liên kết b́nh đẳng giữa hai nước Pháp và Việt. Đă lưu lại một tấm gương sáng láng cho giới thanh niên can đảm của hai quốc gia, và cho các người kiêu hănh, không c̣n ngờ vực ǵ về sự bảo vệ tự do và tổ quốc chính là một hy sinh tối thượng của con Ngài”.

 

Đại tướng gửi cho tôi vài câu trả lời để cám ơn, trong đó có toát ra mối lo âu của ông, là đẩy tất cả tầng lớp nhân dân trên toàn quốc vào cuộc chiến, điều mà tôi vẫn mong muốn:

“Vâng, Bernard có thể là đại diện ưu việt của giới thanh niên Pháp. Nó là sĩ quan thứ 59 tốt nghiệp khoa học ở Saumur, chết ở chiến trường Việt Nam, và là người con thứ 18 của các tướng lănh Pháp. Nhưng nó không thể nào đại diện cho giới thanh niên ưu tú Việt Nam được. Bọn này ra ngoại quốc, nhưng không phải là để ra trận. Nếu các sinh viên của quí quốc có ra trận th́ đó là trong hàng ngũ của Việt Minh. Họ là con cái của dân chúng, các tiểu điền chủ mới ra trận, và đánh rất hay. Con của chúng tôi không thể nào đại diện cho giới thanh niên ưu việt Việt Nam được”.

 

Một hôm đau đớn đến tột cùng, ông bảo tôi:

- Thưa Hoàng thượng, con trai Bernard của tôi không phải chết cho nước Pháp. Thế mà trên mộ bia của nó, lại đề là như vậy. Như thế là không đúng. Nó chết ở Ninh B́nh, Bernard đă chết cho nước Việt Nam.

 

Kể từ ngày chết của Bernard, tôi nhận thấy ở Đại tướng có một biệt nhăn đối với tôi. Bởi con ông chết cho nước tôi, tôi thấy ông càng quan tâm đến nhiệm vụ đă dành cho ông. Đối với cá nhân tôi, sự gắn bó ấy như nhiễm t́nh phụ tử. Bất cứ trường hợp nào, ông cũng đứng về phía tôi, và t́m cách dung ḥa mọi dị biệt. Ông đă nh́n tôi như nh́n vua Albert đệ nhất của nước Bỉ, lúc nào cũng cầm quân ra trận. Tôi cũng là một v́ vương rong ruổi sa trường, và như các Hoàng đế của Việt Nam cổ xưa, tôi sẽ thân chinh, cầm đầu quân đội. Ông chỉ muốn là v́ nguyên súy, được ủy nhiệm mà thôi…

 

T́nh cảm ấy đă do ông bộc lộ ra, qua bài diễn văn dài, đọc ngày 11 tháng 7 năm 1951, trong dịp phát thưởng ở trường Trung học Chasseloup Laubat tại Sài G̣n. Qua các sinh viên đang đứng trước mặt ông, lời nói của ông như để gởi cho tất cả các giới thanh niên toàn quốc.

 

“Đă có nhiều lúc nghiêm trọng của lịch sử các dân tộc, mà giới thanh niên vốn là tương lai của đất nước vẫn phải nắm lấy hiện tại ngay tự bây giờ. Khi một quốc gia đang ngồi dưới bóng tử thần, th́ giới thanh niên như bông hoa hàm tiếu vẫn nở đúng lúc giao thừa trong ngày tết, cũng phải biết nở ra đúng dịp để mang lại kết quả tốt đẹp trước khi lại thầy ánh b́nh minh ló dạng”.

 

“Phải chăng đó chính là trường hợp ở đây? Từ mảnh đất cổ xưa của Việt Nam, từng chịu mang bao cuộc xâm lăng, tôi như nghe thấy từ chốn mịt mù đen tối của dă man tàn bạo, lời kêu gọi dành cho giới thanh niên đầy nhiệt huyết… Và tôi đây đă từng biết và từng yêu giới thanh niên ở khắp mọi nơi, tôi nói rằng thanh niên ở đất nước này có thừa khả năng đề tin cậy, và đáp ứng nổi những nhu cầu của lịch sử, Thanh niên mẫn cán và hăng say, khôn khéo và kiêu hănh, đầy tham vọng và đầy nhiệt huyết, vốn đă từng được chứng minh qua từng thể kỷ, thanh hiên rất nhạy cảm, sẵn sàng nghe tiếng gọi của đại nghĩa; thật sự, thế hệ thanh niên đang trưởng thành này ở Việt Nam, đă có tất cả những đức tính đặc biệt mà hiện tại vô cùng khẩn trương đang đ̣i hỏi sự có mặt tức khắc…

 

“… Đó là chiến tranh, hăy tỏ ra xứng đáng là con người. Nghĩa là nếu anh là Cộng sản, hăy bỏ ra theo với Việt Minh. Nơi đó, có rất nhiều kẻ chiến đấu gan dạ cho một ư đồ xấu, nhưng nếu các anh là những người yêu nước, các anh hăy chiến đấu cho Tổ quốc và dân tộc, v́ cuộc chiến này là của các anh. Nước Pháp chỉ đến đây để giúp các anh, với điều kiện là các anh phải đi với họ”.

 

Tiếng nói của Đại tướng c̣n vang bên tai tôi, với một giọng chứng tỏ đă có sự liên hệ thật chặt trong sự đau thương của tâm hồn ông, với linh hồn của dân tộc tôi.

 

“Các anh là thanh niên trí thức của Việt Nam. Các anh phải đ̣i cho được đặc ân ưu tiên ra trận. Thiện chí vô biên của dân tộc Việt Nam đang chờ đợi nơi anh. Nó đ̣i hỏi sự nhập ngũ và chí hướng của các anh. Các anh không có quyền làm cho nó thất vọng. Hăy nhớ câu này của Khổng Tử: “Trái ḷng dân là trái ḷng trời”.

 

“Các anh có thể là hạt muối trên cơi đất này. Khốn nạn thay cho hạt muối ấy, nếu nó nhạt phèo: Khi mà một quốc gia bị phản bội bởi giới trí thức, nó sẽ chết hoặc phải thay bằng lớp trí thức mới khác. Tôi nói với giới thanh niên đang trưởng thành ở Việt Nam: Hăy thuộc nằm ḷng câu nói bất hủ đă trở thành châm ngôn của một tay lăng tử từng kêu lên trước Quốc hội Ba Lan: ‘‘Tôi muốn sống trong nền tự do đầy nguy hiểm, c̣n hơn sống trong thanh b́nh của nô lệ”. Vào giờ phút long trọng của số phận Á châu này, hành động mà lịch sử chờ đợi ở các anh đă vượt quá tầm vóc quốc gia của nước anh. Nó phải đáp ứng được nguồn hy vọng âm thầm của hàng triệu con người, sẵn sàng phải chịu ách Cộng sản như một định mệnh phũ phàng. Tự tay anh, mà mai đây, có những con người thoát được nạn khủng bố của “Đế quốc Bắc phương”, có thể reo lên ở biên giới Việt Nam, như năm 1789, những người khách phương xa đến biên giới Pháp đă từng reo: Đây bắt đầu đất của tự do.

 

“Tất cả các anh đây, tất cả, các anh được tự do lựa chọn đường lối của ḿnh, hoặc theo con đường hướng thượng, là con đường của danh dự, của bổn phận và của nỗ lực, hoặc theo đường đi xuống, là con đường của bất động của chạy trốn và từ nhiệm… Nhưng đối với các anh, thanh niên trí thức Việt Nam, mà tôi ưu ái như đối với thanh niên nơi quê cha đất mẹ, thời gian đă điểm để các anh bảo vệ lấy xứ sở của ḿnh… Để đi tới ánh sáng của độc lập, c̣n phải mất nhiều mồ hôi và xương máu, mới có thể gặt hái được những bông hoa quí ấy.

 

“Vậy th́ chỉ có trung thành với lư tưởng do Đức Hoàng đế Bảo Đại tượng trưng mới t́m ra chân lư ấy… Tôi tin rằng nước Việt Nam sẽ được cứu thoát do chính bởi các anh”.

 

Lời nói sau cùng này, ông muốn được tôi cụ thể hóa, nên mời tôi ra duyệt binh tại Hà Nội ngày 14 tháng 7. Trong dịp này, có hàng tiểu đoàn binh sĩ của quân lực Quốc gia mới thành lập, nên mang tính chất một ngày hội của quân đội.

 

Tôi nhận lời ra Hà Nội, và ở biệt điện đường Puginier tức Phủ Toàn quyền cũ, mà nước Pháp đă long trọng trả lại cho Việt Nam.

 

Bên hồ Hoàn Kiếm đă dựng sẵn một chiếc rạp. Tôi ngồi trên bục ở giữa rạp, bên phải có Đại tướng De Lattre, trước quốc kỳ, có hàng quân danh dự dàn chào.

 

Các thân cận của Đại tướng muốn trong dịp này, tôi vận binh phục để chứng tỏ tôi đang thực sự cầm đầu quân đội. Tôi từ chối dứt khoát, cho rằng vị Quốc trưởng không thể đóng tṛ như thế được, nó sẽ làm tôi trở thành một thượng khách của Đại tướng. Thử hỏi Clemenceau, khi đến ủy lạo binh sĩ chiến đấu trong các hầm vào Đệ Nhất Thế Chiến, ông có vận binh phục không? Ngược lại, để minh chứng vị trí dành cho mỗi người, ngay đầu buổi lễ, trước quốc kỳ và quân đội nhân danh Quốc trưởng tôi tặng thưởng Đệ nhất Long Bội tinh cho vị Tổng tư lệnh quân đội. Rồi lên xe Jeep cùng với Đại tướng, và Đại tá Hinh, chúng tôi đi duyệt các hàng quân. Tại đây, có đủ các binh chủng của quân đội trẻ của tôi, đă từng hiển danh trong các chiến trường Vĩnh Yên, Mạo Khê và Sông Đáy. Sau đó là cuộc diễu binh, được dân chứng đứng đông đặc hai bên đường hoan hô cổ vỗ.

 

Tôi ngợi khen Đại tướng, và cảm ơn nồng hậu, về thành quả của ông đă dành cho quân đội và cho đất nước tôi.

 

Ông Cao ủy nói cho tôi biết sự ngạc nhiên của ông, được trông thấy sự mau lẹ mà các tân binh đă thu lượm được về các căn bản quân sự, cũng như về sự can đảm của họ khi ra trận. Mặt khác, họ cũng thích ứng rất dễ dàng với mọi mặt của chiến tranh. Mới gần đây thôi, người Việt Nam chưa được ai biết đến là một chiến sĩ thiện nghệ. V́ vậy, trong thế chiến thứ nhất 1914-1918 và thế chiến thứ hai 1939-1945 khi sang Pháp họ chỉ được xung vào các đoàn lính thợ. Người Việt Nam nhỏ con, bỗng là thứ bé hạt tiêu, có thể liệt vào huyền thoại, mà không ai dầm khinh nhờn.

 

Đại tướng De Lattre biết rơ như vậy, và nhiều khi chính ông đă đ̣i phải trao trách nhiệm cho các sĩ quan Việt Nam. V́ vậy, khi bắt đầu đặt ra các cấp tiểu đoàn, tôi để mặc ông toàn quyền bổ nhiệm các tiểu đoàn trưởng trong giới sĩ quan mới ra trường. Ông chọn hai người là Dinh và Đồng, để trao cho hai tiểu đoàn số 1 và số 2 BVN (tức tiểu đoàn Việt Nam), trong hàng ngũ đó có Bernard De Lattre đă bị tử trận. Tôi thấy cả hai người đều c̣n quá trẻ, và thiếu kinh nghiệm cho một trọng trách như vậy. Nhưng Đại tướng bảo nên để họ tự tin, và đă có lư. Về sau, cả hai sĩ quan này đều tử trận cả. Trong tinh thần ấy, cũng như trong sự phấn khởi ấy, Tướng De Lattre lại xúc tiến lập sư đoàn thứ 4 lính thổ, để giữ an ninh cho vùng Cao nguyên.

 

Quân đội Việt Nam tiến vững. Tôi liền cho nổ thêm một sự hăng say nữa. Ngày 16 tháng 7, tôi ra lệnh động viên ở Việt Nam. Tất nhiên là tôi không chú ư đến sự khó khăn mà quyết định này đưa lại. Có thể là do sự thiếu sót về tổ chức hành chánh chưa được hoàn mỹ. Nhưng tôi chú trọng nhất về điểm tâm lư mà vụ này có thể đưa tới. V́ ngoài việc buộc các thanh niên đến tuổi cầm súng để bảo vệ xứ sở, tôi muốn giúp đỡ họ khỏi thắc mắc về vấn đề chọn nghề hạy tự nguyện đầu quân.

 

Quyết định ấy đối với tôi, có tầm quan trọng lớn lao ở trong nước cũng như ở ngoài nước.

 

Ít ngày sau, Cao ủy bay về Pháp. Tôi hiểu rơ, ông đă quá mệt mỏi do những nỗ lực tung ra kể từ ngày đến đây. Tôi chỉ gặp lại ông ba tháng sau đó.

 

Trước hôm ông ra đi, tôi đă đưa cho ông một bức thư qua ông Hữu, để ông có thể tŕnh trước chính phủ Pháp.

 

“Những cuộc đàm phán về ḥa b́nh ở Triều Tiên, không phải là không làm cho dân chúng Việt Nam xúc động, bởi v́ nó có thể đưa đến sự tiến công miền Bắc Việt Nam.

 

“Hội đồng chính phủ, trong cuộc thảo luận dài ngày mùng 6 tháng 7, đă ước lượng rằng, ḥa b́nh xúc tiến được ở Triều Tiên, không phải là chấm dứt đươc chiến tranh ở toàn châu Á, nếu nó không được sự bảo đảm về phía Cộng sản đối với Việt Nam. Chỉ nước Pháp là có thẩm quyền, khi nhân danh Liên hiệp Pháp trong các hội nghị ngoại giao quốc tế, chính phủ Việt Nam rất tri ân ông Cao ủy, để xin Cao ủy can thiệp cạnh chính phủ Pháp, đạt được lời cam kết trong cuộc đàm phán về ḥa b́nh ở Triều Tiên, liên hệ đến an ninh và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam...”

 

Tiếc thay, khi Cao ủy về tới Pháp th́ lại gặp kỳ khủng hoảng nội các. Chính phủ Queuille đổ ngày 10 tháng 7 và măi đến ngày 10 tháng 8, ông Pleven mới gỡ được các khủng hoảng này. Ông Letourneau vẫn giữ bộ Quốc gia Liên kết.

 

Đúng trước hôm Cao ủy trở về Pháp, th́ chúng tôi được tiếp ở Sài G̣n, vị Thống đốc tiểu bang New York, ông Thomas Dewey. Như phần đông các đồng hương của ông, ông cũng không biết tí ǵ về t́nh h́nh Việt Nam. Vậy mà khi qua Hong Kong mấy hôm trước ông vẫn cứ tuyên bố những điều bất lợi cho chúng tôi. Đến Sài G̣n, tôi tiếp đón ông cùng với Tướng De Lattre. Ông rất lấy làm ngạc nhiên về t́nh thân thiết giữa Đại tướng với tôi. Trước khi ông đi, ông đă đọc một bài diễn văn đáng chú ư sau đây:

 

“Tôi đă thấy một quốc gia đang sửa soạn chiến tranh, trong những trường hợp thật can đảm. Nước đó đang được vị đại diện nước Pháp thúc đẩy và nâng đỡ, vị này chẳng những là bạn thiết của họ, mà họ lại c̣n được coi như ân nhân, mà gần đây, cái tang mà ông ta chịu được coi như tang chung của dân tộc. Tôi phải nói rằng, qua kinh nghiệm suốt một đời chính trị của tôi, tôi chưa từng thấy một trường hợp nào tương tự. Thật là cảm động, đến độ mà chúng ta, người Mỹ chúng ta không tài nào nghĩ tới…”

 

Rồi trở lại điểm mà Đại tướng De Lattre nói ở hội nghị Singapour, muốn đặt miền Bắc Việt Nam như tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á, ông kết luận:

 

“Vấn đề không phải là chia xẻ các ảnh hưởng giữa các nước lớn, hay sự tranh giành kinh tế đối lập, mà là trọng trách phải được trao phó. Tôi đă thấy cái nguyên lư nhiệm màu rồi. Tôi đă trông thấy điếu kỳ diệu rồi, và tôi sẽ nói ở Mỹ”.

 

Vậy th́ đó là luận cứ mà Đại tướng De Lattre có thể sử dụng, và tôi hoàn toàn đồng ư. Ở Việt Nam chúng tôi đang dẹp nội loạn, nhưng chúng tôi cũng bảo vệ chiến tuyến của tự do, trên một b́nh diện ngang hàng và liên kết. Tại Triều Tiên, người ta đang bảo vệ chiến tuyến của tự do. Vậy th́ đó là cùng một trận chiến. Chỉ có một cuộc chiến ở châu Á, và thật vô lư, nếu đàm phán về ḥa b́nh ở Triều Tiên với Trung Hoa, lại không nói với họ về tất cả các nước khác ở Đông Nam Á, nhất là cuộc viện trợ của Tàu cho Việt Minh để đánh chúng tôi.

 

Ông Cao ủy đă ngỏ ư cho tôi biết là ư định của ông là muốn sang Mỹ, lập luận này rất có ích cho ông cũng như cho Trần Văn Hữu, khi đi dự Hội nghị ở San Francisco từ mùng 3 đến mùng 8 tháng 9, để kư hiệp ước ḥa b́nh với Nhật. Đây cũng là lần đầu tiên mà Việt Nam can thiệp trên b́nh diện quổc tế. Sự tham dự của nước tôi trong Hội nghị này là điều thắng lợi to lớn cho dân tộc, v́ nó củng cố nền độc lập của nước tôi.

 

Biết rơ người Mỹ rất tôn thờ tự do dân chủ, tôi lưu ư ông Cao ủy cũng như Thủ tướng Hữu về những câu hỏi, mà họ có thể nêu lên với các ông về cuộc bầu cử tương lai. Không phải là tôi chống lại các cuộc bầu cử này, nhưng tôi không mấy chú trọng đến điều đó trong hiện trạng. Có thể, họ sẽ nêu lên đối với Việt Nam, nếu quyết định sẽ là trưng cầu dân ư ở Triều Tiên, để xem dân chúng Triều Tiên thích chế độ nào. C̣n vấn đề bầu cử ở đây, th́ quả là khôi hài. Người ta đă thấy trong dịp bầu cử ở Lào, có đến 92% dân chúng không đi bầu. Ở Cam Bốt th́ đến 70% không đi. C̣n đối với truyền thống của nước tôi, cũng như hoàn cảnh hiện tại, cuộc bầu cử chỉ là một con mồi. Nó chỉ dùng để phục vụ bọn Cộng sản. Nếu thật sự người ta muốn phục vụ nền tự đo dân chủ, th́ người ta cần phải mang đến cho chính phủ những nỗ lực để thực hiện, như trong bản thông điệp mà tôi từng đọc trong dịp Tết. Tất cả những cải cách ấy, đă được Hồ Chí Minh tung ra, như chia lại ruộng đất, chính trị về gạo, y tế, xă hội, thuốc men… Hiện nay, các cải cách ấy đang được thực hiện. Việt Minh chỉ c̣n có nước câm lặng mà thôi.

 

Ở Pháp, các ông chính khách, vắt tay lên trán suy nghĩ có nên bàn lại, nếu ngày mai Hồ Chí Minh đề nghị với chúng tôi một giải pháp ḥa b́nh. Tôi không phải là người bạo động, nhưng quả thật khó mà chấp nhận được. Bởi v́ Hồ Chí Minh không những chỉ là kẻ phiến loạn đối với Tổ quốc Việt Nam, mà c̣n là tay Cộng sản có đường hướng vượt quá biên thùy của nước tôi. Tại Âu châu, người ta có lẽ có cảm tưởng rằng đặt chiến tranh ra ngoài ṿng pháp luật. Tuy nhiên, các lănh tụ Tây phương không thể ngờ được rằng, chiến lược toàn cầu của Cộng sản, chính là một hệ thống quân b́nh. Ḥa b́nh ở Âu châu th́ chiến tranh ở Á châu. Nếu mai đây mà chiến tranh ngưng ở Á châu, hăy tin rằng không thể có an ninh ở Âu châu…

 

Đại tướng De Lattre đă có định kiến riêng về vấn đề này. Ông không nói thẳng với tôi, nhưng thái độ của ông đă bộc lộ. Ông thường nhắc lại ở khắp mọi nơi: Nước Pháp không có tí quyền lợi ǵ ở đây cả… Điều mà ông muốn t́m kiếm, chính là một lối thoát, lối thoát trong danh dự, có hàm ư rằng ông muốn nói đến cái ngơ hẹp, mà ông không tin chắc là sẽ t́m thấy. Ông chẳng từng nói với vài tay thân tín: “Theo tôi, nước Nga, nước Tàu, rồi mai đây là Ấn Độ, mai đây nữa khi tất cả chúng tôi đă ra đi, toàn thể Đông Nam Á, tất cả sẽ vĩnh viễn bị nhuộm đỏ”.

Như vậy, phải chăng tôi đă có lư, khi người ta nói đến giải pháp Bảo Đại đă chữa lại là giải pháp của nước Pháp. Nhưng thế th́ Việt Nam sẽ ra sao? Một sự thay thế Pháp bằng Hoa Kỳ? Nó cũng sẽ chỉ ngắn hạn mà thôi. Những ai đă kết tôi là bất động, phải hiểu thái độ dè dặt của tôi. Đối với dân tộc tôi, tôi có bổn phận phải biết nh́n xa hơn. Tôi tin chắc tự thâm tâm rằng ngày nay Tướng De Lattre đă hiểu đang phải đương đầu với những ǵ. Riêng tính chất mă thượng, theo truyền thống Pháp của ông, đă thận trọng không dám hở ra với tôi, và buộc ông phải giữ một thái độ vô cùng hăng say để thúc đẩy tôi, mà ông càng ưu ái với tôi.

 

Khi tôi chắp vá lại những tin tức phản ảnh thời đại ấy, tôi rất đau buồn về những sự nhận định thiếu tính chất vô tư của những tác giả nông nổi ấy. Chẳng một ai trông thấy cái hiện tượng kỳ lạ đă đưa Tướng De Lattre vào nền độc lập của Việt Nam. Mang một vết thương đau đớn do cái chết của đứa con trai độc nhất, thêm vào nỗi vất vả nhọc nhằn vô bờ, cộng thêm bệnh hoạn, sự trăi đó của hiện tượng này đă đ̣i hỏi ở Đại tướng một tâm hồn can đảm siêu phàm.

 

Hiện nay, Cao ủy đảm trách vai tṛ đi cầu viện tại Hoa Thịnh Đốn. Một nhiệm vụ không mấy được ông ưa chuộng, nhưng ông vẫn hoàn tất theo sự hăng say thường lệ. Ông phải theo đuổi tận Luân Đôn để tŕnh bày nhăn quan sáng suốt của ḿnh: “Bắc Việt Nam là ch́a khóa giữ toàn thể hệ thống pḥng thủ Đông Nam Á. Để mất Bắc Việt Nam là mở cửa cho Cộng sản tiến đến cửa ngơ Đại Tây Đương”. Chặng cuối cùng của ông là La Mă, mà người ta cho rằng ông đến để xin Đức Giáo hoàng ban phép Thánh cho đoàn quân thánh chiến của ông.

 

Trong khi ông c̣n lênh đênh trên tầu L’Ile de France đưa tới Nữu Ước, tôi gửi cho ông một bức điện, tỏ ḷng tín nhiệm và sự hỗ trợ của tôi.

 

“Thưa Ngài Cao ủy, tôi mong rằng trước khi Ngài đến Hoa Kỳ, Ngài sẽ nhận được bức điện tín này tỏ ḷng tín nhiệm và ngùôn hy vọng của toàn thể dân chúng Việt Nam.

 

Chính là v́ họ mà Ngài đảm trách sứ mạng này, để bảo đảm cho nền độc lập mà nước Pháp đă trao trả cho chúng tôi.

 

“Khi làm luật sư đấu tranh cho sự bảo vệ Việt Nam trước một nước lớn, là nước bạn Hoa Kỳ vĩ đợi, Ngài đă tiếp tục thể hiện nền độc lập ấy, được cụ thể hóa ở Vinh Yên, do một đại quân nhân của nước Đại Pháp, mà các chiến thắng lẫy lừng ở khắp chiến trường Bắc Việt, đă cứu thoát nước Việt Nam qua cơn hiểm nghèo, bằng một giá vô cùng đau đớn. Tôi xin tỏ ḷng tri ân của cả một dân tộc và sự quyết tâm của họ cho những trận chiến trong tương lai. Những biện pháp động viên mà tôi ra quyết định, do đề nghị của Thủ tướng Trần Văn Hữu và của Hội đồng Bộ trưởng, đă được toàn thể dân chúng hoan nghênh. Họ rất hănh diện được đặt dưới quyền chỉ huy của một tướng lănh như Ngài. Tất cả các thanh niên Việt Nam đều sẵn sàng nghe theo lời kêu gọi của tôi để xả thân cứu quốc. Vậy th́ với tất cả sự cuồng nhiệt mà quân đội Việt Nam sẽ chiến đấu sát cánh với quân đội Liên hiệp Pháp, để sẵn sàng thay thế lần lượt, theo như phương tiện mà họ được trao cho.

 

“Thưa Ngài Cao ủy,

 

Với tất cả sự cầu chúc Ngài thành công trong sứ mạng, tôi xin nhắc lại. Thưa Ngài Cao ủy, ḷng ưu ái, sự tín nhiệm hoàn toàn và t́nh bạn thắm thiết của tôi đến với Ngài”.

 

Ông đă trả lời tôi như sau:

 

Thưa Hoàng thượng,

“… Bằng chứng của sự tin tưởng của Hoàng thượng, đối với tôi thật quí báu trước khi tôi đến Washington, để nói chuyện. Tôi xin chân thành đa tạ Hoàng thượng, đă tỏ ra tín nhiệm và ưu ái đối với tôi. Đối với một người trong sự cô đơn, chỉ t́m thấy lại được t́nh thân, là do những cảm t́nh chân thực, sự tín nhiệm và ḷng ưu ái ấy thật vô giá”.

 

Một mặt khác của công tác của chúng tôi. Đại tướng phải làm việc chống lại thời gian, c̣n tôi th́ phải đi đôi với thời gian. Đối với ông, c̣n biết bao nhiêu sự việc phải hoàn tất mà thời gian quá ít ỏi. Đối với tôi, th́ chỉ có một công tác có thể làm được trong hoàn cảnh này, là đặt nền móng cho một nền hành chánh và một quân đội vững chắc, do thế tôi phải tính từng thời hạn của từng sự việc và giá trị con người. Chúng tôi không thể nào ḥa nhịp đúng bước của nhau. Sau khi đă cố gắng đi hia bảy dặm để đối phó với những sự việc mà ông cho là tŕ trệ, sau rốt Tướng De Lattre cũng quen với sự lủng củng đó.

 

V́ thế, hiện nay chúng tôi đang chú ư vào miền Bắc Việt Nam. Miền Nam Việt Nam bỗng dưng có sự kiện nổi bật vào thời gian ấy. Đó là Tướng Chanson Tư lệnh quân đội ở Nam phần kiêm Thượng sứ Pháp ở Cộng ḥa Việt Nam, trong khi đi thị sát tỉnh Sa Đéc, bị một đoàn quân Cao Đài ly khai ám sát. Thủ hiến Nam Việt Thái Lập Thành cũng bị giết cạnh ông ta.

 

Tôi rất hâm mộ Tướng Chanson. Cựu sinh viên trường Vơ bị Polytechnique, ông ta đă tỏ ra can đảm, có sự hiểu biết sâu rộng và tận tụy, nên đă đặc biệt thành công trong sứ mạng. Nhờ ông ta, mà sự b́nh trị ở miền Nam đạt rất khả quan. Tôi đă gặp ông ta nhiều lần, và bàn bạc với ông ta về nhân vật chỉ huy Nam bộ của Việt Minh, là Tướng Nguyễn B́nh.

 

Trước khi bị tù Côn Đảo, Nguyễn B́nh từng ở lâu năm ở Tàu, rồi ở Nga, trước khi nắm quyền tư lệnh quân du kích miền Nam. Uy tín và cá nhân của y đă dựng y lên đối đầu với tướng Giáp mà y đă làm cho lu mờ. Do Bẩy Viễn, tướng lạnh của B́nh Xuyên, tôi biết chỗ ẩn náu, và hoạt động của viên tướng độc nhỡn này, và tôi đă đưa cả cho Tướng Chanson. Nhưng Nguyễn B́nh vẫn thoát hiểm trong mọi cuộc bao vây. Thế mà ngày 29 tháng 9, Nguyễn B́nh bị giết, chắc do một tên trong đoàn hộ tống y, trong một cuộc đụng độ với quân tuần kiểm Cam Bốt bên sông Srepok. Lúc ấy, Nguyễn B́nh bị Hà Nội triệu hồi, để trả lời về những hành động lạc hướng Mác Lê của y, do tướng Giáp tố cáo. Cái chết vẫn bị bao trùm trong bí mật, do một sự tranh quyền, thanh toán lẫn nhau… Đối với tôi, tôi ước mong bắt sống được Nguyễn B́nh. Dù sao nữa, anh ta đă chết, và cũng không thọ hơn người mà anh ta từng chạm trán nhiều phen là Tướng Chanson.

 

Cuối tháng 9, tướng Giáp lại mở một cuộc tấn công mùa thu lên thượng du Bắc Việt. Tướng Salan lức ấy quyền Tổng Tư Lệnh quân đội, đă khôn ngoan cho thả quân nhảy dù trong đó có một tiểu đoàn Việt Nam xuống Nghĩa Lộ, là một thị trấn nhỏ ở phía Nam sông Hồng.

 

Khi Tướng De Lattre đáp xuống Sài G̣n, tất cả đều đă xong xuôi. Ngay khi ông đến, chúng tôi hội đàm với nhau suốt ba giờ liền. Ông kể cho tôi thật tỉ mỉ, cuộc nói chuyện của ông ở Hoa Kỳ, ở Anh quốc, và ở La Mă, đồng thời cho biết t́nh h́nh chính trị mà ông ta thấy tại Pháp.

 

Biết trước rằng, ông lại sắp đi Pháp, sau đó một ngày, là ngày 21 tháng 10, tôi mở tiệc chiêu đăi ông, có đông đủ các nhân vật trong chính phủ tham dự. Đến cuối bữa ăn, tôi ngỏ lời khen thành quả mà Cao ủy đă đạt, nhất là về công tác cuối cùng này. Trả lời tôi, Tướng De Lattre đọc một bài diễn văn rất đáng chú ư:

 

“Thưa Hoàng thượng, tôi có bổn phận phải báo cáo với Hoàng đế, là Tổng Tư Lệnh quân đội của quân lực Việt Nam, sau khi thi hành công tác…”

 

Rồi nhấn mạnh từng chữ, như đang đứng kiểu nghiêm chào ông nói:

- Thưa Hoàng thượng, tôi xin báo cáo lên Ngài công tác đă được trao phó. Công tác này với kết quả cụ thể thuộc lănh vực quân sự, nhưng căn bản chính của nó lại nằm trong chính trị. Bởi v́ không một nước nào lại muốn kéo dài vô tận, nỗ lực binh bị, tài chánh và nhân sự, không một nước nào muốn xúc tiến và tăng cường mọi viện trợ cụ thể cho một nước mà cơ cấu chính trị chưa đủ vững và mạnh mẽ. Binh lực riêng rẽ chỉ là một yếu tố trong đại thể, tạo nên sức mạnh, khả năng đề kháng của một quốc gia, y như một vơ khí chỉ giá trị khi ở tay người dũng sĩ, vậy th́ lực lượng quân sự tùy thuộc vào nền tảng vững chắc của chính trị, do thế viện trợ quân sự phải dựa vào nên tảng chính trị trước tiên…

 

“Tôi đă đem quyền lực của tôi, để phục vụ theo ḷng tin tưởng của tôi, và tôi đă nói rằng Hoàng đế Bảo Đại là biểu tượng, là cây cột cần thiết cho nền thống nhất của Việt Nam.

 

“Hoàng gia là mối liên lạc vững chăi của đất nước này, vừa rộng lại vừa phong phú đi từ ải Nam Quan tới mủi Cà Mau. Thêm vào đấy, Hoàng gia là sợi giây liên lạc chặt chẽ để thống nhất được toàn thể các sắc dân thiểu số trên đất nước này. Hoàng đế là sự thống nhất, dẹp tắt được tất cả mọi mâu thuẫn, mọi dị biệt chính trị, và mọi sắc thái phong kiến trên toàn lănh thổ. Ngài là chủ tể quân đội, mà quân đội vốn là lợi khí cũng như ư nghĩa của nền thống nhất trên toàn quốc.

 

“Tôi cũng đă nói, Hoàng đế là vị tân quân, thừa kế trẻ và tiến bộ của một triều đại cổ, vốn là tinh hoa duy nhất của ngàn xưa của nền Quân chủ Việt Nam, là gạch nối giữa quá khứ với tương lai, đảm bảo cho sự thống nhất toàn quốc, bởi v́ Ngài đă đứng lên trên hết mọi giai tầng xă hội, cũng như trên hết mọi xu hướng chính trị. Hoàng đế là biểu tượng cho toàn quốc, đại diện cho khắp mặt thần dân ở Việt Nam.

 

“… Việc tấn phong nước Việt Nam trên b́nh diện quốc tế - do đó, tôi đă được cử đi Washington, đi Luân Đôn, đi La Mă - đ̣i hỏi những điều kiện tiên quyết và nhất định, là sự thể hiện hai điều kiện sau này, hầu có thể tạo được nền thống nhất và sự hữu hiệu của nước Việt Nam: đó là sự tạo thành tức khắc một quân đội quốc gia, và sự đặt nền móng cho một chương tŕnh canh tân rộng răi, hầu đạt được sự vững chắc của chế độ và hạnh phúc của nhân dân...”

 

Hôm sau, chúng tôi tiếp Tướng Collins, Tham mưu trưởng Mỹ đến tại chỗ, để nghiên cứu việc sử dụng các đồ viện trợ cho Quân lực Việt Nam. Tướng De Lattre cũng dành một buổi để tiếp vị này, v́ chỉ có ông ta mới đủ khả năng hiểu được. Vị tham mưu trưởng Hoa Kỳ ở lại 48 giờ, và trước khi ra về, có xác nhận lại những lời hứa của chính phủ Mỹ với Tướng De Lattre.

 

Chiều chủ nhật tuần sau, Thủ tướng Trần Văn Hữu đăi tiệc Tướng De Lattre trước khi ông ra Hà Nội.

 

Trong thời gian này, tôi được biết Thượng sứ Pháp ở Cam Bốt là ông De Reymond bị ám sát chết.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính