Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

PHẦN IVb

 

Quân đội Quốc gia Việt Nam

 

 

Đầu năm 1950, sau tám tháng cầm đầu chính phủ, mặc dù bị rất nhiều chống đối gieo rắc chông gai, tôi có cảm tưởng là chưa đến nỗi bỏ mất thời gian vô ích. Cuộc đặt nền móng hành chánh Việt Nam rất tiến đạt, điều làm tôi quan tâm nhất chính là việc kiến tạo một đạo quân quốc gia. Cuộc thảo luận về quân sự sẽ họp vào ngày 2 tháng giêng tại Vũng Tàu, coi như là bước khởi đầu.

 

Cho đến năm 1948, tại Việt Nam mới chỉ có một số cơ cấu quân sự địa phương, không được tập trung, loại địa phương quân của các viên tỉnh trưởng. Toàn thể quân số không hơn 20 ngàn người, và giá trị cũng chênh lệch vô cùng. Sau thỏa ưởc ở vịnh Hạ Long, chính phủ lâm thời đă đặt được sự thỏa thuận để ấn định quân số tương đối, sự h́nh thành một đạo quân Việt Nam. Nhiệm vụ của đạo quân này là phối hợp với lực lượng quân đội Pháp, tái lập lại an ninh và bảo vệ lănh thổ.

 

Chương tŕnh dự định là sẽ có hai loại quân: một loại cố định, đóng tại chỗ tương đương với lính bảo an với quân số khoảng 20 ngàn người, và một loại cơ động khoảng 16 ngàn người, chia ra làm ba lữ đoàn. Từ đó, sẽ lập ra một đạo quân tự trị, và song song với nền hành chánh trung ương để cùng được thành lập.

 

Vào tháng 6 năm 1949, ít ngày sau cuộc trở về của tôi, quân lực Việt Nam lúc ấy đă có khoảng 23.000 người, trong đó có hai lữ đoàn quân chính qui - mà hai đại đội đă nhảy dù xuống giáo khu Phát Diệm vào mùa thu - thêm vào đấy 18.000 quân trừ bị tạm thời nữa. Thỏa ước mùng 8 tháng 3 đă đặt căn bản cho một qui chế thực sự của đạo quân quốc già, mà những thỏa hiệp hay những giao kết sau này, ch́ là sự giải thích hay áp dụng tùy theo trường hợp mà thôi.

 

Qui chế ấy nói rơ về tính chất của quân lực Quốc gia Việt Nam: Sự h́nh thành là do người Pháp giúp đỡ, trong thời có chiến tranh, nó phải phụ thuộc vào một viên tướng Pháp, sự cấu tạo một Uỷ ban quân sự hỗn hợp vĩnh viễn, và cuối cùng sự bảo đảm căn cứ và dồn trú cho lực lượng quân đội của Liên hiệp Pháp sau khi ḥa b́nh được văn hồi.

 

Thỏa hiệp quân sự được kư ngày 30 tháng chạp năm 1949 với ông Pignon, giải thích các nguyên tắc ấy. Ngoài ra, sự thỏa hiệp cũng nhấn mạnh về phần của Việt Nam trong việc duy tŕ đạo quân ấy với sự góp phần của nước Pháp: cung cấp dụng cụ và trang bị, cung cấp sĩ quan, hạ sĩ quan Pháp và huấn luyện các cấp chỉ huy Việt Nam.

 

Trong hoàn cảnh hiện tại, một điều khoản đặc biệt được dành cho bộ Tư lệnh Pháp để sử dụng lực lượng quân sự Việt Nam, và sự kiến tạo một Uỷ ban Tối cao nhằm vào đường lối chung để tái lập trật tự. Vẽ quân số điểm chính là tăng quân số lên thành 50.000 người, trong đó có tám tiểu đoàn đặt dưới quyền sử dụng của chính phủ trung ương.

 

Hội nghị ngày mùng 2 tháng giêng đặt nguyên tắc tăng cường quân số này cho năm tới là 30 ngàn quân chính qui, gồm 12 tiểu đoàn và 35 ngàn quân trừ bị. Nó cũng dự trù thành lập Hải quân quốc gia Việt Nam, dưới h́nh thức các giang đỉnh, và dự trù được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ sau này.

 

Theo dự tính của tôi, một thời hạn tám năm là đủ, để chúng tôi có thể hoàn toàn thay thế được quân đội Pháp bằng quân lực của Việt Nam. Tôi đă dự trù sự thành đạt này vào khoảng năm 1958. Nhưng trong lănh vực ấy, công việc đối với tôi như đă đi đúng đường hướng, và tôi nghĩ rằng đă đến lúc tôi có thể rời bỏ nhiệm vụ lănh đạo chính phủ, để dành thời giờ làm nhiệm vụ lănh đạo quốc gia, một cách dễ dàng hơn. Việc đảm trách cả hai nhiệm vụ này chỉ là sự cần thiết để tái lập quyền hành cho chính phủ. Ngày nay th́ công việc đă được hoàn tất. V́ vậy, ngày mùng 5 tháng giêng, tôi ban bố một thông cáo trong đó, tôi nhắc lại nhiệm vụ của tôi là đặt cơ cấu cho quốc gia và cho nền cai trị của quốc gia Việt Nam, rằng nước Pháp qua vị đại diện là ông Pignon đă trao trả Việt Nam tất cả mọi quyền hành, tôi báo tin sự rời bỏ chức vụ lănh đạo chính phủ của tôi, và do thế băi bỏ toàn thể nội các ấy.

 

Ngày hôm sau, với cương vị Quốc trưởng, tôi đề cử ông Nguyễn Phan Long lập tân chính phủ. Nguyễn Phan Long, bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ của tôi đă đặc biệt thành công trong công tác của ông ta, v́ đă đạt kết quả đưa nước Việt Nam vào Uỷ ban Kinh tế của Liên hiệp quốc ở Á châu và Viễn Đông, để có thể tiến thêm bước nữa mà vào thẳng Liên hiệp Quốc (ONU).

 

Cũng ngày hôm ấy, tôi cử 12 đại biểu cho Việt Nam vào Quốc hội Liên hiệp Pháp, trong số đó có Phạm Văn Bính coi như là Trưởng phái đoàn.

 

Tất cả mọi hoạt động đó, nếu không được dư luận Pháp chú trọng đến nhiều th́ ngược lại, đă gặt hái được nhiều kết quả trong dư luận quốc tế. Ngày 11 tháng giêng, tờ báo Times viết như sau:

 “Sau khi Hoàng đế Bảo Đại trở về Việt Nam, những nhà ái quốc có lập trường quốc gia vốn e ngại Ngài vẫn chỉ là một thứ bù nh́n trong tay Pháp, nên không mấy sốt sắng để tôn pḥ Hoàng đế, mặc dù họ rất thù hận đối với chế độ đàn áp của Hồ Chí Minh, và đảng Việt Minh thiên Cộng sản. Thái độ ấy nay thay đổi hẳn. Dân chúng Việt Nam nhận thấy rằng các vị trí then chốn trong chính phủ Bảo Đại đều do các đồng bào ḿnh đảm trách, rằng Vua Bảo Đại thật sự là chủ nhân ông đất nước, và quân đội Việt Nam dù được lực lượng quân sự Pháp yểm trợ, vẫn cầm đầu cuộc chiến chống lại chiến tranh du kích của Hồ Chí Minh.

 

“Vua Bảo Đại đang từ từ liên kết được mọi người. Ngài đă mở rộng ảnh hưởng đến những vùng trù phú lúa gạo ở Nam kỳ; ngay tại miền Bắc mà Việt Minh mạnh nhất, Ngài bắt đầu tạo được ảnh hưởng của ḿnh. Điều này một phần là do Ngài được Pháp dần dần nhượng bộ nhiêu để thỏa măn các nguyện vọng quốc gia của toàn thể dân chúng Việt Nam. Chính phủ của Ngài đă có quyền gửi đại diện ngoại giao riêng biệt ra các nước ngoài, và trong nước th́ chủ quyền quốc gia được hoàn toàn, ngoại trừ một số đặc ân dành cho quân đội Pháp. Ngay chính Hoàng đế cũng đă từ bỏ nhiệm vụ Thủ tưởng, và bắt đầu làm việc trong một nội các theo kiểu của Pháp...”

 

Tân nội các được thành lập ngày 19 và 22 tháng giêng, Nguyễn Phan Long tŕnh tôi nội các này để xin được duyệt y. 2

 

Ngày hôm sau, tôi đi bằng máy bay ra miền Bắc để thăm các sắc dân thiểu số của vùng Hoàng triều cương thổ. Đầu tiên, đến Lạng Sơn là nơi cửa ngơ của Việt Nam với Trung Hoa. Sau đến vùng thượng du ở Lai Châu. Tôi được viên Quan lang Đèo Văn Long, kiêm nhiệm chức chủ tịch Liên hiệp các sắc dân Thái Mèo đón tiếp. Ông này vốn là truyền nhân của Sơn vương Đèo Văn Tŕ, về thế kỷ trước, từng làm run sợ dân chúng hiền ḥa Lào. Long có ảnh hưởng rộng lớn chẳng những đối với người Thái trắng ở Lai Châu, và c̣n cả với người Thái đen ở Sơn La. Đây là một khu vực rộng lớn gồm toàn núi và rừng trong đó c̣n có người Yao và Mèo, chiếm đóng hoàn toàn vùng tây bắc thượng du miền Bắc.

 

Sự thăm viếng của tôi đối với các sắc dân này, theo truyền thống hiếu khách cổ xưa, tạo nên những ngày hội hè để chào đón, với nhiều thú vui của dân gian. Lai Châu mang h́nh thái tươi vui của ngày hội. Rượu ủ lâu năm từng ṿ tuôn ra như nước chảy, và các thiếu nữ Thái diêm dúa trong những chiếc váy bằng lănh đen, áo sơ-mi cổ viền trắng, có các đồng trang sức bằng bạc. Họ múa x̣e và chỉ ngưng lại để nhấm mứt gừng, rồi lại múa nữa liên miên.

 

Sự đón tiếp vừa long trọng vừa mộc mạc đó, làm cho tôi rất ấm ḷng và tin tưởng. Hơn nữa, Đèo Văn Long và người em là Đèo Văn Muôn, hứa với tôi sẽ thành lập nhiều tiểu đoàn Thái để tạo ṇng cốt cho đạo quân mới sơ sinh của tôi. Như vậy, vào giờ phút mà những sự xâm nhập qua biên giới miền Bắc là đầu đề chính để chúng tôi lo ngại th́ sự trấn đóng của các đạo quân Nùng khét tiếng của Ṿng A San ở địa đầu miền Động Bắc, và đạo quân người Thái trung thành ở miền Tây Bắc này, tạo cho tôi những cơ cấu khá yên tâm. Tôi trở về Đà Lạt rất hài ḷng.

 

Tại Paris, đây là lần đầu tiên, đại diện của chúng tôi can thiệp vào Quốc hội của Liên hiệp Pháp, đang thảo luận về dự án đạo luật nhằm duyệt y các hiệp ước kư kết giữa các quốc gia liên kết của Việt Nam, Cam Bốt và Ai Lao cùng nước Pháp. Sự duyệt y này sẽ do Nghị viện Pháp biểu quyết vào ngày 26 tháng giêng năm 1950, trong đó, ông Devinat phát ngôn viên của Hội đồng Lănh thổ Hải ngoại tuyên bố như sau:

- Những tiến bộ đă không thể chối căi. Vua Bảo Đại đă có thể di chuyển rất b́nh an trong những tỉnh lớn của nước ông. Sự trở về với tân chính phủ mỗi ngày mỗi nhiều, trong sáu tháng gần đây, đặc biệt đối với miền Bắc, ở vùng Bạch Mai, Lào Kay, và Lạng Sơn, ở miền Nam trong các tổ chức Cao Đài và Ḥa Hảo.

 

(Cần đặc biệt lưu ư là những diễn biến tháng mười vừa qua đă cho thấy sự qui hồi của 200.000 giáo dân Phát Diệm, ở về phía đông nam Hà Nội. Chính lănh tụ của họ, Đức Cha Lê Hữu Từ lần này đă phải cầu cứu đến sự che chở của Vua Bảo Đại. Và cũng chính một đơn vị lính dù Việt Nam đă được ủy nhiệm nhảy xuống giải phóng và che chở cho tập thể quan trọng dân chúng này. Sự trở về đó đă tạo cho chính phủ Việt Nam một ảnh hưởng tâm lư rộng lớn. Nó thúc đẩy lớp giảo dân đoạn tuyệt hẳn với Việt Minh)

 

“… Như thế, những cam kết của Vua Bảo Đại đă được thực hiện. Những nỗi e ngại có thể ngờ từ lúc đầu về sự nhu nhược của nhà Vua đă được giải tỏa. Chính phủ của ông đă được thành lập. Những điều khoản cần thi hành trên các hiệp ưdc đều được kư kết. Quyền hành trước kia ở trong tay Pháp th́ nay đă trao trả lại cho nhà Vua. Ông đă có thực lực trong tay, và chứng tỏ đă biết sử dụng thực lực ấy.

 

“Tân chế độ đă tăng trưởng được uy tín, và bành trướng được quyền hành một ngày một mạnh, để có thể tự ḿnh, với đạo quân quốc gia của ḿnh, đảm trách được nhiệm vụ khó khăn là văn hồi được trật tự trên đất nước. Thêm vào đấy nữa, đó là cảm tưởng của những quan sát viên quốc tế, mang từ Đông Dương về, vốn từ lâu vẫn nghi ngờ về sự khoe khoang nội lực của chúng ta lẫn của nhà Vua.

 

Lấy ngay lời lẽ mà Chủ tịch Liên hiệp Pháp, viết trong bức thư đề ngày 27 tháng 7 là Ḥa b́nh nằm trong tay dân chúng Việt Nam, và chỉ nằm trong tay họ, nước tân Việt Nam chỉ c̣n chờ sự duyệt y của các hiệp định, để mang về cho dân chúng do Hoàng đế Bảo Đại lănh đạo, chứng tích của sự trưởng thành của đất nước”.

 

Trong dịp tranh luận ở Nghị viện, tân bộ trưởng bộ Pháp quốc Hải ngoại, ông Jean Letourneau không ngớt can thiệp nhiều lần. Trả lời các nghị sĩ, ông đă chứng tỏ rằng việc lựa chọn Hoàng đế Bảo Đại làm người trung gian đàm phán đă gạt ra ngoài mọi điều đ́nh với Việt Minh. “Quyền năng của Hoàng đế do thiên mạng, và đo uy tín của hoàng triều mà có được. Uy quyền mà ông đảm trách hàng ngày càng vút lên cao trong những tháng gần đây, nền cai trị của ông càng thêm hữu hiệu và hơn nữa, những cam kết của ông, đă tiến đạt đến chỗ, có thể mở được một cuộc trưng cầu dân ư, một khi ḥa b́nh được văn hồi, để đưa đến một nền dân chủ cho đất nước”.

 

Một nghị sĩ đă nói đến những khó khăn mà gần đây, nước Việt Nam đă được Trung Hoa công nhận. Ông Letourneau trả lời: Vấn đề ngoại giao giữa Tàu và Việt Nam, chỉ có thể thực hiện được, do sự chấp nhận chung của Việt Nam và Pháp sau cuộc họp bàn của Hội đồng Tối cao Liên hiệp Pháp. Mặt khác, các lănh sự quán Trung Hoa hiện nay đang có mặt ở Việt Nam tạo những dữ kiện có lợi cho chủ quyền nội bộ Việt Nam, và là yếu tố quan trọng cuối cùng để chính phủ Việt Nam được Mao Trạch Đông công nhận.

 

Cuối phiên họp, ông Letourneau nhấn mạnh đến sự tương đồng, và những mối quan ngại của các nước Tậy phương, qua nhiều thế kỷ, đă thiết lập bang giao với nhiều nước ở vùng Đông Nam Á:

- Nước Ḥa Lan vừa giải thích ở Hội nghị La Haye mối liên lạc mới của họ với các nước Nam Dương. Tại Hội nghị Colombo, các nước thuộc khối Hoàng gia Anh cũng được giải thích về mối bang giao này, như nước Ấn Độ hay Pakistan.., Vậy th́, sự chuẩn y các hiệp định ngoại giao của nước Pháp cũng được dựa theo h́nh thái của nước Ḥa Lan và Anh quốc.

 

Rồi ông kết luận bản tường tŕnh cửa ông như sau:

- Việc gia nhập cuối cùng mà chúng ta hy vọng ở các nước Đông Đương vào Liên hiệp quốc, sẽ là điểm chót của nền độc lập, để thỏa măn tất cả mọi nước đều mang một mộng ước dân chủ như nhau. Nước Pháp để cho ba nước Liên kết ở Đông Nam Á tự đảm đương lấy trách nhiệm hoàn toàn của họ. Từ nay nó chỉ c̣n hiện diện để bảo vệ họ đối với những đe dọa bên ngoài. Nước Pháp chỉ c̣n ở đó, để giúp đỡ họ, bằng những cố vấn, hay bằng những kỹ thuật gia để giúp đỡ họ qua những điều vật chất và kinh tế, để tái thiết mọi điều đổ nát, để xây dựng một nền ḥa b́nh nội bộ, và để phát triển mọi sự mở mang…

 

Các nước Liên kết mới của chúng ta này phải dành mọi nỗ lực để tổ chức trên b́nh diện quốc gia, một lực lượng cao lớn để có thể thoát sự nhờ vả vào chúng ta hầu kiến thiết đất nước. Để chấm dứt một lần vĩnh viễn, đối với những nghi ngờ bất công là chúng ta không có thực ư, hay lấy lại cái mà chúng ta đă cho, sự chuẩn y các hiệp định này có một giá trị không thể so sánh, trên toàn bán đảo Đông Dương cũng như toàn Liên hiệp Pháp ở hải ngoại. Cử chỉ ấy, vẫn được dư luận thế giới, từ nhiều năm qua chú trọng đến. Đă từ lâu, người ta vẫn muốn chấm dứt, nhanh chừng nào hay chừng ấy, là đáp ứng nguyện vọng của dân chúng Đông Dương. Nay cửa đă mở do hiệp định này, địa hạt ngoại giao cũng như vào tổ chức Liên hiệp quốc, để có thể được sự trợ giúp hỗ tương quốc tế.

 

Nhưng thật sự người ta đă bỏ phí đi mất bốn năm quí báu, và tất nhiên điều ǵ đă nói ra ở Paris dù thiện chí đến mấy vẫn không phải lúc nào cũng có những tiếng vang trung thực. V́ vậy, mặc dù có lời tuyên bố long trọng của Nghị viện, lẽ ra là một đạo quân hoàn toàn quốc gia Việt Nam, người ta vẫn nói là lai Việt Pháp và cũng không phải đây là điều mâu thuẫn đáng kể nhất, cho lời nói ở Paris khác với việc làm ở Sài G̣n, mà c̣n nhiều người Pháp, nghĩ rằng, mục đích cần thiết, dù hiệp ước có kư, vẫn là để đặt nước Pháp ở lại Đông Dương.

 

Dù sao nữa, th́ sự việc cũng đă xảy ra, và tôi rất lấy làm hài ḷng, khi được Anh quốc công nhận ngày 7 tháng 2 cùng với Hoa Kỳ, rồi ngày 2 tháng 3 do nước Xiêm và ngày 12 tháng 3, do Ṭa Thánh Vatican. Về phía Việt Minh, họ được Trung Cộng của Mao Trạch Đông công nhận và sau đó ngày 31 tháng 1 được Nga Sô công nhận. Cộng sản quốc tế trên tất cả các nước, đứng chung vào một khối…

 

Dù sao nữa, họ cũng có phản ứng ở Pháp. Vài tháng sau, tôi được biết đầu tháng 3, cảnh sát Pháp nghe phong phanh một dự mưu của một nhóm cực tả. Chúng định bắt cóc Hoàng thái tử Bảo Long, và dùng làm con tin để đánh đổi tôi phải rút lui, nhường chỗ cho Hồ Chí Minh. Hoàng tử sau niên học đă ghi danh vào học trường Roches ở Masselac, trong miền cao nguyên Hautes Pyrénées lập tức được Ṭa Đô chánh bảo vệ trước, sau được đưa vào một tu viện trong vùng.

 

Khi tôi được tin Ṭa Thánh đă công nhận nền độc lập của Việt Nam, tôi được hai Giám mục Phát Diệm và Bùi Chu báo tin ngay bằng thơ. Rồi sau đó, hai Cha ra Hà Nội gặp tôi ngày 23 tháng 3. Tôi hiểu hoàn cảnh của hai vị lúc ấy. Việc nuôi một đạo quân tự vệ rất tốn kém đối với các ông… V́ vậy, mặc dù bị Nguyễn Hữu Trí, thủ hiến Bắc Việt, không mấy tán thành, do một đạo dụ, tôi cho phép hai ông được rộng quyền ít nhiều trong việc quản trị giáo khu, và thêm một trợ cấp mỗi tháng là 300.000 đồng nữa.

 

Quyết định này gặp phải phản ứng của nhóm Đại Việt, là nhóm cầm quyền ở Bắc Việt mà Nguyễn Hứu Trí là một lănh tụ.

 

Phan Huy Quát, Lê Thăng và Nguyễn Tôn Hoàn đệ đơn từ nhiệm vào ngày 24 tháng 3. Việc trợ cấp cho các giáo khu gây một hậu quả khác nữa. Phạm Công Tắc, khi biết tin, cũng đến gặp tôi để yêu cầu một sự hỗ trợ cho quân đội Cao Đài. Vị Hộ pháp Cao Đài này chỉ xin được trông thấy một nhân vật của ông ta, được đặt vào vị trí bộ trưởng bộ Tài chánh, hay bộ trưởng bộ Quốc pḥng. Theo ư kiến của ông ta, sự bổ nhiệm này tương đương với một sự hỗ trợ bằng hiện vật.

 

T́nh h́nh miền Nam làm tôi rất quan ngại. Người ta nhận thấy một sự gia tăng của khủng bố. Trong tháng tư, viên chánh mật thám Bazin bị ám sát chết. Do một thân nhân của ḿnh đang ở trong kháng chiến, Nguyễn Phan Long đă muốn t́m cách tiếp xúc với Nguyễn B́nh là tướng trong chiến khu ớ miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, sự mong muốn tiếp xức này, đă chẳng đi đến đâu, mà ngược lại, lại đẩy viên tướng Việt Minh đến chỗ mạnh tay hơn.

 

Việc thẳng tay khủng bố ở Sài G̣n đă có một ảnh hưởng tai hại; dưới h́nh thức mù quáng, là một hành động vừa dễ dàng lại vừa đắt giá đối với Việt Minh.

 

Tôi cương quyết yêu cầu Cao ủy để chính tôi nắm quyền chỉ huy cảnh sát. Sau nhiều buổi thảo luận, hai ông Pignon và Perrier đồng ư chấp nhận lời yêu cầu này. Theo chỉ thị của tôi, Trần Văn Hữu liền bổ nhiệm Nguyễn Văn Tâm làm bộ trưởng An ninh. Ông này được tiếng là “Cọp xám Cai Lậy,” liền hoàn tất nhiệm vụ của ḿnh bằng một công tác khả quan, và hệ thống khủng bố của địch bị tan ră lần lượt hết. Trong công tác ấy, vấn đề t́nh báo là yếu tố quan trọng bậc nhất.

 

Tất nhiên, là những tin tức đem đến cho viên chức chỉ huy t́nh báo Việt Nam vẫn dễ dàng hơn đối với nhân viên Pháp.

 

Ngày 24 tháng 4, nội các Nguyễn Phan Long bị suy yếu v́ bốn bộ trưởng thuộc đảng Đại Việt, phải đệ đơn từ chức.

 

Tôi liền bổ Trần Văn Hữu, một nhân vật người Nam, phụ tá cũ của Tướng Xuân, lập tân nội các. Ông ta liền tŕnh tôi vào ngày 6 tháng 5 nội các của ông ta 3 .

 

Vào tháng 4, do dụ mang số 6, tôi đặt vào đầu tỉnh các viên tỉnh trưởng người Việt để thay thế các cựu công chức người Pháp. Tôi củng bổ nhiệm vào các vùng Cao nguyên, Hoàng triều cương thổ, những người có trách nhiệm thuộc các sắc dân thiểu số ở nơi đó. Như vậy, đă đặt ở vùng Đồng Nai thượng, vùng Lang Biang, Pleiku, Darlac, Kontum đối với miền Nam và miền Trung Việt Nam. Vùng Phong Thổ, Lạng Sơn, Hagiang, Lao Kay, Backan, Cao Bằng, Ḥa B́nh, Hải Ninh, Lai Châu và Mongcay ở miền Bắc Việt Nam, để giữ những nét độc đáo của những tỉnh ấy. (Xin xem phụ đính V)

 

Đối với ba tỉnh miền Cao nguyên miền Nam, tôi bổ nhiệm ba viên chức người Pháp, là ông Riener ở Pleiku, ông Doustin ở Kontum, và ông De Pontiche ở Darlac, Đại tá Didelot đại diện cho tôi bên cạnh họ.

 

Vào đầu tháng 6, để hoàn tất nội các, tôi bổ Nguyễn Đệ làm Chánh vằn pḥng của tôi. Thế là giữa hai chúng tôi, đă có sự trở về để gặp lại nhau. Năm 1932, khi tôi về nước cầm quyền, th́ Nguyễn Đệ là một thanh niên trẻ tuổi, tây học mà tôi muốn dùng để canh tân xứ sở. Nhưng người Công giáo rất trung tín này, vốn thân với Ngô Đ́nh Diệm rất bực ḿnh thấy thực dân Pháp quá bủn xỉn, nên đă từ chức cùng với họ Ngô. Từ đó, ông ta rất nổi tiếng trong mọi vấn đề mà ông đă đạt, với tinh thần liêm khiết tuyệt đối. Được người Nhật biết đến, ông ta không chịu hợp tác với Nhật nên vào thời ấy, đă cố gắng lẩn trốn để khỏi bị khủng bố. Cho đến tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh vời ông ta ra làm cố vấn kinh tế.

 

Từ đó, ông ta bắt tay vào việc. Khi ông từ Âu châu trở về, ông ta được Cao ủy Pignon, nhiệt liệt giới thiệu với tôi, chắc chắn là do ảnh hưởng của Vatican.

 

Tôi liền bổ nhiệm ông ta làm Chánh văn pḥng dự khuyết, thay thế cho Bửu Lộc, giữ văn pḥng của tôi ở Paris. V́ ông ta được sự giới thiệu của ông Pignon, tôi đâm cảnh giác: Phải chăng ông ta được đặt cạnh tôi để canh chừng tôi?

 

Sau đó ít lâu, tôi nhận thấy ông đảm trách công tác rất hoàn hảo, v́ vậy, tôi gọi ông ta đến và nói cho biết vị trí rất khó khăn của tôi. Nhiều khi tôi phải dùng đến những biện pháp thật khó chịu, bất đắc dĩ vô cùng. Tuy nhiên, tôi phải là người “không ai được đụng chạm đến”. Như vậy, tôi cần phải có một người đóng vai hộ giá, để hứng chịu thay tôi mọi điều chỉ trích. Tôi liền hỏi ông ta:

- Nếu ông nhận đóng vai tṛ đáng ghét và bạc bẽo ấy, tôi sẵn sàng giữ ông ở lại chức vụ Chánh văn pḥng này… Nếu không, ông có thể rút lui, và tôi đă nói hết lời.

 

Người Công giáo rất nghiêm chỉnh này, không thể nào chờ đợi lâu la để nghe lời đề nghị ấy. Trong gần cả thế kỷ, tổ tiên ông đă là những thần tử khuôn mẫu của các tiên đế của triều đại. Vậy th́ ông phải tỏ cho tôi biết, ông là một cộng sự viên mà ḷng trung thành không thể chối căi được. Bất cứ ở đâu, ông cũng theo tôi như bóng theo h́nh, làm các nhiệm vụ rất tế nhị và nhiều khi khó khăn với một tinh thần và một tấm ḷng xả kỷ, trong bất cứ trường hợp nào, và cũng với đầy đủ tư cách, nhiều khi làm cho ông có khuôn mặt nghiêm trang của kẻ dâng ḿnh mang thập giá. Như vậy, giữa lúc mà chiến tranh đă lan rộng sang Lào và Cao Miên, gieo rắc chia rẽ và hận thù, th́ Việt Nam đă bắt đầu phục hồi lại được thống nhất. Tôi đă kêu gọi các nhà trí thức, và một năm sau ngày trở về chấp chính, tôi đă có một cơ cấu thống nhất và dính liền. Từ nay tôi đă có thể chơi đủ ngón đờn dư luận: Với các gia đ́nh Phật tử, tôi có Phạm Công Tắc, giáo chủ Cao Đài. Tôi lại có ba khuynh hướng của đạo Ḥa Hảo với Tướng Tŕnh Minh Thế, với Tướng Trần Văn Soái và viên phụ tá của ông là Ba Cụt, với nhóm B́nh Xuyên của Bảy Viễn, đối với bên Công giáo, tôi có Đức Cha Lê Hữụ Từ và Nguyễn Đệ, đối với các sắc dân thiểu số tôi dùng các đặc ân của Hoàng triều cương thổ.

 

 

Hội nghị Paris

 

Ngày 20 tháng 6 năm 1950, tôi đi Pháp, bởi ở đó có một Hội nghị Paris. Tôi đến phi trường Nice để đi Cannes, thăm gia đ́nh. Tại đây tôi được hai tin nóng hổi: Chiến tranh Triều Tiên, và sự đổ vỡ của chính phủ Georges Bidault. Tin thứ nhất rất quan trọng bởi hậu quả của nó có thể có ảnh hưởng đến khắp cả Viễn Đông. Cốn tin thứ hai, th́ chẳng có ǵ để cho tôi quan tâm, bởi sự bấp bênh của chính phủ Pháp vẫn là thứ thường xuyên kể từ năm 1945, v́ lư do tất yếu của sự yếu kém của nước Pháp.

 

Hội nghị Paris khai mạc từ 29 tháng 6, trong khi Pháp không có chính phủ. Cần phải đợi đến ngày 11 tháng 7, để chính phủ mới Pleven của Pháp được thành lập, hầu t́m thấy qua ông Jean Letourneau, trở thành tân Bộ trưởng các nước Liên kết, một nhân vật chính thức có thẩm quyền về vấn đề này. Thủ tướng Trần Văn Hữu theo tôi sang Pháp giữ vai tṛ đại diện cho Việt Nam ở Hội nghị.

 

Ở Paris, Hội nghị liên quốc gia, đă tập trung các đại diện của Việt Nam, của Cam Bốt, của Lào và của Pháp. Hội nghị nhằm giải quyết các vấn đề quan thuế, ngoại thương, các vấn đề trang bị, và du nhập của ba nước Đông Dương, đồng thời vấn đề đi lại trên sông Cửu Long và trong tương lai, cả qui chế về cảng Sài G̣n.

 

Lúc đầu, dự định tối đa là một tháng, hội nghị kéo dài với rất nhiều rắc rối và kết thúc vào ngày 27 tháng 11, sau năm tháng đấu khẩu và nói chuyện cà kê dê ngỗng.

 

Cựu Toàn quyền Đông Pháp Albert Sarraut đến với tư cách trưởng phái đoàn Pháp, được bầu làm chủ tịch hội nghị. Đối với tôi, tôi đă cố gắng né tránh để đứng ngoài hội nghị.

 

Ngày 30 tháng 7, tôi bổ nhiệm Bửu Lộc làm Cao ủy của Việt Nam ở Pháp. Rồi trước khi về Cannes để nghỉ ngơi ít ngày, tôi đến thăm Tổng thống Vincent Auriol. Nhiều tiếng vang, và do nhiều nguồn tin đă báo cho tôi biết, trước đây mặc dù với biết bao cố gắng tại chỗ của tôi, Tổng thống đă nhiều lần tức giận về thái độ của tôi. Tổng thống đă gợi ư với nhiều người là cần phải gạt tôi ra, để thành lập dễ dàng một chính phủ lâm thời dân chủ cộng ḥa, hầu có thể nói chuyện với Hồ Chí Minh và đưa ra những đề nghị ḥa b́nh với ông ta.

 

Tuy nhiên, khi tiếp tôi, Tổng thống Auriol vẫn giữ thái độ niềm nở cố hữu, và không tỏ ǵ là có sự thay đổi thái độ đối với tôi.

 

Tổng thống đă nhắc đến một bài báo của ông Maurice Duverger, nói về Đông Dương, viết trên tờ Le Monde vào đầu tháng 7, bài báo mà Tổng thống cho rằng có tính chất đầy tội ác, đă xác nhận là nước Pháp đă quyết định dành một nỗ lực lớn lao, rồi nói cho tôi biết cảm tưởng của ông đối với nước Tàu của Mao Trạch Đông và nhấn mạnh đến yếu tố mới mẻ do chiến tranh Triều Tiên gây nên. Tổng thống kết luận t́nh bằng hữu và chúc cho hội nghị Paris - tôi luôn tự hỏi lư do nào mà lại đặt hội nghị ở tỉnh này - chóng kết thúc vào đạt kết quả cụ thể.

 

Ở Cannes, ngày 19 tháng 8, hai ông Letourneau và Pignon đă bất chợt đến gặp tôi. Họ đến để bàn với tôi một vấn đề quân sự. Vấn đề này không được sáng sủa cho lắm, như các bản thông cáo của bộ Tư lệnh Pháp đă tung ra. Trên biên giới nước Tàu, các đạo quân Việt Minh được thành lập, trang bị, và huấn luyện bởi các tay cộng sản Trung Hoa, và bắt đầu hoạt động mạnh. Điều làm cho hai ông này lo ngại nhất, chính là sự bất đồng ư kiến giữa hai viên tư lệnh Pháp, tức vị Tổng chỉ huy là Đại tướng Carpentier và vị Phó của ông ta ở miền Bắc là Tướng Alexandri. Thế mà, gần đây, viên tư lệnh phó này lại được nghỉ ở Cannes, trong một thời gian ngắn. Hai vị quí khách yêu cầu tôi khuyên giùm ông ta nên bớt nóng đi, và bỏ mộng hạ bệ Việt Minh vốn là điều trái nghịch với ư định của viên tướng của ông ta. Cũng phải nói thêm rằng Tướng Alexandri. lợi dụng cơ hội về Pháp để loan rắc trong các giới Paris, những lư luận không đúng với luận cứ mà người ta gán cho là của Sài G̣n. Tôi cho mời Tướng Alexandri và theo như yêu cầu của vị bộ trưởng, tôi gợi ư cho ông ta nên trở lại Sài G̣n càng sớm càng tốt.

 

Tôi chỉ được biết vài ngày sau đó, do bản thông cáo của ông Pignon, là Tướng Cárpentier, trở lại các dữ kiện đă được đề ra từ 15 tháng trước của Tướng Revers là bỏ hết các đồn binh dọc biên giới Trung Hoa, từ vùng thượng du Bắc kỳ cho đến Lạng Sơn. Tôi không rơ có phải do ảnh hưởng của tôi, mà Tưởng Alexandri lên đường trở về Hà Nội hay không, ở Paris người ta thở ra nhẹ nhơm, nhưng cũng chẳng được bao lâu…

 

Nhân dịp nghỉ hè cho các niên học, tôi sang Ư cùng với Hoàng hậu và các con. Thật vậy, Đức Giáo hoàng Piô XII vẫn hằng muốn tiếp kiến tôi dưới tính cách tư. Ṭa Thánh Vatican đă công nhận nước Việt Nam ngày 12 tháng 3 năm 1950. Ngày 4 tháng 9, Tổng giám mục Montini đón tôi trước cửa tư dinh của Giáo hoàng, để đưa tôi vào gặp Đức Thánh Cha. Trước mặt toàn gia đ́nh và Khâm mạng R.P. Dooley, từ Sài G̣n sang về việc này, Giáo hoàng đă tiếp kiến tôi với tất cả niềm ưu ái. Đức Giáo hoàng cảm tạ tôi đă giúp đỡ cho các giáo dân Việt Nam. Ngài nói rằng, trong công cuộc chiến đấu chống lại vô thần cộng sản, tôi có thể tin ở cộng đồng Công giáo Việt Nam được. Sau sự tiếp kiến này, mặc dù dưới h́nh thức thân ái, vẫn tỏa ra sức mạnh của Đức Thánh Cha, chúng tôi cùng chụp một bức ảnh của cả gia đ́nh. Sau đó, chúng tôi thăm nhà thờ Saint Pierre vốn vẫn nghiêm cấm đối với dân chúng, do đặc ân của Đức Giáo hoàng. Chúng tôi được chiêm ngưỡng đài, tượng kỷ niệm vốn không bị dân chúng quấy rầy. Dành cho danh dự của riêng tôi, người ta đă cho mở chiếc cửa bằng đồng.

 

Khi trở về khách sạn, tôi thấy có nhiều đám đông dân chúng tụ họp, do cộng sản Ư tổ chức, để phản đối việc tôi đến Rome. Buổi chiều bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ư đến xin lỗi cho chính phủ của ông, về sự kiện này.

 

Chúng tôi trở về Pháp qua nhiều chặng nhỏ.

 

Về đến Cannes, tôi được biết tin đồn Đông Khê, sát biên giới Trung Hoa đă bị mất. Kể từ lúc đó, những tin xấu kế tiếp nhau kéo đến không ngớt. Việc rút ra khỏi Cao Bằng như trước đây, ông Pignon đă báo cho tôi biết, bắt đầu từ mùng 2 tháng 10, đă gặp nhiều tai họa. Những tin đầu tiên đưa đến Paris xác nhận là điều đáng sợ nhất, là quân đội Pháp đă lọt vào các ổ phục kích của Vơ Nguyên Giáp trên đường thuộc địa số 4. Những sư đoàn Việt Minh được thành lập bởi Tầu cộng, đă có thật và đang chứng tỏ sự có mặt. Tất cả chiến lược của bộ Tư lệnh Pháp đều sai lầm hết.

 

Được khuyến cáo cách đây hơn một năm do Tướng Revers, sự triệt thoái dưới áp lực của đối phương, đă hoàn toàn thất bại và tất cả các đồn bốt dọc biên giới đều phải bỏ cả. Ngay tại thị xă Thái Nguyên từng được xem như kinh đô của Việt Minh, do Pháp chiếm lại tháng 9, cũng phải bỏ nốt, và cơn gió hoang mang bắt đầu thổi… giao động hoàn toàn.

 

Chính phủ Pháp liền cử Tướng Juin đến tận nơi công cán, đi cùng với Bộ trưởng Letourneau. Họ đi từ ngày 18 tháng 10. Trước đó tám hôm, tôi đă cử Trần Văn Hữu về gấp Sài G̣n. Thoạt mới về, ông ta đọc một bài diễn văn không ngớt đả kích h́nh thức mà nước Pháp cho áp dụng, hiệp ước mùng 8 tháng 3, đồng thời cũng đả kích luôn các viên chức Pháp vẫn c̣n bấu víu măi vào các công thức thuộc địa cũ.

 

Tức giận tột độ bởi Tổng thống Vincent Auriol, e ngại rằng Hoa Kỳ có thể nhắc những lời tuyên bố này, để trách cứ nước Pháp đă không chịu thi hành các lời cam kết, ông chủ tịch hội nghị Paris, Sarraut ngày 14 tháng 10 liền đập các quốc gia liên kết, là nên bớt căi vă lẫn nhau… Đại diện của chúng tôi Nguyễn Đắc Khê liền lên tiếng trả lời. Những hội nghị vẫn sa lầy, và dù sao nữa, trong thời kỳ khẩn trương, thủ tướng chính phủ phải có mặt ngay tại chỗ.

 

Tôi cũng vội vă dời Cannes ngày 20 tháng 10. Khi đến Sài G̣n, hai ông Letourneau và Tướng Juin đều nhận thấy t́nh h́nh càng sa sút hơn, như các ông tưởng. Dưới sự giao động tột độ, việc triệt thoái ở Lạng Sơn đă bắt đầu. Đó chính là một lầm lẫn lớn đă mở cửa Hà Nội, cho quân đội Việt Minh tràn về Lai Châu, thủ đô của ngựi Thái mà tôi đă thăm thú mùa xuân vừa qua, cũng bị Pháp bỏ đi vào đầu tháng 11.

 

Ngày 5, nhân dịp Tướng Juin và ông Letourneau sang thăm Việt Nam, tôi cho khánh thành trường sĩ quan Đà Lạt. Giám đốc là một sĩ quan có tài, Thiếu tá Lefort, và lớp học đầu tiên thu nhận 210 khóa sinh. Trong buổi khai mạc này, đă có bàn đến các vấn đề quân sự. Trần Văn Hữu và Phan Văn Giáo, đều được tôi phong tướng, cũng tham dự. Có nhiều quyết định quan trọng được đề cập đến, như thành lập ra 4 sự đoàn hoàn toàn Việt Nam, và việc đào tạo cấp tốc các khóa quân sự tại chỗ các trường hạ sĩ quan và chuyên môn kể cả một trường quân y.

 

Ông Letourneau gửi thư cho tôi, từ Pháp báo cho biết sự thay thế Tướng Carpentier và xác nhận chỉ thị của Tướng Juin là cần phải bảo vệ Hà Nội và miền Bắc Việt Nam bằng mọi giá. Ông ta không giấu tôi sự lo ngại của ông, nhưng xác nhận ư chí của Tổng thống Vincent Auriol là muốn thấy h́nh thành đạo quân Việt Nam hầu có thể đối phó được với Việt Minh ngay trên phần đất của ḿnh, đồng thời chúc cho việc thi hành các khoản của hiệp ước mùng 8 tháng 3, được hoàn thành mỹ măn.

 

Do báo chí, tôi được biết sự can thiệp của quân đội Trụng Hoa đối với Triều Tiên.

 

Tôi đến Ban Mê Thuột ở mấy ngày, và có ư định lập ở đây một biệt điện thứ hai. Quả nhiên, tôi đă rất chú trọng đến vùng cao nguyên giữa dân tộc miền núi này. Tôi muốn chấm dứt tất cả các tiếng x́ xào, nói về tôi trong những ngày gần đây. H́nh như họ cho rằng, tôi ít chung đụng với quần chúng, tôi đă sống tách rời, trong khi binh sĩ Pháp chết ngoài mặt trận. Tất nhiên, kẻ tung tin này, đă không hiểu ǵ về vị trí của ngôi Vua theo quan điểm ở Việt Nam. Không phải rằng cứ đóng vai mị dân mà người ta có thể phục vụ được dân chúng của ḿnh. Tṛ mị dân là tṛ xảo trá của bọn làm chính trị, không phải việc của tôi. Tôi theo đuổi sứ mạng, mà tôi được trao phó. Thật vậy, ở Ban Mê Thuột, gần ba biên giới, tôi có mặt cho toàn thể vùng Nam Đông Dương.

 

Chính tại Đà Lạt, tôi tiếp Bảy Viễn, chúa đảng B́nh Xuyên. Đảng này tôi ít biết đến, không bằng giáo phái Cao Đài và Ḥa Hảo, mà đại diện đă đến Hong Kong để gặp tôi. Đây là lần đầu tiên tôi gặp Bảy Viễn kể từ khi tôi tới Sài G̣n.

 

Đây là một nhân vật đặc biệt. Từng bị đi tù biệt xứ, anh ta vượt ngục Côn Đảo trở thành thủ lănh đao búa, và anh ta tự tạo cho ḿnh một địa hạt ở xung quanh Sài G̣n và vùng Đồng Tháp Mười. Xuất thân từ giới bụi đời, một loại thú hoang, đầy tinh thần chiến đấu, trong ba năm liền, anh ta đă đánh nhau với Pháp vô cùng quyết liệt. Nhưng từ tháng 6 năm 1948, v́ mâu thuẫn nẩy lửa với Tướng cộng sản Nguyễn B́nh, anh ta bỏ về thành. Chính phủ Xuân bổ anh ta làm Đại tá, từ đó với 900 tay súng vơ trang cùng ḿnh, anh đặt bản doanh ở ven sông, nơi cầu Chữ Y, ngay sát Sài G̣n. Chỉ trong sáu tháng, anh đă có thể bỏ túi tất cả các hàng bang Trung Hoa ở Chợ Lớn, và đem lại trật tự và an ninh cho vùng ấy. Vậy th́ sao không trao cho anh ta một nhiệm vụ lớn lao hơn? Nhân vật vừa giống Mandrin (tướng cướp Pháp) 4 , lại vừa giống Vidocq 5 Việt Nam này quả là tay sáng giá, anh hào.

 

- Tôi rất lấy làm sĩ diện được tiếp một nhân vật ái quốc như ông, tôi bảo anh ta thế.

 

Bảy Viễn lấy làm ngạc nhiên, và lấy làm sĩ diện được tôi khen ngợi. Để cho anh ta có vẻ thoải mái, tôi đưa anh ta đi xem biệt thự, và các cộng sự viên của tôi. Rồi tôi lại cho xem các vơ khí đi săn của tôi. Anh ta lấy làm thích thú khi thấy khẩu súng săn của Tướng Franco gửi cho tôi, để chứng tỏ t́nh đồng minh chống Cộng sản. Tất nhiên, nước Tây Ban Nha chưa thể công nhận Việt Nam trong hiện tại, nhưng Thống chế Franco muốn tỏ thiện cảm đối với tôi, bằng cử chỉ này.

 

Sự gặp gỡ đầu tiên với Bảy Viễn, mới đi tới chỗ ấy, và tôi mời anh ta đi săn, vài ngày hôm sau.

 

Trong suốt một ngày, chúng tôi đi chung với nhau. Tối đến, chúng tôi đến một ngôi làng mọi. Quanh đống lửa, chúng tôi tṛ chuyện. Rất nhanh chóng, câu chuyện trở nên thân mật. Bảy Viễn xưa nay vốn ít nói, liền kể cho tôi về đời anh ta, thuở hàn vi cũng như lúc bị án đầu tiên, vào năm 1936 bị kết 12 năm về tội “gian nhân hiệp đảng và tàng trữ vơ khí bất hợp pháp”. Bị đưa ra Côn Đảo, anh ta gặp những tay cộng sản đă từng được huấn luyện ở Nga: Bùi Công Trừng, Hạ Bá Cang, Tôn Đức Thắng, một kẻ gây loạn ở Hắc Hải, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, vốn dậy các lớp về chủ nghĩa Mác ở ngay trong tù, và nhiều người khác nữa… Năm 1940, anh ta vượt ngục và thành công, lập ra ở Chợ Lớn nhóm anh chị thuộc giới xích lô, và trở thành một “Kẻ tháp tùng” đoàn đua xe đạp ṿng Đông Dương, tôi cùng Hoàng hậu Nam Phương đă đến để chứng kiến cuộc về đích thứ nhất trong cuộc đua. Ch́m giữa đám đông, Bảy Viễn nhận ra tôi, vận chiếc áo vàng ở giữa các quan phẩm phục xanh đỏ, thêu chỉ vàng chỉ bạc. Bây giờ, anh ta hơi ngạc nhiên được đứng cạnh bên Quốc trưởng…

 

Anh ta kể cho tôi nghe tất cả cuộc đời phiêu lưu của ḿnh. Sau khi từ chối sự che chở của quân đội Nhật, anh ta lại bị cảnh sát Pháp bắt, tán tỉnh với bọn Trotskistes (đệ tứ Cộng sản), nên họ thả ra vào tháng 7 năm 1945, thế rồi với đám đàn em tập hợp lại được, anh ta lăn ḿnh vào công cuộc phục quốc, không cần biết đến ư niệm, chính trị hay tôn giáo nào hết. Anh tự phong cho ḿnh là Tổng Tư Lệnh quân đội Sài G̣n - Chợ Lớn, và lấy tên cũ là Lê Văn Viễn. Bị bắt buộc phải rút vào vùng śnh lầy Rừng Sát, chẳng mấy lúc anh ta đă chống lại Nguyễn B́nh, mà anh ta từng biết ở Côn Đảo, mà Ủy ban Cách mạng miền Bắc đă cử vào Nam để cầm quyền tư lệnh ở Nam bộ. Anh ta liền tham gia vào sự thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất vừa để chống lại người Pháp, vừa để chống lại Cộng sản. Sau khi Cao Đài và Ḥa Hảo bỏ về theo người Pháp, riêng c̣n anh ta chiến đấu đơn độc một ḿnh. Nhưng mỗi ngày một bị Cộng sản đe dọa, anh đành phải chấp thuận quay về, khi biết tin nước Pháp đă trả lại độc lập cho Việt Nam… Dưới danh nghĩa B́nh Xuyên, anh công nhận chính phủ Xuân ngày 17 tháng 6 năm 1948, và khi tôi trở về nước, anh ta liền ra tự đặt dưới quyền điều động của tôi.

 

- Miền Nam rất quí báu cho Việt Minh - tôi bảo anh ta như vậy - Đó là vựa lúa của nước Việt Nam, và cả cho Đông Nam Á nữa. Ai nắm được lúa gạo là nắm được toàn thể Việt Nam. Đối với Việt Minh, cái lợi lại gấp ba. Thoạt tiên, họ gặt lúa gạo, rồi họ lợi về chuyên chở, và cuối cùng là măi dịch. Hẳn ông hiểu v́ sao, Việt Minh t́m mọi giá để củng cố quyền hành đối với miền Nam. Không phải đây là một yếu tố suông về chính trị, mà chính là điều sinh tử đối với họ.

 

Bảy Viễn nghe tôi nói với tất cả sự chú ư, sau ngắt lời:

- Vựa lúa, đối với tiểu dân, thật quá rộng lớn. Nhưng các cửa hàng, thưa Hoàng thượng tiểu dân có thể đảm trách được. Mà cửa hàng, th́ người Tàu nắm hết, tất cả lúa gạo đều qua tay người Tàu. Mà người Tàu, tức Chợ Lớn rồi, đó chính là địa hạt của tiểu dân vậy. Tuy nhiên, cần một điều kiện: tiểu dân cần có Đại thế giới, bởi v́ Đại thế giới vẫn là một nguồn lợi cho Việt Minh vậy.

 

Bảy Viễn không nói rơ cho tôi ǵ cả. Tôi hiểu, tôi đang dính vào một chuyện ǵ. Bởi Đại thế giới là ṣng bạc lớn của Á châu, và có thể là cả thế giới nữa. Chúng tôi có thể không cần biết đến sự nổi tiếng này. Được mở ra năm 1946, mặc dù có sự nghiêm cấm của chính phủ Nguyễn Văn Thinh, vốn không ưng để người Việt sát phạt nhau, nhưng người Việt Nam lại rất đam mê, nên chính phủ Thinh phải cho đấu thầu, cứ hai năm một lần cho ai bỏ giá cao. Từ năm 1948, việc giao nhượng được chuyển cho một nhóm người Tàu từ Macao sang. Đến giờ phút này, người Tàu sẵn ḷng trả 400.000 đồng một ngày cho chính phủ Việt Nam. Nhưng để được yên trí làm ăn, họ phải nộp cho Việt Minh 500.000 đồng nữa. Không kể các thù lao cho quan thuế, cho cảnh sát và các nơi khác…

 

Ở Đại thế giới người ta chơi đủ mọi lối, nhưng có hai thứ chính, là đánh ba quan và tài xỉu. Ngoài ra mỗi chiều, c̣n mở số đề 36 con vật, một thứ như xổ số. Đó là một sự tai hại cho dân chúng vùng Sài G̣n, đă nướng vào đấy hết sạch cả đồng lương nhỏ bé của ḿnh. Để tránh những tai họa, tôi ra lệnh nghiêm cấm các công chức và binh sĩ Việt Nam không được lui tới Đại thế giới.

 

- Đến kỳ đấu thầu vào tháng chạp tới, ông có thể nộp đơn đấu thầu, tôi bảo Bảy Viễn như vậy.

- Thưa Hoàng thượng, xin tuân lệnh. Tôi sẽ xin nộp mỗi ngày một triệu đồng cho chính phủ Việt Nam, nhưng Việt Minh th́ đừng ḥng một xu nhỏ. Đồng thời, tôi có thể trả lương và trang bị cho người của tôi khá hơn trước nhiều. Như vậy, liệu hồn cho Nguyễn B́nh.

 

Đến tháng chạp, Bảy Viễn thực hiện được mộng này. Chỉ cần rỉ tai bọn Tàu Macao, có sự hỗ trợ của phe Tàu Chợ Lớn cùng với bọn Corses ở Sài G̣n, sự tin tưởng của chính phủ tước bỏ nguồn lợi vĩnh viễn này của Việt Minh, và tṛ chơi đă đạt. Bọn B́nh Xuyên trở thành Mafia giữ an ninh cho vùng Sài G̣n-Chợ Lớn và Bảy Viễn là Tổng tư lệnh quân đội.

 

 

De Lattre tới

 

Trong những ngày đầu tháng chạp 1950, chính phủ Pháp cử Tướng De Lattre nắm quyền Tổng tư lệnh ở Đông Dương. Ông ta cũng đảm nhiệm luôn chức vụ chính trị của Cao ủy nữa. Nghĩa là ông ta thay Tướng Carpentier lại vừa thay Cao ủy Pignon. Đó là một h́nh thức tốt, bởi v́ trong chiến tranh sự chia xẻ quyền hành thường gây ra nhiều trở ngại không mấy tốt đẹp. Ngày 17 tháng chạp, ông ta đến Sài G̣n cùng với toàn thể bộ Tham mưu. Cũng trong thời gian ấy, Việt Minh loan tin Hồ Chí Minh sẽ ăn tết ở thủ đô Hà Nội.

 

Tướng De Lattre đến với danh tiếng là người rất khó khăn. Tôi nghe trong các cơ cấu đầu năo là lại có một luồng gió mới của sự hoang mang thổi đến. Nhiều người t́m cơ hội để trở về Pháp, họ đă sắp sẵn hành trang. Người ta cũng nói đến một số đề nghị. Trước khi rời Paris, Tướng De Lattre đă đi thăm tất cả những ai đă hay đương có liên hệ đến Đông Dương, từ De Gaulle đến Decoux, và ông ta nghe như đă tuyên bố:

- Chủ tịch (Liên hiệp Pháp) Albert Sarraut từng khuyên tôi nên tận t́nh giúp đỡ Hoàng đế Bảo Đại, v́ Ngài là Vua chân truyền của dân tộc, cần phải giúp đỡ Ngài trong việc trị quốc, nhất là giúp Ngài thành lập dần dà một đạo quân hoàn toàn Việt Nam để có thể thay thế chúng ta chiến đấu chống lại Việt Minh.

 

Sự kiện ấy làm tôi chú ư. Ông tân Cao ủy muốn cùng tôi cùng chung ư kiến. Như vậy, điều mà tôi không bao giờ đạt được cạnh Tướng Carpentier và ông Pignon th́ có thể tôi sẽ đạt được với ông chăng: Đó là việc thành lập nổi một đạo quân hoàn toàn Việt Nam. Vậy tôi không nên cứng rắn với ông quá đáng, mặc dù vẫn phải cần tỏ cho ông hiểu chính tôi là Quốc trưởng. Ông ta đến đây với rất nhiều sự hiểu biết sai lầm. Trước hết, do các sĩ quan luôn luôn bị ám ảnh bởi nước Tàu, mà quên mất bọn Việt Minh. Sau đến bọn công chức hành chính Pháp. Ông ta đă đem hai viên chức kỳ cựu của Toàn quyền Decoux là ông Gautier và ông Aurillac. Tôi biết rơ vị thứ hai này, khi ông ta c̣n ở Huế dưới thời Khâm sứ Graffeuil. Bọn này chẳng hiểu ǵ về t́nh h́nh trong năm năm qua. Có thể họ đă nói xấu tôi cạnh De Lattre, tả tôi như một thứ kỳ đà cản mũi, chỉ biết phá ngang.

 

Chẳng lâu lắm tôi hiểu hết. Muốn ra Hà Nội vào dịp ngày 19 tháng chạp, kỷ niệm của Việt Minh, De Lattre đă dừng lại vài giờ để lên Đà Lạt chào tôi. Bề ngoài th́ thế, nhưng có dụng ư bề sâu nữa.

 

Đại tướng De Lattre tất nhiên là một người mă thượng. Chúng tôi rất tương đồng. Tôi cảm thấy ngay tự phút đầu có nhiều sự hiểu lầm của ông về tôi đă được giải tỏa. Tuy nhiên ông vẫn c̣n nhiều kiêu ngạo, như vẫn chẳng được gọi là Vua Jean đấy ư? Sau bữa ăn, câu chuyện hiện ra rơ rệt.

 

- Thưa Hoàng thượng, tôi đến đây để củng cố nền độc lập cho Ngài, và tôi chẳng phải là một tay thực dân. Ông ta nói với tôi như vậy. Tôi ước mong rằng sẽ được trông thấy một nước Đại Việt Nam, xứng đáng với các bậc tiên đế của Ngài.

 

- Thưa Đại tướng, người miền Bắc Việt Nam đă hiểu rơ tôi.

 

Thế là vị Cao ủy cho thấy một dụng ư. Trên chiếc máy bay ra Hà Nội có Trần Văn Hữu mà ông ta đă kéo theo, cùng với đoàn tùy viên của ông ta. Dụng ư đă rơ rệt, theo đúng câu châm ngôn cổ là “chia để trị,” và Tướng De Lattre muốn chơi tṛ bắt cá hai tay. Người ta lập tức hiểu ngay đă có kẻ lưu ư ông ta Chính phủ Sài g̣n và Chính phủ Đà Lạt…

 

Làm ra bộ cấp tốc, bỗng nhiên ông ta nói với tôi:

- Thưa Hoàng thượng, chiều nay tôi sẽ ở Hà Nội, và tôi sẽ duyệt binh vào ngày kỷ niệm 19 tháng chạp của Việt Minh. Xin Hoàng thượng đi với tôi. Chúng ta sẽ cùng xuất hiện trước dân chúng miền Bắc Việt Nam và Hoàng thượng sẽ cùng duyệt binh với tôi.

 

Tôi trả lời tức khắc:

- Thưa Đại tướng, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng nơi Đại tướng. Tốt lắm, đi theo Đại tướng trong trường hợp này là một sự vụng về mà chúng ta đều hỏng việc cả hai. Tôi th́ mang tiếng là tù nhân của Đại tướng, c̣n Đại tướng th́ giảm hết giá trị của ḿnh. V́ vậy, tôi không theo Đại tướng ra Hà Nội.

 

Ông ta không tỏ vẻ ǵ là thất vọng, cũng không nói một lời, và rút lui. Chắc hẳn ông ta đă hiểu rằng tôi rất khó bảo như người ta đă nói với ông. Để đánh dấu quyết định này, ngay chiều hôm ấy, tôi đến biệt thự thứ hai của tôi ở Ban Mê Thuột.

 

Là vơ tướng, De Lattre phải tỏ ra xứng đáng đứng đầu quân đội. Đó là sự cần thiết nhất là Cao ủy, ông cần phải có nhiều cuộc tiếp xúc để tăng cường cho uy tín cá nhân. Ông phải đóng đủ các vai tṛ trên sân khấu, dùng sự lịch sự khả ái để chinh phục, cũng như sự nghiêm khắc, tạo nên những tiếng vang, hầu nuôi dưỡng huyền thoại. Ông bị dính liền vào sân khấu.

 

Sự đó khác xa với v́ Thiên tử. Trong văn hóa cổ truyền ở nước tôi, tính chất thiêng liêng của ngôi vua, không cần phải tŕnh diễn kiểu ấy. Ngược lại, tính chất thiêng liêng này nằm trong sự huyền vi. Khi Hoàng đế đi qua, th́ thần dân cúi đầu, nhắm mắt. Quyền năng của vị Thiên tử tỏa ra từ cung cấm cô đơn, sau bức b́nh phong tịch mịch.

 

Tướng De Lattre cần phải hiểu sự dị biệt đó. Nhưng chúng tôi mớỉ chớm vào có một chút ban đầu, và tôi không mong muốn một sự đổ vỡ. Ông Cao ủy là một người thuộc chủng tộc khác với các vị tiền nhiệm của ông ta. Ông có thể rất quí báu cho Việt Nam. Mặc dù cố gắng giữ điều cách biệt, tôi cũng không nên chứng tỏ là một kẻ địch mà là một đồng minh, mà ông ta có thể được coi trọng ngang hàng.

 

Dịp may đă đến vào mấy ngày sau, khi kư thỏa hiệp Paris ở Sài G̣n ngày 23 tháng chạp. Tất nhiên, thỏa hiệp đă được kư kết tại chỗ do đại diện của chúng tôi kư ngày 12 tháng chạp, nhưng chúng tôi c̣n thiếu một chữ kư nữa. Ngày hôm đó, Tướng De Lattre ở bên phải tôi, Trần Văn Hữu ở bên phải Bộ trưởng Letourneau. Thành ra đă có sự vô t́nh quí báu, nằm trong ngôn ngữ ư nhị của ngoại giao.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính