Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

 

 

PHẦN THỨ HAI a

 

HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM TẬP SỰ CẦM QUYỀN

 

 

Thượng thư Thái Văn Toản, cựu thông ngôn của cha tôi đến Paris đón tôi về. Ông ở gần bên tôi cùng với hai cụ Charles trong suốt cuộc hành tŕnh. Đến Sài G̣n, chúng tôi lên chiếc tiểu đĩnh Dumont d’Urville để về Tourane và đă tới vào ngày 8 tháng 9 năm 1932. Tại đây đă có quan Khâm sứ Trung kỳ Chatel đứng đón, cùng với cụ Tôn Thất Hân, phụ chính và cụ Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư bộ Lại, tương đương chức Thủ tướng.

 

Cụ Nguyễn Hữu Bài trước kia là một chúng sinh nên có đời sống khuôn mẫu, đạo đức. Cụ có ảnh hưởng rất lớn trong cả hai triều đại cũ. Luôn trong hai mươi lăm năm, cụ là Viện trưởng viện Cơ mật. Tuổi vừa bảy mươi, người nhỏ, cụ nói và viết rất thạo tiếng Latin và tiếng Pháp. Trong suốt thời gian phụ chính, cụ đóng vai tṛ quyết định. Được Đức Đoan Huy Hoàng thái hậu nhủ tai, chính cụ đă cùng Đức Bà sửa soạn đón tôi về.

 

Cả hai vị đều mong muốn tôi có các tay phụ tá trẻ tuổi, tân học để gánh vác việc nước.

 

Tại Huế, nhân dân kinh đô đă tập hợp rất đông để chào mừng tôi ở suốt dọc đường. Từ trưởc đến nay, tôi chỉ trông thấy nhân dân khum lưng để tỏ ḷng tôn kính, v́ họ đă nh́n qua tôi, bực chí tôn cai quản thần dân. Đến hoàng cung, nh́n thành quách xây từ đời Vua Gia Long, tôi có cảm tưửng vững chăi trước mọi thử thách. Xe đi bước một để nhập nội, v́ ở đây dân chúng c̣n đông nghẹt hơn nữa. Tôi xuống xe ngựa, lên chiếc xe tay có bốn lọng vàng che, tỏ uy quyền tối thượng. Tới hoàng cung, ngang qua cửa chính đông, là cửa trước đây đă rước linh sàng của Vua cha ra lăng, cửa ấy nay đóng kín mít, để về điện Kiến Trung là nơi tôi ở. Tại đây, tôi sẽ sống một ḿnh. Sân chầu vắng ngắt, cung điện lặng như tờ.

 

Sáng hôm sau, tôi đi một ḿnh đến nhà Thái Miếu. Nơi đây đă đặt bàn thờ thứ bảy để thờ cha tôi là Hoàng đế Khải Định. Tôi trầm ngâm suy nghĩ rất lâu đến các vị tiên đế đă trở thành liệt thánh che chở và phù hộ cho tôi.

 

Ở Việt Nam, người chết không phải là đă hết. Người chết vẫn tồn tại, và giữ nguyên vị trí đối với con cháu. Linh hồn người chết có sợi giây thiêng liêng nối liền với người sống, c̣n mạnh mẽ hơn giữa người sống đối với nhau. Người ta khấn vái gia tiên, cầu khẩn gia tiên phù hộ. Quỳ trước bàn thờ, tôi lâm râm khấn vái, xin tổ tiên phù hộ cho những thỉnh nguyện của tôi, kể từ khi bắt đầu rời Pháp trở về. Đền thờ lặng lẽ hoàn toàn, chỉ thỉnh thoảng cổ tiếng tách nổ khô ṛn của nén hương đang cháy, và tôi bâng khuâng trong sự mơ mạng huyền ảo tuyệt vời.

Đến trưa, tôi vào yết kiến chính thức hai Đức Hoàng thái hậu, là Đức Đoan Huy Thái hoàng Thái hậu, và Đức Thứ phi của Vua Đồng Khánh, bà nội tôi, cả hai vị đều là vợ của Vua Đồng Khánh, và do cha tôi tôn phong khi Ngài lên làm Hoàng đế. Mỗi Đức Bà tiếp tôi riêng biệt, và ngồi ở trên Ngai uy nghi bất động. Tôi cũng sang kính thăm thân mẫu tôi, là Đức Từ Cung Thái hậu, ngự ở một cung điện sát cạnh hai Đức Quốc thái và các cung của các bà phi khác.

 

Về đến điện Kiến Trung, lập tức tôi cho vời Thượng thư Nguyễn Hữu Bài. Tôi hỏi:

- Quan Thượng, Trẫm tin tưởng ở kinh nghiệm lâu năm của Ngài, để hỏi cho biết nhiệm vụ của Trẫm ra sao, và xin quan Thượng cho Trẫm biết t́nh thế nước nhà, đồng thời thử vạch cho Trẫm một chương tŕnh làm việc.

 

Ông ta cúi đầu tâu tŕnh:

- Kính tâu Hoàng thượng, sự tin cẩn của Hoàng Thượng là một vinh dự lớn lao đối với lăo thần. Nhiệm vụ của Hoàng thượng ngày nay không c̣n giống như xưa nữa. Chính phủ Pháp trong thực tại đă nắm hết công việc của quốc gia trong tay. C̣n về t́nh h́nh trong nước, th́ ngoài sự xáo trộn ít nhiều ở Bắc kỳ đang bị dẹp tắt, được coi như yên tĩnh và thịnh vượng.

 

- Nhưng c̣n quyền hạn của Trẫm, công việc của Trẫm? Các quan Thượng làm việc ra sao?

 

- Kính tâu Hoàng thượng, trước kia th́ mỗi bộ tâu tŕnh lên Hoàng đế, và đệ lên dự án để xin quyết định. Nhưng sau khi Đức tiên đế Khải Định băng hà năm 1926, th́ đă có một thỏa ước với nước Pháp, theo đó Nội các sẽ họp dưới sự chủ tọa của viên Khâm sứ, ḿnh phải báo cáo và xin quyết định. Ṭa Khâm ra chỉ thị, nhất là về ngân sách. Chính phủ Pháp thu thuế và trao lại cho Nam triều đủ để trả lương cho nhân viên để có thể tồn tại.

 

- Chưa ai cho Trẫm biết, về cái thỏa ước ấy, nếu trước đây Trẫm biết được, th́ chắc hẳn Trẫm đă không chấp thuận.

 

- Kính tâu Hoàng thượng, thỏa ước này là do Hội đồng Phụ chính kư. Thực tế, nó traó hết quyền hạn cho viên Khâm sứ từ chính trị đến tư pháp, ơ Bắc kỳ, hiện nay, viên Thống sứ ở Hà Nội đang nắm quyền Phó vương rồi.

 

- Vậy th́ Trẫm c̣n ǵ?

- Hoàng thượng c̣n giữ được quyền về nghi lễ, quyền ân xá tội nhân, quyền phong sắc cho các thần linh, quyền cấp phát tưởng lục, phẩm hàm cho người sống hay người chết…

 

Tôi bàng hoàng trước những lời tâu của vị quan già này. Tôi cũng ghi nhận rằng ông ta không xen kẽ một sự phê b́nh nào, nhưng chỉ bằng sự tấu tŕnh mộc mạc ấy ông ta muôn để cho tôi tự hiểu. Sau một phút suy nghĩ, tôi quyết định phải làm ngay không thể chậm trễ. Và theo cái gọi là thỏa ước năm 1926 dành cho tôi quyền hạn về nghi lễ, tôi soắn ngay vào lănh vực này. Vừa hôm qua, tôi đă thấy những cái lưng cúi gập trước bước đi của tôi. Tôi liền bảo ông ta:

- Đại nhân hăy bảo cho viên Thượng thư bộ Lễ phải soạn thảo ngay một sắc chỉ: Kể từ hôm nay, hăy bỏ ngay sự quỳ lạy đối với Trẫm. Trong bất cứ buổi lễ riào chỉ cần vái ba vái đối với Hoàng đế mà thôi. Trẫm muôn quyết định này được áp dụng ngay kể từ buổi chầu ngày mai, khi các quan vào triều kiến Trẫm. Xin Đại nhân làm gấp.

 

Cụ Bài nh́n tôi, ngạc nhiên rơ rệt. Thấy vậy, tôi lại nói:

- Lạy để trán gập xuống đất, là một thái độ ươn hèn làm mất phẩm giá con người. Xin quan Thượng nhớ câu này của Đức Thánh Khổng: Kính bất như tuân lệnh. Sau nữa, cũng xin Đại nhân thảo ngay mệt sắc lệnh trả tự do cho tất cả các phi tần của tiên đế. Ai muốn ở lại để phụng thờ tiên đế Khải Định th́ vẫn có quyền ở lại nơi cũ, và hàng tháng vẫn được tiền trợ cấp cho đến khi chết.

 

- Xin tuân lệnh Hoàng thượng. Nhưng kính tâu Hoàng thượng, e rằng có hơi sớm quá chăng? Lăo thần có ngu ư là nên chờ một ít lâu nữa, và cần phải kiên nhẫn. Xin Hoàng thượng nên dè dặt hơn một chút. Trước đây, đă nhiều bậc tiến vương đă bị thất bại nguy hiểm trong sự canh tân. Tất nhiên, họ không được Âu hóa và cấp tiến như Hoàng thượng, nhưng họ cũng trẻ và nóng nẩy, và thiếu kiên nhẫn như Hoàng thượng vậy.

 

Nói xong, ông ta rút lui, để mặc tôi với sự suy tưởng một ḿnh.

 

Đức Khổng tử nói: Mạng của bậc Đế vương là Thiên mạng. Nhất cử nhất động đều có ảnh hưởng đến sơn hà, xă tắc. Vua mà hôn ám th́ trời sầu đất thảm, gây nên những thảm họa trong dân gian không nhỏ. Dân chúng sẽ lầm than cơ cực. Vua phải gánh chịu những nỗi đau của thần dân trăm họ hơn của chính bản thân ḿnh. Cái đau của trăm họ tạo nên cái đau của Vua, chứ không phải đau do chính Vua mà có.

 

Như vậy, làm sao mà tôi gánh nổi trọng trách tối thượng ấy, nếu tôi không có thực quyền. Liệu triều đại của tôi có bị đổ vỡ trong sự bất lực, để tôi phải gánh chịu tất cả nỗi đau của bá tánh, mà tôi không tài nào cải được số mệnh ấy hay sao?

 

Tư tưởng ấy vẫn theo dơi tôi cho đến sáng hôm sau, khi thiết đại triều để thực sự bắt tay làm Hoàng đế, y như ngày tôi được tấn phong làm Đông cung Hoàng thái tử và ngày lễ đăng quang làm Hoàng đế của tôi năm mười hai tuổi. Trong buổi khai triều này, quan Phụ chính Thân thần Tôn Thất Hân được chính thức giải nhiệm. Vị cựu thần này đă trải qua chín triều đại của tổ tiên tôi, phải khánh thành quyết định của tôi vừa ban bố hôm qua.

 

Ông tiến lên, một ḿnh đến trước Ngai, mắt nh́n xuống chân, cách tôi vài mét và vái ba vái. Tôi quan sát ông từng tí một. Vái xong, ông lúng túng như quên mất điều ǵ, rồi đi giật lùi ra khỏi điện, trong sự yên lặng hoàn toàn. Các đại thần khác tiếp theo sau như vậy, và tôi không hề t́m thấy trên vẻ mặt họ nét phản ứng nào.

Tôi có ư định thay thế tất cả những nhân viên này, để trẻ trung hóa bộ máy triều đ́nh đă quá già nua, cằn cỗi. Nhưng trước hết, tôi cần phải biết rơ điều mà cụ Nguyễn Hữu Bài nói với tôi hôm qua. Nhiều vị tiên quân cũng đă muốn canh tân như tôi, về sau ra sao? Thành ra tôi quá mù mịt về lịch sử của nựớc ḿnh. Chỉ biết vài chuyện huyền hoặc, có tính cách tượng trưng, tôi gần như chẳng biết ǵ về quá khứ của tổ tiên tôi và tánh t́nh của họ.

 

V́ vậy, tôi ra lệnh cho bộ Học đệ tŕnh cuốn Sử của hoàng triều và bắt đầu đọc trong nhiều ngày liên tiếp.

 

 

Lịch sử Nhà Nguyễn

 

Gia đ́nh tôi thuộc triều Nguyễn, có một gốc rễ lâu đời. Sử kư Việt Nam ghi rằng, cụ tổ viễn đại là Nguyễn Bặc, làm quan lớn dưới triều nhà Đinh. Nhưng sau thời gian dài đặc ấy kể từ cụ tổ Nguyễn Kim sanh năm 1468 gia sử của ḍng họ tôi đă trở thành Lịch sử quốc gia rồi. Từ Nguyễn Bặc cho đến Nguyễn Kim, đă qua mười ba đời kế tiếp.

 

Nguyễn Kim là viên vơ tướng có tài dụng binh. Cụ được phong làm Tướng cầm quyền chỉ huy quân đội. Cụ là Trấn thủ tỉnh Thanh Hóa. Sau khi nhà Lê bị nhà Mạc tiếm ngôi, Nguyễn Kim tụ tập được hơn năm ngàn người và ba mươi con voi, để khôi phục nhà Lê. Mùa xuân năm 1533, cụ lập một người ḍng dơi vua Lê tên Lê Duy Ninh lên làm vua.

 

Em út Nguyễn Kim là Tôn Thái có sức khỏe muôn người khôn địch. Khi nhà Mạc tiếm ngôi nhà Lê, th́ ông đang ở vùng Thái Nguyên và Cao Bằng. Nhưng khi nghe tin Nguyễn Kim đă lập thái tử Ninh làm Vua, ông liền bỏ về Thanh Hóa để khuông pḥ. Ổng đánh nhau với quân nhà Mạc luôn hai mươi năm. Khi dẹp xong phiến loạn, ông được phong cho đất Thái Nguyên và Cao Bằng.

 

Nguyễn Kim có ba con trai. Người con thứ hai là Nguyễn Hoàng, sanh năm 1525, rất thông minh và có tài thao lược. Vai hùm, lưng gấu, đầu rồng, mắt phượng, cả thân h́nh uy nghi như vị thiên thần. Càng lớn lên, càng nổi tiếng rực rỡ. Năm hai mươi mốt tuổi ông đă giết được họ Mạc ở ngay giữa trận tiền.

 

Nghe tin cụ Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà tiên tri kỳ tài, ông liền sai sứ đến hỏi về tương lai. Thấy sứ giả, cụ Trạng Tŕnh không nói, chỉ nh́n vào ngọn giả sơn trong ḥn non bộ và lẩm bẩm: Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân. Sứ giả về thưa lại với Nguyễn Hoàng. Hiểu được ư ấy, Hoàng nói với chị là Ngọc Bảo, vợ của Trịnh Kiểm, lúc ấy cầm quyền nguyên soái cho vua Lê Anh Tôn, để xin cho vào trấn thủ tỉnh Thanh Hóa. Trịnh Kiểm cũng muốn ông đi xa cho khuất mắt, nên tŕnh Vua Lê cho đi. Vua Lê chấp thuận. Ông phải lánh đi xa như vậy, v́ sợ Trịnh Kiểm muốn mưu hại, như đă từng giết anh ông là Nguyễn Uông. Vào năm 1558, ông đem quân bản bộ gồm toàn những người thân tín, cẩn đảm đến nơi trọng nhậm mới. Khi đến Thanh Hóa dân chúng đem dâng từng ṿ nước để quân sĩ giải lao. Viên đầu mục cho là triệu chứng tốt, bảo ông rằng: Tướng quân đến đây trọng nhậm mà được dân chúng đem nước dâng, đó là Trời muốn cho Tướng quân dựng được Nước vậy.

 

Kể từ đó trở đi, danh tiếng của Nguyễn Hoàng nổi như cồn, như có hào quang tỏa ra của bậc Vua Chúa.

 

Năm 1572, quân Mạc đem một đoàn chiến thuyền hơn sáu mươi chiếc vào đánh Thanh Hóa, ông đóng quân ở ven sông để cầm cự. Đến đêm nằm mơ thấy một bà tiên bảo rằng: “Phải dùng mỹ nhân kế để dụ địch đến nơi có tiếng vang trao, trao ta sẽ giúp cho”. Nguyễn Hoàng theo lời, cho người con gái đẹp tên gọi Ngô Thị đem vàng bạc đến xin cầu ḥa với tướng địch, tên này mê thích và ưng thuận. Thế là không pḥng bị, nên bị đảnh úp và bị giết. Xong việc, ông cho xây một ngôi đền ở nơi ấy để tạ ơn bà tiên.

 

Nhờ tài cai trị khéo léo, đức độ và công b́nh, dân chúng được an cư lạc nghiệp, thuyền bè ngoại quốc đến buôn bán yên ổn, đi lại như mắc cửi, nên địa hạt mỗi ngày một phồn thịnh. Một kẻ thân tín một ngày kia lại mơ thấy bà tiên đứng trên đỉnh núi gần Thanh Hóa, chỉ tay xuống phía dưới mà bảo rằng:

- Đây là huyệt đế vương, cần phải xây một ngôi chùa để yểm cho long mạch, th́ đất sẽ phát nên đế nghiệp.

 

Kẻ tả hữu đem lời ấy tŕnh với Nguyễn Hoàng, Hoàng liền tuân theo lời dạy của bà tiên, và xây ở đây một ngôi đền, đây là đền thờ bà Chúa Liễu Hạnh, thuộc về Ṣng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

 

Sự thái b́nh thịnh trị lan tới các tỉnh Quảng B́nh và Quảng Nam, làm thành một vùng đất đai rộng lớn, phía trên giáp với Bắc Kỳ, phía dưới tới Chân Lạp, tạo thành một vương quốc cứ mỗi ngày một mở rộng thêm lên.

 

Mùa thu năm 1613, Nguyễn Hoàng cho gọi người con trai thứ sáu đến, trao cho một cẩm nang và bảo rằng:

- Làm trai phải biết giữ lấy cương thường là trung hiếu thuận ḥa. Trung là trung với vua với nước, hiếu là hiếu với cha mẹ, c̣n thuận ḥa là đối với anh em. Đây là giềng mối của đạo làm người. Đất nước ta, mặt bắc có núi Hoành Sơn, và sông Linh Giang, trấn giữ được đất Thanh Hóa và Quảng Nam, mặt nam có hai núi Hải Vân và Bỉ Sơn, tạo thành địa thế hiểm trở thiên nhiên. Rừng núi chứa nhiều mỏ, quặng từ mỏ vàng đến mỏ sắt, bể cả có nhiều hải sản, tôm cá và muối. Kẻ đại trượng phu phải biết tận dụng địa lợi này, mà thu, phục nhân tâm, th́ có thể tạo nên đế nghiệp, truyền lại cho con cháu đến muôn đời.

 

Do thế, mới t́m đất có khí thiêng sông núi, để đặt kinh đô. Dựa lưng vào cửa bể, lấy núi Ngự B́nh và sông Hương Giang làm tay ngai, lập kinh đô ở nơi núi sống cẩm tú ấy, và đặt cho tên gọi là Thuận Hóa, có nghĩa là nơỉ đất lành của ḥa đồng, mà về sau gọi tắt là Huế.

 

Sau đó ít lâu, Nguyễn Hoàng chết thọ tám mươi chín tuổi.

 

Người con thứ sáu lên nối ngôi, v́ bốn người anh ở trên đă chết cả, người thứ năm làm quan ở Bắc. Vị hoàng tử thứ sáu này sanh năm 1563 là con bà vương phi họ Nguyễn. Khi sắp sanh ông ra, bà nằm mơ thấy một người đem cho một tờ giấy viết đặt một chữ Phước.

 

Khi tỉnh dậy th́ sanh hạ ông ra, nên bà muốn đặt tên cho con bằng chữ Phước.

Nhưng rồi bà nghĩ: “Nếu đặt riêng cho con tên là Phước, th́ chỉ có một người tên Phước, chi bằng dùng chữ Phước làm chữ đệm, th́ có thể có hàng ngh́n, hàng vạn con cháu đều mang chữ Phước. Và gịng họ sẽ phồn thịnh đài đời”.

 

V́ thế, nên gịng họ của chúng tôi đều mang tên là Nguyễn Phước hết.

 

Đến năm 1620, Chúa Nguyễn Phước không chịu thần phục họ Trịnh đang cầm quyền miền Bắc. Họ Trịnh dựa vào danh nghĩa pḥ Lê, t́m cách đánh họ Nguyễn ở phương Nam, nhưng lần nào ra quân cũng đều thất bại, đành phải công nhận họ Nguyễn làm Chúa ở phương Nam, cắt đất từ sông Gianh phía trên Đồng Hới trở vào là thuộc về Chúa Nguyễn, c̣n từ đó trở ra th́ thuộc Chúa Trịnh.

 

Mặc dù luôn luôn phải lo đề pḥng quân Trịnh, các Chúa Nguyễn vẫn t́m cách bành trướng xuống phía Nam, nên năm 1674 đă tiến tới Sài G̣n, và năm 1693 th́ cả nước Chiêm Thành bị sát nhập hẳn. Quyền hành của Chúa Nguyễn lan đến hết vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiến tới Hà Tiên về thế kỷ mười bảy.

 

Cuộc Nam tiến bị đứt quăng do sự nổi dậy của anh em Nhạc Huệ nhà Tây Sơn, quê ở An Khê. Anh em Nhạc chiếm thành Qui Nhơn, và trọn đất của Chúa Nguyễn. Năm 1775, th́ lẩy kinh đô Huế và năm 1778, chiếm hết Nam Kỳ. Chúa Nguyễn và người con trai cả bị giết chết.

 

Người cháu của ông tên gọi Nguyễn Ánh mới mười bảy tuổi được chọn kế vị. Chỉ có một dúm người, lại thiếu từ vũ khí đến lương thực, thủy quân bị tan nát, ông phải chạy từ đảo này sang đảo khác, trước khi tạm lánh vào bờ biển nước Xiêm, đầy nguy hiểm bất trắc.

 

Tại đây, ông gặp một vị thừa sai Gia tô giáo người Pháp, tên gọi Pigneau de Behaine, Giám mục Adran (tức Đức Cha Bá Đa Lộc). Trong tám năm, Nguyễn Ánh được Đức Cha giúp đỡ và khuyên nhủ, bàn bạc. Không thiếu ǵ các nước phương Tây muốn tận t́nh giúp đỡ v́ Vương đang thất thế này. Anh Cát Lợi, Tây Ban Nha, Y Pha Nho và Ḥa Lan, đủ cả. Những đề nghị của họ quá hấp dẫn, làm Nguyễn Ánh nghi ngờ, do ông rất quan tâm đến nền độc lập của quốc gia. V́ thế, nên không nhận. Điều ông mong mỏi, chính là muốn sự trự giúp của một cường quốc Tây phương, nhưng dưới h́nh thức đồng minh, chứ không phải chịu làm chư hầu của họ. Ông đă có quyết định vô cùng táo bạo. Trong lúc sống cô đơn ở Poulo Way vào năm 1778, ông cho vời Đức Cha Bá Đa Lộc đến ủy thác làm sứ thần sang cầu viện với Vua Louis đệ lục nước Pháp, hầu kư kết một hiệp ước đồng minh, và đem viện trợ về. Ông giao toàn quyền cho Đức Cha, đồng thời trao cả người con trai đầu ḷng là Hoàng tử Cảnh sanh trong lúc phiêu bạt lưu vong, để cùng sang Pháp. Ngày 28 tháng 11 năm 1787 hiệp ước được kư kết ở Versailles. Nước Pháp thỏa thuận trao cho Nguyễn Anh một đoàn quân viễn chinh gồm bốn chiếc tàu chiến, và 1.500 binh sĩ, đủ cả bộ binh và pháo binh với đầy đủ súng đạn.

 

Để đổi lại, nước Pháp được toàn quyền sử dụng cửa bể Đà Nẳng và cù lao Côn Sơn được độc quyền buôn bán hàng hóa Tây phương ở Nam kỳ, và trường hợp có tranh chấp giữa Pháp với nước Anh, sẽ được sự yểm trợ của binh lính Việt Nam cả bộ lẫn thủy, trong hải phận từ quần đảo Moluques đến eo bể Malacca.

 

Tuy nhiên, chẳng cần phải đợi đến lúc Đức Cha Bá Đa Lộc trở về, v́ anh em Tây Sơn hiềm khích chia rẽ nhau, Nguyễn Ánh từ Bangkok trở về chiếm lại lấy Nam kỳ, và trong ṿng hai năm đă làm chủ toàn thể miền Nam. Tháng ba năm 1789, ông ta đă có thể tới Vũng Tàu để đón con là Hoàng tử Cảnh và Đức Cha trở về, sau bốn năm xa vắng.

 

Cũng đáng buồn mà nói rằng, Đức Cha này đă không đưa được đoàn quân viễn chinh Pháp tới nơi, v́ bị kẹt ở Pondichery. Nước Pháp đă không giữ trọn lời giao ước. Chỉ một dúm sĩ quan và vài người t́nh nguyện, mà Đức Cha đưa sang bằng tiền riêng của ḿnh, theo Cha mà thôi. Những vị này đă dựng nên ṇng cốt quí giá cho đạo quân mới thành lập của Nguyễn Ánh.

 

Kể từ năm 1790, Nguyễn Ánh lấy lại sơn hà. Sự khôi phục ấy mất cả thẩy mười hai năm. Trận đánh ở Qui Nhơn vào tháng bảy năm 1792 là trận quan trọng nhất v́ thủy quân của Tây Sơn bị tận diệt.

 

Ngày 12 tháng 6 năm 1801 th́ khôi phục được kinh thành Huế. Đạo quân của Chúa Nguyễn Ánh mạnh tới 107.000 người trên bộ, với những đại đội kỵ mă và những tiểu đoàn tượng binh, và 26.000 thủy binh gồm 450 tầu chiến và thuyền, được huấn luyện kỹ càng, và hành quân tuyệt diệu, làm cho Tây Sơn thua lụn bại. Đến năm 1802 th́ dứt luôn cả nhà Trịnh ở Bắc kỳ và chiếm thành Hà Nội.

 

Mất mười năm mới b́nh định hẳn, tuy có lâu, nhưng vững chắc. Tất cả vùng đất nào thu hồi lại được, lập tức đặt ngay nền cai trị từ hạ tầng cơ sở, và cứ thế như tằm ăn dâu, đặt nền móng cho sự thống nhất từ Nam Quan tới Cà Mau. Chúa Nguyễn Ánh lên làm Hoàng đế lấy hiệu là Gia Long. Nước Xiêm phải để cho Cao Miên làm chư hầu của Việt Nam từ năm 1813, c̣n nước Ai Lao phải triều cống.

 

Là một nhà cai trị đại tài, sau khi thống nhất sơn hà lên ngôi Hoàng đế, ngài ban bố lệnh ân xá toàn diện, và kêu gọi sự hợp tác của các người có chân tài, thiện chí, và cho hoăn thuế ba năm.

 

Nền thống nhất được củng cố bằng quyền hành của chính phủ trung ương do chính Hoàng đế chỉ huy, và thể hiện rất tinh vi, từng chi tiết. Sự đo lường được thống nhất ở khắp nơi trong nước. Đúc tiền mới, hủy bỏ tiền Tây Sơn, mở nhà máy đúc tiền ở Hà Nội. Luật pháp được sửa đổi lại, và đồng nhất cho toàn quốc. Quân đội sau khi chiến thắng được tổ chức lại. Những sự canh tân ấy nhằm nhiều nhất đối với miền Bắc, vốn từ lâu sống ở ngoài hiến pháp của nhà Nguyễn.

 

Gia Long biết rằng muốn cho triều đại vững chắc, cần phải có nhân tâm. Bởi vậy, Ngài cho phân chia lại ruộng đất và cải cách việc điền địa.

 

Trong việc hành chánh, dùng tiếng mẹ đẻ làm tiếng quan thoại, và cuối cùng để đỡ gánh nặng cho dân chúng về việc đóng góp tế lễ trong những buổi hội họp ở thôn quê, Ngài tiết chế rất nhiều sự chi tiêu rườm rà và tốn kém.

 

Ngài lại cho cải tổ các lề lối về phong tục, tập quán chỉ có lợi cho bọn kỳ hào. Các quan lại bị canh chừng chặt chẽ, và ai phạm lỗi sẽ bị trừng trị nặng nề.

 

Việc b́nh trị các dư đảng của Tây Sơn c̣n chưa chịu ra hàng, Ngài kêu gọi họ ra đầu thú và chiêu hồi họ trở về để được an cư lạc nghiệp. Về pḥng thủ đất nước, nhất là ở miền Bắc, các thành tŕ được củng cố mạnh mẽ, theo kiểu mẫu của Vauban (Đồ Bàn), như thành Hà Nội, Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang v.v…

 

Ngoài ra, các thành thị đều được tu bổ với những đài kỷ niệm, những đ́nh chùa miếu mạo… Thành Hà Nội rực rỡ bắt đầu từ triều đại Gia Long. Cuối cùng, đắp con đường cái quan đi suốt từ cửa ngơ Trung Hoa tới Cao Miên, dọc theo toàn quốc. Cho đến ngày băng hà, Hoàng đế Gia Long đă có uy tín rất lớn lao. T́nh giao hảo với Pháp Quốc đă đem lại lợi ích cho Việt Nam không nhỏ.

 

Nhưng sự một số người ngoại quốc theo chân Cha Bá Đa Lôc đến giúp đỡ vua từ ban đầu, được phong cho những tước vị cao ở triều đ́nh, đă tạo một sự ghen ghét ngấm ngầm, và gây khó khăn cho người kế vị không nhỏ.

 

Số là Hoàng tử Cảnh theo Cha Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện, được cả triều đ́nh Versailles có cảm t́nh, đă chết ngày 21 tháng 3 năm 1801, vào năm hai mươi mốt tuổi. Thế rồi sau đó, hai con của ông ta và bà vợ bị đầu độc chết một cách khả nghi mờ ám. Hai Hoàng tử này đều ở lứa tuổi hai mươi. Ngai vàng phải truyền lại cho người con thứ hai của vua Gia Long là Hoàng tử Hữu, trở thành Hoàng đế Minh Mạng. Vua Minh Mạng ra mặt ác cảm với những người Pháp này, và các chiến hữu của Cha Bá Đa Lộc, nay bắt buộc phải trở về Pháp. Như một trong những vị đó là Chaigneau được phong tới tước hầu, mang danh là Thắng Dũ hầu, bữa kia thấy sứ giả đem đến cho một chiếc khay đựng một vuông nhiễu và một chiếc tàu nhỏ để bàn. Chaigneau hiểu ngay và đáp chuyến tàu đầu tiên về Pháp.

 

Cũng vào thời gian này, các vị Hoàng đế người Măn Châu của triều đ́nh nhà Thanh ở Trung Hoa tự cho là thiên triều, bế quan tỏa cảng, cấm cửa mọi cải cách do ảnh hưởng của Tây phương xâm nhập vào.

 

Đồng thời ở Việt Nam th́ nhờ có Vua Gia Long dễ dàng cho mọi hoạt động của tự do tôn giáo, và có người Pháp làm quan ở đấy, các nhà truyền giáo dựa hơi đó mà kéo đến Việt Nam để cắm dùi, và lập ra được nhiều cơ sở nhà chung quan trọng. Những cộng đồng đó gây cho triều đ́nh nhiều vấn đề quan trọng. Bởi v́, các nhà truyền giáo không cho giáo dân được thờ phượng tổ tiên, coi là mê tín dị đoan. Thế rồi v́ muốn củng cố vị trí của họ để được bền vững, họ xúi dân tranh giành quyền lợi về ruộng nương đất cát, đưa đến chỗ tan ră hệ thống hành chánh hạ tầng cơ sở làng, xă. Tóm lại, người dân chất phác sẽ không c̣n thể nhận định được đích xác đâu là quyền hạn của Vua quan, đâu là thuộc phạm vi tôn giáo. Bởi v́ kẻ truyền giáo đặt giáo dân dưới sự lănh đạo của một vị vua ngoại quốc, tức Giáo hoàng, từ La Mă xa xôi, đă ra lệnh bằng luật lệ riêng của nhà chung. Như vậy, bất cứ người Việt Nam nào theo đạo Gia tô cũng đều coi như bất trung với vua, với nước. Trước những hiểm họa làm băng hoại nền móng xă hội và chính trị của Việt Nam, cũng như về kinh tế, vua Minh Mạng liền ra một đạo dụ đă được giới quan lại dựa theo mạnh mẽ, gây nên sự đổ máu hàng loạt chẳng những cho giáo sĩ, mà c̣n kéo theo hơn năm mươi ngàn giáo dân Việt Nam nữa.

 

Vô t́nh, các giáo sĩ đă gây nên yếu tố ái quốc cực đoan ở Việt Nam mà họ không ngờ, có lẽ thế?

 

Mặc dù đă đóng chặt cửa cho sự xâm nhập của Tây phương, triều đại của vua Minh Mạng đă đánh dấu sự cực thịnh của nhà Nguyễn. Chính vào thời đại này, đất nước Việt Nam rất thịnh đạt. Tiếp theo các công nghiệp của vua cha, vua Minh Mạng cho kiến tạo nhiều đê điều, cầu cống, đường xá, đào sông, xẻ ng̣i, chỉnh trang thành thị, khuếch trương hải cảng. Mặt khác lại bổ khuyết và hoàn hảo bộ luật Gia Long, cũng như sửa đổi nghi lễ đối với triều đ́nh đặt ra quan chế theo thứ bậc rơ rệt. Trọng mọi lănh vực vua Minh Mạng đều tỏ ra khôn ngoan, sáng suốt.

 

Trong thời gian này, nước Việt Nam bênh vực các bộ lạc Lào đối phó với quân Xiêm La thường ăn hiếp họ. Sau cùng quân đội đă đóng đến ranh giới sông Cửu Long, và đặt nền đô hộ của Việt Nam ở Cao Miên.

 

Tôi đă t́m thấy trong thư viện của hoàng gia một bức địa đồ Việt Nam vẽ vào khoảng năm 1835. Đế quốc Việt Nam rộng từ biển Nam Hải vào sâu đến bờ sông Cửu Long, sát tới Miến Điện, bao gồm toàn thể nước Lào ở mặt tây bắc, nhiều tỉnh Xiêm La ở phía giữa và nước Cao Miên ở phía nam. Đây là Đại Việt Nam được tô cùng màu, từ biên giới Trung Hoa đến mũi Cà Mau, từ sông Đồng Nai sang đến tỉnh Dang-Rek phía tây, và đến đồng bằng sông Cửu Long. Tôi suy nghĩ rất lâu trước tấm bản đồ ấy. Bức địa đồ này đă nói ǵ, trong một thời gian đă qua của tổ tiên tôi? Phải chăng đây chỉ là một sự mơ ước, hay đó lại là điều cần thiết về chính trị và kinh tế cần phải thực hiện?

 

Tỉnh giấc mơ, tôi bỗng chợt hiểu:

- Vua Minh Mạng có tới một trăm bảy mươi người con, vừa trai vừa gái. V́ lo ngại về sau con cháu sẽ khó nhận ra nhau trong đám bá tính, Ngài mới đặt sẵn ra một mớ tên gọi theo thứ tự, cho hai mươi đời kế thế về sau có thể kế vị được Ngài. Tên gọi này là thể theo giá trị xa gần của gịng máu chính thống.

 

Hai mươi chữ này được khắc vào tờ giấy bằng vàng, được coi như giấy hộ tịch của hoàng gia ở Huế. Đó là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, mà câu đầu như sau: “Miêng, Hương, Ưng, Bửu, Vĩnh”. Có nghĩa là Sáng lạn, Hương thơm, Xứng ư, Giá trị và Huy hoàng.

 

Chữ cuối cùng Vĩnh là ḍng của các hoàng thân thuộc ḍng máu của ngành tôi. Vua Minh Mạng mất năm 1841. Thiệu Trị là con của Ngài tên húy là Miêng Tôn, lên nối ngôi. Ông là người hiền ḥa, không cương quyết như vua cha, nhưng vẫn theo phép tắc của vua Minh Mạng mà cai trị. Triều đại của Ngài phải đương đầu trước tiên với phản ứng của Pháp tưởng có phen phải dùng đến vũ lực hay dọa nạt để can thiệp hầu bảo vệ các nhà truyền giáo, mà họ coi như là người của họ. Nhiều tàu chiến Pháp đă đến biểu dương lực lượng ở sát bờ biển nước ta từ 1843 đến 1847. Những sự can thiệp đó rơ rệt là không thể chấp nhận được. Hậu quả của nó càng chứng minh rằng Gia tô giáo chỉ là h́nh thức để che dấu ư đồ xâm lăng của ngoại nhân, mà cần phải chống lại hầu bảo vệ nền độc lập quốc gia.

 

Năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà, con là Hồng Nhậm lên nối ngôi, lấy hiệu là Tự Đức. Sự đụng chạm găng thêm măi lên. Quân Pháp đổ bộ xuống Đà Nẵng vào năm 1858 với ư định tiến tới kinh đô Huế. Họ tưởng được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ sở giáo hội ở địa phương, nhưng những người này bất động. Vua Tự Đức kéo dài việc thương thuyết, nên năm 1860, quân Pháp trở về Tàu. Nhưng cũng trong năm ấy nước Trung Hoa của Tây Thái hậu nhà Măn Thanh, kư với các nước Tây phương, ḥa ước Nam Kinh, để chẫm dứt chiến tranh nha phiến. Đoàn quân viễn chinh Pháp ở Trung Hoa được rảnh tay, kéo đến bờ biển Nam kỳ. Sau một trận chiến tranh tàn khốc, và sự kháng chiến mănh liệt của quân đội Việt Nam trong suốt hai năm, quân Pháp chiếm đóng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, và kư một ḥa ước vào ngày mùng 5 tháng 6 năm 1862, lấy các tỉnh Sài G̣n, Biên Ḥa và Mỹ Tho và ḥn đảo Côn Sơn làm thuộc địa.

 

Sự cắt đất này làm cho đất nước bị mất đi vựa lúa ph́ nhiêu, nên số lượng gạo không đủ cung cấp cho dân làm dân chúng đói khổ, về thương mại, cũng bị suy thoái do nước bị cô lập. Thêm vào đó, loạn lạc ở nhiều nơi, quân thổ phỉ Tàu quấy rối ở miền Bắc, ở biên giới Việt Hoa. Sự thất trận làm co sụm lại quân đội. Các đơn vị không đủ quân số cần thiết. Uy tín của hoàng triều không c̣n được mạnh mẽ, và quốc gia mất thế thượng phong đối với lân quốc là Vương quốc Cao Miên và các thổ địa Ai Lao. Sự tàn lụi của Việt Nam thật khó tránh được. Năm 1863, Cao Miên tự đặt dưới sự bảo hộ của Pháp.

 

Lợi dụng sự khó khăn của chúng tôi, người Pháp càng tiến sâu vào phía nam nhưng những tổ chức du kích kháng chiến của những nhà ái quốc Việt Nam dù tâm huyết đến đâu cũng không cản được bước tiến của họ. Để chấm dứt cuộc chiến đấu vô vọng này, viên Tổng trấn các tỉnh miền Tây Nam kỳ Phan Thanh Giản chấp thuận nhượng cho Pháp ba tỉnh phía tây là Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên. Sau đó, tự coi như bị nhơ nhuốc, Phan Thanh Giản đă uống thuốc độc tự tử trước mắt gia đ́nh và thuộc hạ.

 

Kể từ lúc đó, toàn thể Nam kỳ bị đặt trong ṿng kiểm soát của người Pháp, ơ Bắc kỳ, một người tự xưng là con cháu của nhà Lê, kêu gọi nước Pháp tiếp tay. Dưới h́nh thức bảo vệ sự thương mại trên ḍng sông Hồng Hà, một thương gia Pháp tên Jean Dupuis (Đỗ Phủ Nghĩa) vẫn dùng đường này để buôn bán với người Hoa ở tỉnh Vân Nam, quân Pháp ngày 20 tháng 11 năm 1873 đă bất ngờ, tấn công thành Hà Nội, làm cho viên Tổng đốc Nguyễn Tri Phương phải tự tử. Ngày 15 tháng 3 năm 1874, triều đ́nh Huế và Pháp kư một thỏa ước như sau: Pháp phải rút hết quân đội ra khỏi Bắc kỳ, ngược lại triều đ́nh Huế phải công nhận xứ Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, đồng thời cho phép Pháp được buôn bán tự do ở ba thành thị lớn là Hà Nội, Hải Pḥng và Qui Nhơn.

 

Sự ngưng chiến này chỉ có một thời gian ngắn. Nước Pháp năm 1882 lấy cớ là triều đ́nh Huế đă từ chối thực hiện một số điều kiện mới của Pháp vốn trái lại với hiệp ước kư năm 1874, Pháp liền tung ra cuộc tấn công mới. Nhờ ở vũ khí và chiến cụ tinh vi hơn, quân Pháp lại ngược sông Hồng Hà và tái chiếm thành phố Hà Nội. Quan Tổng đốc Hoàng Diệu, treo cổ lên một cành cây ở đồi Tam Sơn trong thành, về sau được gọi là “Đồi Trung Liệt”

 

Chĩu nặng bi thiết, Hoàng đế Tự Đức chết ngày 10 tháng 7 năm 1883.

 

Ngài chỉ định làm kế vị người cháu mà Ngài nhận làm nghĩa tử lên làm vua, nhưng dưới sự áp lực của Pháp, triều đ́nh truất phế ông vua này mới lên ngôi được ba ngày. Thay vào đó, người ta đem người em út của vua Tự Đức lên làm vua, lấy hiệu là Hiệp Ḥa. Nhưng v́ vị thiếu quân này không chịu chấp nhận những đ̣i hỏi mới của Pháp, Ngài cũng bị truất phế sau bốn tháng mười ngày lên làm vua. Ngài bị đánh thuốc độc chết vào ngày 30 tháng chạp năm 1883. Người ta chọn người cháu khác của vua Tự Đức lên làm vua, lấy hiệu là Kiến Phước, mới mười hai tuổi. Khi ấy quyền hành ở trong tay hai người là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Nguyễn Văn Tường làm phụ chính đại thần, dưới áp lực của Pháp, kư với Pháp ngày 6 tháng 6 năm 1884 một hiệp ước mới công nhận nền bảo hộ của Pháp đối với hai xứ Bắc và Trung kỳ. Chiếc ấn bạc của vua Gia Long trước kia nộp cho Trung Hoa, về đời vua Càn Long nhà Thanh, coi như chư hầu, được hủy bỏ công khai trước khi kư hiệp ước này. Chỉ có một sự trao đổi tượng trưng là trả về cho triều đ́nh tỉnh B́nh Thuận trước sát nhập vào Nam kỳ làm đất thuộc địa của Pháp, và trả hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh trước sát nhập vào Bắc kỳ, th́ nay trả về cho Trung kỳ. Mực c̣n chưa ráo th́ Hoàng đế Kiến Phước chết ngày 31 tháng 7 cùng năm ấy (1884).

 

Người anh của Kiến Phước lên kế vị, lấy hiệu là Hàm Nghi, cũng mới mười lăm tuổi. Chính quyền trung ương bị chia xẻ. Ngày 1 tháng 10 năm 1884, chính phủ Pháp đặt chức Khâm sứ để cai quản cả hai miền Trung Bắc lưỡng kư, đặt làm đất bảo hộ của Pháp.

 

Trung Hoa cũng thua Pháp, phải kư hiệp ước Thiên Tân ngày 6 tháng 6 năm 1885, cam đoan không cho quân vượt biên giới sang Việt Nam, và hứa công nhận các hiệp ước kư kết giữa Việt Nam và Pháp, kể cả các công việc xảy ra sau này giữa hai nước này. Ngày 13 tháng 6, Hoàng đế nhà Thanh chấp nhận dứt khoát hiệp ước ấy.

 

Nước Pháp vẫn c̣n lằng nhằng đ̣i hỏi hơn nữa. Họ đ̣i triều đ́nh phải cam đoan lại một lần nữa những sự cam kết với Pháp đă được kư kết trong hiệp ước trước. Trước sự tráo trở thiếu chân thành ấy, sự căm phẫn đă đến độ tột cùng của nó. Quan Phụ chính Tôn Thất Thuyết liền đem Hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng một số lớn triều thần bỏ kinh thành đi trốn. Họ vào bưng. Ba năm sau, vua Hàm Nghi bị bắt trong vùng Quảng Trị và đưa đi đày ở Algérie vào năm mười tám tuổi.

 

Trong thời gian này, Hội đồng Cơ mật vẫn c̣n ở Huế, đă cùng với bà Hoàng thái hậu dưới sự nài nỉ của viên Khâm sứ Pháp, đă đưa người cháu cuối cùng của vua Tự Đức, lúc ấy mới hai mươi tuổi lên làm vua vào năm 1885 lấy hiệu là Đồng Khánh tức ông nội tôi.

 

Đó là một người thức thời, có nhiều khả năng, nhưng tiếc rằng đă không gặp thời, lên làm vua trong lúc quá khó khăn này. Thêm vào đấy, các vị quan giá trị trong triều th́ ngán ngẩm không thiết ǵ đến công danh, quyền chức nữa, nên hầu như bỏ buông xuôi. Cũng không c̣n trông vào đâu về phía bên ngoài có thể trợ giúp được ǵ, Đồng Khánh muốn trở lại chính sách hợp tác với Pháp như dưới thời Gia Long cũ. Ngài mong như vậy có thể cứu văn được sự suy sụp của quốc gia, mà canh tân lên được.

 

Nhưng bị sự thôi thúc hầu như liên miên của chính phủ Pháp, Ngài đành phải nhượng bỏ nhiều điều khoản của họ đưa ra, mà điều quan trọng nhất là đặt viên Toàn quyền cho toàn cơi Đông Dương.

 

Viên Toàn quyền này “v́ lư do phải giữ trọng trách lănh đạo các đất đai mới sát nhập, và đặt dưới sự che chở của chính quốc, cho toàn xứ Đông Dương” đă được đặt dưới quyền của Bộ Thuộc địa, trong khi các xứ khác thuộc quyền bảo hộ, th́ được đặt dưới quyền của Bộ Ngoại giao. Như vậy, là có một sự vi phạm trắng trợn vào hiệp ước bảo hộ kư năm 1884. Ban đầu th́ nhiệm vụ của viên Toàn quyền chỉ hạn định ở chỗ phối hợp giữa các hoạt động của các viên Khâm sứ, Công sứ, nay biến ra thành nhiệm vụ của một kẻ cai trị trực tiếp và dứt khoát các đất đai thuộc địa của Pháp ở Đông Dương.

 

Thế là từ năm trước, viên Thông sứ ở Hà Nội, giữ quyền hành của vị Phó vương Bắc kỳ.

 

Vua Đồng Khánh chết bất ngờ vào năm Ngài hai mươi bốn tuổi, năm 1889, ôm mối hận là dưới triều đại của Ngài, ngoài ư muốn, đă phải đưa toàn thể nước nhà vào ách đô hộ của nước Pháp.

 

Người kế vị Ngài là Hoàng đế Thành Thái, con của Quốc công Dục Đức, và là cháu gọi vua Đồng Khánh bằng chú ruột. Khi kế vị mới có lên mười tuổi. Triều đại của Ngài bị xáo trộn bởi các cuộc nổi dậy đánh du kích ở các tỉnh Bắc kỳ, kéo dài đến năm 1896. Lấy lư do đó, nước Pháp tăng thêm quyền hạn cho viên Toàn quyền Đông Dương trên khắp cái gọi là Liên minh Đông Dương, gồm ba nước Việt-Miên-Lào… Từ đó, viên chức cao cấp ấy có đầy đủ mọi cơ quan điều hành và có một ngân khoản lớn lao. Ông ta thu thuế, và các khoản về thương chính, bổ nhiệm các hàng Chánh phó Tỉnh trưởng, Chánh phó Quận trưởng, Viên Khâm sứ Trung kỳ trở thành chủ tọa các phiên họp Hội đồng Nội các của triều đ́nh, và tất cả các quyết định của bộ hay của chính ngay Hoàng đế cũng phải lấy phê chuẩn của công chức Pháp. Thành thử, dù Hoàng đế có là Thiên tử của thần dân, cũng chẳng có tí quyền ǵ.

 

Tuy nhiên, dưới thời Pháp, xứ sở cũng được mở mang ít nhiều, và nền kinh tế tương đối tốt đẹp. Nhiều công tŕnh thủy lợi giúp cho nền nông nghiệp mở mang hơn trước rất nhiều, và sản lượng gạo khá thừa thăi, để có thể tài trợ cho các lănh vực khác.

 

Thế nhưng, đối với số người Việt Nam, nhất là giới thượng lưu trí thức, nhà dù có đẹp đến mấy mà do người khác cai quản th́ cũng chẳng quí hóa ǵ. Ai cũng mong độc lập và thống nhất. Người ta đặt niềm tin vào vua Hàm Nghi đang bị lưu đày ở Algérie, hay nghển trông những người đă chạy sang Tàu, sang Nhật. Trước đây, vào năm 1905, Nhật Bản đă thắng hải quân Nga ở eo biển Đôi Mă nên Nhật tung ra khẩu hiệu: Ngô Á Ngô Hoàng (Á Châu của người Châu Á).

 

Không ai dám nghĩ rằng, nên theo gương nước Nhật, mà canh tân xứ sở trước, dù với sự trợ giúp của Pháp, sau đó hăy nói đến chuyện chiến đấu giành độc lập cho đất nước. Người ta nôn nóng chỉ nghĩ đến những chuyện chiến đấu và đánh du kích bằng gậy tầm vông. Nhiều hội kín được mọc lên. Họ có liên lạc với bọn người từng lưu vong sang Tàu hay sang Nhật. Hoàng thân Cường Để trước đây đă bỏ sang Nhật, nên nhiều thanh niên đă kéo nhau sang theo. Hoàng đế Thành Thái không muốn sự thất thoát nguồn nhân lực ấy, phải tỏ sự chống đối với nền đô hộ của Pháp. Mặc dù viên Toàn quyền Paul Doumer nhận định về Ngài đă ghi nhận rằng Ngài rất thông minh, và tự tin ở ḿnh, nhà vua vẫn bị coi là mắc bệnh điên, để bắt buộc phải nhường ngôi, rồi bị đưa sang an trí ở đảo Réunion vào năm 1907, lúc ấy Ngài mới hai mươi tám tuổi.

 

Quen cái mùi lấn át ăn người đó, chính phủ Pháp lại dựa vào một thiểu số ở triều đ́nh, để đưa người em út của vua Thành Thái, lên nối ngôi lấy hiệu là Duy Tân mới lên bảy tuổi.

 

Loạn khắp mọi nơi. Nhiều phong trào nổi lên chống đối, nhất là ở Hà Nội và Sài G̣n. Pháp liền khủng bố, nhiều lănh tụ của phong trào bị bắt đem đi đầy ở Côn Đảo. Trường đại học trước được mở ra dưới triều đại Thành Thái, nay bị đóng cửa hẳn. Nhân dân chống lại, và bỏ ra bưng. Tháng 10 năm 1911, nhà Thanh bị lật đổ, chính phủ Dân quốc Trung Hoa do Tôn Dật Tiên cầm đầu, làm cho những nhà cách mạng lưu vong, hay đang âm thầm hoạt động ở trong nước càng thêm phấn khởi và tin tưởng. Cho đến năm 1913, cảc hội kín này cho nổ ra nhiều vụ nổi dậy, nhiều vụ biểu t́nh, hay những cuộc ám sát, và khủng bố.

 

Trước t́nh trạng ấy, Pháp bổ một vị Toàn quyền mới là Albert Sarraut. Vốn là tay làm báo, dân biểu thuộc miền Trung nước Pháp, ông ta đă khôn ngoan biết cách chinh phục nhân dân. Ông tổ chức lại guồng máy cai trị thuộc địa khả quan hơn trước bằng cách ngăn chặn các cuộc lạm quyền, và thay đổi lề lối tham nhũng, cho mở cửa lại trường đại học, và mở mang ngành giáo dục công lập. Những biện pháp đó làm giảm bớt sự bất măn, và đem lại an ninh trở lại. Đến nỗi rằng, khi Pháp có chiến tranh với Đức (kỳ Đệ nhất Thế chiến) vào năm 1914, hơn một trăm ngàn binh lính và thợ thuyền Việt Nam đă sang Âu Châu, để trả ơn cái gọi là mẫu quốc bảo hộ.

 

Tuy nhiên, các phong trào ái quốc, lợi dụng cơ hội này, nước Pháp đang bận ở Âu Châu, để tung ra sự rối loạn trong nhiều tỉnh lớn. Nhà vua vừa được mười sáu tuổi tưởng rằng thời cơ đă đến, liền rời khỏi cung điện, để ra bưng cầm đầu phong trào chống đối. Đáng buồn tay, công cuộc mưu đồ đại sự của Ngài chỉ vỏn vẹn được hai ngày, th́ bị một toán lính khố xanh khám phá được chỗ ẩn. Thất bại từ trứng nước, ông bị đày sang đảo Réunion để gặp phụ hoàng Thành Thái ở nơi đó. Đó là lần cuối cùng của một ông vua trong hoàng gia đă thất bại cho mưu đồ phục quốc trong tay Pháp.

 

Triều đ́nh nhận chân được rằng, trong những trường hợp như thế này, mà chống Pháp quả là vô ích. V́ vậy, mới t́m đến con của vua Đồng Khánh, vốn chủ trương thân Pháp như thời vua Gia Long cũ, để lập làm vua. Đó là cha tôi năm ấy đă ba mươi hai tuổi. Nhưng cha tôi, đă từng trông thấy sự tai tiếng về đầu triều đại của vua cha, khi nhận ngai vàng tự tay Pháp chỉ định, hơn nữa làm vua cũng chẳng có quyền thế ǵ nên người không mấy tha thiết. Măi đến khi Đức Hoàng thái hậu, đích mẫu của người, tức vợ cả vua Đồng Khánh, thúc giục để cứu văn danh dự gia đ́nh, người mới nhận, và lên ngôi Hoàng đế vào năm 1916.

 

Năm sau, ông Albert Sarraut lại trở lại làm Toàn quyền Đông Dương. Trong hai năm liên tiếp, ông xúc tiến việc hợp tác giữa hai nước, nâng cao giá trị của người dân, nên được giới trí thức hoan nghênh, cộng tác chặt chẽ. Ngày 27 tháng 4 năm 1919, tại Văn Miếu thờ Đức Khổng Phu Tử ở Hà Nội, ông đọc một bài diễn văn trứ danh, trong đó ông đề cập đến sự khuếch trương quyền hạn chính trị cho tất cả các sắc dân ở Đông Dương, đặt những nhà trí thức bản xứ vào những địa vị then chốt trước kia chỉ dành cho người Pháp, hầu đưa đến sự thân hữu của nước Pháp đối với các nước bảo hộ càng thêm thắm thiết.

 

Sự chống đối v́ vậy dịu dần đi, và nước Pháp nhờ thắng trận năm 1918 được thêm uy tín, nên ở Việt Nam đă tương đối ổn định và tiến bộ.

 

Đọc những đoạn cuối của trang sử này, với biết bao t́nh trạng bi đát, mà trước kia tôi hoàn toàn mù tịt, tôi vô cùng xúc động. Trong ṿng chưa tới năm mươi năm, năm bậc tiên đế đă bị đi đày, hay bị truất ngôi, bốn vị đă chết trong mờ ám. Các vụ sôi động vẫn c̣n âm ỉ chưa tắt hẳn. Chưa nói đến Hoàng thân Cường Để đang hoạt động ở Nhật và ở Đài Loan. Đă có hai người anh họ là Bửu Trác trước từng là vơ quan tùy viên của cha tôi, tự cho là có quyền kế vị Ngài, nhất là Bửu Đ́nh luôn t́m cách để hạ tôi. Trong thời gian tôi du học ở Pháp, ông ta đă đăng những bài đả kích nẩy lửa. Bị bắt năm 1927, Hội đồng Tôn nhơn phủ đă kết ông ta về tội khi quân (chống lại Hoàng đế) chín năm khổ sai và giam ở Lao Bảo, đuổi ra khỏi hoàng gia, và chuyên sang giam ở Côn Đảo. Ông vượt ngục và bị bắt lại vào năm 1931.

 

Khi tôi từ Pháp trở về, việc thứ nhất là ra lệnh ân xá cho ông. Tiếc thay, lệnh này không thi hành được, v́ ông ta lại trốn biệt, và không rơ về sau ra sao.

 

 

Xă hội Việt Nam

 

Ngày hôm sau, tôi nói chuyện lâu với cụ Charles, trước đây từng là Quyền Toàn quyền Đông Dương từ năm 1916 đến 1917, trước khi ông Albert Sarraut trở lại Đông Dương. Cụ Charles đă phục vụ ở đây gần hết cuộc đời. Do thế, nếu không đóng vai chủ động th́ ít ra cũng là nhân chứng về những biến cố mà tôi vừa kể ở trên.

 

Cụ liền kể cho tôi nghe rành mạch về cuộc đào tẩu của vua Duy Tân và sự lên ngôi của cha tôi.

 

- Cậu cần phải biết thực sự cái ǵ đă xảy ra trước đây. Hoàng đế Duy Tân đầy nhiệt huyết v́ tuổi trẻ, lại hăng say với lư tưởng, nên đă bị lôi cuốn. Nguyễn Hữu Bài khi ấy đă có ảnh hưởng quan trọng trong triều đ́nh. Ông ta không lạ ǵ ư chí muốn cầm đầu phong trào đ̣i độc lập của nhà vua, và sự rời bỏ hoàng cung để ra bưng. Cũng có thể ông ta cũng không lạ việc nhà vua bị bắt lại ngay sau đó. Không có chuyện xúi giục nào về sự t́m người kế vị. Thái tử cũng nên biết rằng, chính lăo đă ủng hộ mạnh mẽ, đề nghị của Đức Đoan Huy Hoàng thái hậu, lập phụ hoàng cậu lên đảm nhiệm chức vụ nặng nề này. Chính Đức vua Khải Định cũng biết rơ như vậy. Và cũng chính trong trường hợp ấy, đă nẩy nở t́nh bằng hữu giữa phụ hoàng với lăo, nên Ngài tin cẩn lăo mà gửi thái tử cho lăo trông nom.

 

Nếu bây giờ, bằng vào cái t́nh giao hảo ấy, mà lăo có thể nói với thái tử một điều hữu ích, th́ lăo sẽ khuyên thái tử rằng: Hăy nên noi gương vua cha là hơn cả. Tất nhiên, ngày đưa thái tử sang Pháp, lúc trở về Việt Nam, Ngài đă thất vọng như thế nào. Vậy thời thái tử đủ qua học vấn, mà hiểu biết sâu rộng về người Pháp, thái tử thừa sức nhận định được tương lai một cách vững vàng. Thế giới đang tiến mạnh, phụ hoàng biết thế, và chính v́ vậy, mà người muốn thái tử được trang bị sẵn sàng để định đoạt lấy số mệnh của ḿnh. Hăy cẩn thận và khôn ngoan. Hiện nay sự yên tĩnh chỉ là bề mặt. Khi thái tử c̣n ở Pháp, cách đây hai năm, nhiều xáo trộn đă xảy ra ở Bắc kỳ. Tại Yên Bái, lính khố đỏ đă làm loạn ngay trong trại lính, đầu độc và giết các sĩ quan Pháp. Hai sĩ quan và hai hạ sĩ quan đă bị giết. Chỉ nội một tuần sau, toàn vùng đă ở trong t́nh trạng chiến tranh. Nhiều làng mạc nổi lên như ong. Quan Toàn quyền Pierre Pasquier phải ra lệnh cho máy bay ném bom các làng đó. Thế rồi, vài tuần sau nữa, đă lan tới Vinh. Phải dùng biện pháp mạnh để đổi phó…

 

Những lời cuối cùng của cụ Charles c̣n vang bên tai tôi. Máu đă chảy, máu của nhân dân nước tôi. Tôi nghĩ lại đến số phận của các đấng tiên vương, từng loạt cố gắng liên miên của các Ngài, quyết chiến đấu đ̣i lại quyền tự chủ, mà chỉ đi đến thất bại nặng nề. Tôi đă từng tự chọn cho ḿnh danh hiệu Bảo Đại, có nghĩa là huy hoàng, vĩ đại. Thế th́ cái vĩ đại, huy hoàng kia cần phải lấy lại cho bằng được. Tôi biết cần phải theo đường lối nào, để tự dấn thân. Nhưng phải dấn thân trong khôn ngoan và thận trọng. Hiện tại, cần phải mở mang xứ sở, canh tân đất nước, làm cho hùng cường, với sự trợ giúp của Pháp. Rồi đợi và nắm lấy cơ hội, khi thời cơ sẽ đến… Thời gian sẽ đến với chúng tôi. Nhưng cần nhất là phải tự tôn, tự tồn bằng mọi giá, mới có thể thực hiện được.

 

Hai tháng sau khi ở Pháp về, chính phủ bảo hộ Pháp tổ chức cho tôi ra thăm Bắc hà. Cần phải xóa đi những kỷ niệm hăi hùng ở Yên Bái. Từ Tourane ra Hải Pḥng, tôi đi tàu Dumont d’Urville. Tôi trông thấy vịnh Hạ Long đầy vẻ tráng lệ huy hoàng. Từng vách đá nhô lên từ đáy nước, cây mọc xanh um rải rác giữa biển trời mây sóng. Từng cồn cát mịn lập lờ mặt nước. Quả nhiên, đất nước tôi đẹp tuyệt vời.

 

Từ Hải Pḥng lên Hà Nội, tôi đi bằng tàu hỏa. Khắp nơi, dân chúng nồng nhiệt hoan hô. Từ thời Minh Mạng, chưa có vị Hoàng đế nào ra thăm Bắc kỳ. Vua Gia Long trước kia đă ra đây, đến sát biên giới Trung Hoa, để nhận thụ phong làm chư hầu của vua nhà Thanh.

 

C̣n tôi th́ nhờ Pháp đưa ra Bắc, nên mới trông thấy giang sơn của nước ḿnh, thành ra dù muốn dù không, tôi đă trở thành chư hầu của Pháp.

 

Đến Hà Nội, toàn quyền Pierre Pasquier đă tổ chức nhiều buổi tiếp tân long trọng để chào mừng tôi. Trong hai tuần lễ liên tiếp, họ đă đưa tôi đi thăm nhiều tỉnh giáp ranh Hà Nội. Họ đưa tôi đến thăm trường Mỹ thuật, rồi ra Hongay thăm mỏ than. Đây là loại viếng thăm chính thức, nên đă được tổ chức chu đáo. Tất cả đều tốt đẹp, đâu vào đấy cả. Nguyễn Hữu Bài trong ba tuần lễ ấy, đă theo tôi trong dịp xuất du này.

 

Rơ ràng rằng cuộc đi chơi thăm thú này đă cho tôi trông thấy kích thước mới của đất nước. Những khả năng công kỹ nghệ của Bắc kỳ có thừa sức đưa đất nước lên hàng các quốc gia tiền tiến, chẳng thua bất cứ nước nào. So sánh với vùng Huế vốn mơ màng thơ mộng với nền nông nghiệp lạc hậu của con trâu cái cày, miền Bắc Việt Nam đă cho thấy tiềm năng phấn khởi về tương lai của đất nước. Khi hồi triều tôi cảm thấy khá nhiều thất vọng. Bởi v́, chính ngay tại nước ḿnh, mà tôi được tiếp đón như khách, chứ không phải là chủ nhân ông th́ vai tṛ của tôi quá bé nhỏ, làm sao mà dân chúng đợi chờ ǵ ở tôi được. Tất cả mọi việc từ to đến nhỏ, từ đời sống hàng ngày của dân chúng đến tương lai của đất nước, đâu tôi được quyền ḍm đến? Tôi chỉ là một diễn viên sân khấu, thỉnh thoảng xuất hiện cho xôm tṛ, chứ đâu phải là người đạo diễn?

 

Vậy th́ cái ư niệm làm hoàng đế như tôi đă từng tin tưởng, theo đúng tinh thần cơ bản cổ truyền về nhiệm vụ của vị thiên tử, để cho triều đại được huy hoàng, vĩ đại, thật quả đă xa vời… xa vời quá đỗi…

 

Hoàng đế c̣n là vị Đại giáo chủ, đại tư lư, cha mẹ thần dân, đây là theo căn bản của Khổng Mạnh. Cầm quyền thiên tử là phải trị quốc, an thiên hạ, đem lại thái b́nh cho phong đăng ḥa cốc. Quyền năng tuyệt vời ấy, chẳng cần phải dùng đến giấy tờ nào, hiến pháp nào qui định. Mà nằm ngay trong giáo lư của Khổng Mạnh.

 

Cầm quyền thượng thặng của nền quân chủ tuyệt đối, vị thiên tử chẳng có một giai cấp phong kiến nào làm trung gian đối với nhân dân. Các người làm quan từ nhân dân do tài đức, hay thi đỗ mà nên, và các con cháu họ, nếu không tự ḿnh thi đỗ lại trở thành dân như cũ. Giai cấp phong kiến cha truyền con nối không bao giờ từng có ở Việt Nam. Chỉ có vua và dân thế thôi. Trong làng xă, dân có quyền của dân, y như một thứ quân b́nh xă hội giữa vua và dân. Người ta vẫn nói rằng: Phép vua thua lệ làng, là như vậy.

 

Tất nhiên, nhà vua có quyền tối thượng về đất đai, vúa là chủ sơn hà. Thế nhưng quyền ấy mất đi, nếu đất đai ấy được người dân trong nước khai thác trồng trọt. Đất ấy trước kia gọi là công điền, công thổ. Th́ nay, khi được khai thác và đóng thuế, người dân lại là sở hữu chủ, cho đến khi nào, nếu đất bỏ hoang, không ai đóng thuế nữa, th́ lại trở thành công điền công thổ như xưa.

 

Như vậy, nếu có một khu đất nào chưa có sở hữu chủ, mà nay có người đem họ hàng bà con đến để sinh cơ, lập nghiệp, th́ người ấy chỉ việc làm đơn xin lên viên quan đầu tỉnh, làm được bao nhiêu cứ việc xin, khu vực ấy với số dân cư này sẽ tạo nên làng xă. Làng là một pháp nhân, có thể mua thêm đất cát, để bành trướng măi ra, chỉ trừ một số đất gọi là thần từ phật tự, không được đụng chạm đến mà thôi.

 

Làng xă được tự trị. Làng tạo nên đơn vị thuế khóa, thu thuế của dân để đóng cho nhà vua, cho chính phủ, tự xây những cầu cống, chợ búa, thiết lập những công tŕnh công cộng, tự giữ lấy an ninh trật tự. Có ngân sách riêng, lập ra hương ước. Đây là một pháp nhân rơ rệt, y như một cá nhân đầy tự do, một loại xă hội cộng ḥa bỏ túi, mà nội bộ trị an, ra ngoài quyền hạn của nhà vua. Đó là luật hương đẳng, tự bảo lấy nhau, nên gọi là quan viên hương đẳng vậy.

 

Gia đ́nh nào cũng có gia tiên để thờ, th́ làng có sự thờ cúng vị thành hoàng. Các ông thành hoàng này, phần nhiều chẳng ai khác hơn là vị đă sáng lập ra ngôi làng ấy ban đầu. Lúc mới thành lập làng, các chủ gia đ́nh lập nên cái gọi là Hội đồng Kỳ mục, người cao tuổi nhất được bầu lên làm tiên chỉ. Sau này, vị nào có đức hạnh, co tài năng, hay thành tích ǵ nổi bật đối với làng, vị đó cũng được tôn vinh, sau khi chết. Không có ǵ vinh hạnh cho làng bằng có người tài ba, nổi tiếng, hay thi đỗ ra làm quan to ở triều đ́nh. Thế rồi, lâu dần, từ những vị sáng lập ra làng, những vị tài cao đức trọng, những nhà khoa bảng hay có quan tước lớn, đều có ở nguyên quán một ngôi đền, một tấm bia ghi lại thành tích của họ, người ta biết được giá trị tinh thần và đạo hạnh của những vị ấy.

 

Họ được tôn thờ, đó đă là gương sáng cho dân noi theo. Từ chỗ đó, họ biến thành thần, mà trở thành Thành hoàng làng là như thế. Tài ba, đức hạnh của họ, tạo nên khuôn vàng thước ngọc linh thiêng, nên dân chúng đặt họ ngang với các bậc tiên thánh, và lẫn lộn với các bậc thần linh khác.

 

Từ đó nên nhà có thần, với đạo gia tiên, xă tắc có hồn với khí thiêng sông núi, làng mạc được che chở bởi những bậc thần linh, với các đ́nh trung miếu mạo, đời sống dân gian được b́nh an dưới mái ấm, có những nỗi buồn vui quấn quít, tạo nên đạo hiếu trung bền vững cùng với núi sông.

 

Các Thành hoàng được thờ ở dinh. Dân làng càng tô điểm đ́nh của làng ḿnh cho nguy nga tráng lệ, và các kinh phí bảo tŕ hay phụng sự được lấy ở sở đất thần từ phật tự mà ra.

 

Nhưng các vị thần làng này vẫn thuộc dưới quyền cai quản của Hoàng đế. Đây chính là một thứ quyền về nghi lễ mà người Pháp dành cho tôi đó. Các Thành hoàng này chỉ được thờ cúng, khi được Hoàng đế cấp cho sắc phong, th́ mới nên thần mà thôi.

 

Tôi cũng có thể phong tước hay cấp phát phẩm hàm cho người đă chết. Bộ Lễ viết sắc phong, có ấn dấu quốc bảo, chuyển qua viên quan đầu tỉnh, viên này khi trao sắc là đứng vào chức vụ khâm mạng của nhà vua, để trao cho Ông cụ già nhất trong làng. Dân làng rước sắc ấy về, sắc được đựng trong một hộp gỗ sơn son thếp vàng, gọi là ḥm sắc.

 

Bất cứ ai, thuở sinh thời làm được điều ǵ hiển hách đều có thể được phong làm Thành hoàng cả và có đ́nh thờ, có bia đá ghi công.

 

Làng thường có nhiều thôn, xóm, trại, ấp tập hợp lại làm một, và bao gồm cả những ngôi nhà ở rải rác bên ngoài gần chỗ đó, tạo nên đơn vị cuối cùng của nền hành chánh hạ từng cơ sở. Làng thiết lập bài chỉ về thuế đinh, thuế điền, và thổ trạch. Đó là căn bản của ngành địa chính.

 

Sự khuếch trương làng xă, do chính dân làng tự lực, qua hai h́nh thức, hoặc là dân tự nguyện tham gia, hoặc là do cưỡng bách công sai để kiến tạo, tu bổ đường sá, sông ng̣i, hào lạch, cầu cống đê điều, rào làng, pḥng hỏa cũng như pḥng thủy, chăm sóc các đ́nh chùa, miếu mạo. Ngoài ra c̣n phải trông nom đồng ruộng hoa màu, chống gian phi đạo tặc. Nhất là phải pḥng đê trong mùa nước. Trong thời gian này, toàn thể dân chúng phải quan tâm lo ngại đến mức nước lên của các triền sông, các vụ nước lũ, dùng trông cái thúc giục hay báo động những chỗ đê điều bị thẩm lậu, hầu tránh bị lụt hại đến hoa màu, nhà cửa. Các viên chức cai trị làng xă, tạo nên lớp kỳ hào phần lớn xuất thân ở giới phú nông, hay trung nông, gọi chung là địa chủ. Họ tự bầu ra để giữ những nhiệm vụ điều khiển, gọi là bọn kỳ hào, hay hào mục, hay hương lư, những bậc đàn anh trong làng. Họ có thể được tăng cường thêm bởi các vị khoa bảng, các quan lại về hưu, có ảnh hưởng xă hội, để giúp đỡ hay cho ư kiến cần thiết. Viên tiên chỉ phần nhiều là một cụ già có uy tín nhất, ở Việt Nam tuổi tác là một yếu tố đáng kính. Kính lăo đắc thọ là một câu châm ngôn. Bởi thế, dù người già mà nghèo đến đâu chăng nữa, cũng được gọi bằng cụ hay bằng ông, hai danh từ này chỉ dùng để tôn kính các bậc trưỡng lăo, không phân biệt, ai cũng như ai.

 

Viên tiên chỉ chủ tọa hội đồng kỳ mục, đảm trách về lễ nghi, hội hè đ́nh đám, giữ vai tṛ quan ṭa ḥa giải, và trông coi về ngân sách, về thuế má, cùng thiết lập ra quỹ hàng xă của làng. Việc quản trị làng xă được chia ra làm hai hạng kỳ mục. Các vị sáu mươi tuổi, gọi là lăo hạng, điều khiển toàn công việc của xă, c̣n các người trẻ gọi là hương lư th́ phụ trách điều hành. Hội đồng Kỳ mục này chẳng những chỉ lo toan về mặt điều khiển và trị an, mà c̣n phải chăm nom về tác phong đạo hạnh của các thanh niên trong làng, chú trọng đến các cô nhi quả phụ, và các người già và nghèo đói, Mỗi làng đều phải lo cho an sinh xă hội giúp đỡ tất cả con dân trong làng.

 

Việc liên lạc với chính quyền sở tại trung ương, được trao cho một người trong Ban kỳ mục, gọi là Lư trưởng. Viên này phải đốc thúc cả việc tuần pḥng. Nếu xảy ra việc ǵ do con dân trong làng phạm phải đối với chính quyền trung ương th́ viên này phải chịu trách nhiệm nặng nề, mà trở thành một thứ dê tế thần, phải gánh đủ.

 

Một tổ chức như vậy, vừa nhiều khê, vừa dân chủ, mà không có một viên kỳ mục nào có thể đơn phương hành động được, đă có ở nước tôi cả ngàn năm cũ. Thật rơ ràng minh bạch, chẳng ai có đặc quyền ǵ, đời sống tự do, làng xă Việt Nam chỉ đặt dưới quyền ṭng phục tinh thần Hoàng đế, để được che chở và giúp đỡ trong các công tác hữu ích, có vậy mà thôi.

 

Căn bản của cơ cấu xă hội là họ (mỗi họ có nhiều gia đ́nh). Phải chăng v́ thế mà người ta đă gọi nước Việt Nam xưa là Bách Việt (Trăm họ)?

 

Tục thờ cúng tổ tiên, tin tưởng ở linh hồn người chết, ở Việt Nam cũng giống như ở phương Tây, bắt nguồn từ tôn giáo gia đ́nh mà ra. Mỗi một gia đ́nh có những thần linh riêng biệt (ông bà ông vải), và người tế tự chẳng ai khác hơn là viên trưởng tộc. Người sống không thể sao nhăng đến người chết, và người chết cũng không thể bất cần đến người sống được. Giữa người sống và người chết, đă có sự tương quan mật thiết vĩnh viễn để làm lợi cho nhau.

 

Người gia trưởng là kẻ thừa kế ông cha, truyền lại sự phụng thờ tiên tổ cho hậu duệ chính thống của ḿnh, đời đời tiếp tục, trở thành vai chủ tể trong gia đ́nh, phải có bổn phận lo giữ lấy gịng giống. Bởi thế, ai không có con trai nối dơi bị coi là bất hiếu (Bất hiếu hữu tam, vô tự vi đại).

 

Đối với cha, người con trai phải biết tuân lời, tôn kính và ṭng phục. Ngay từ tấm bé, nó phải học lấy chữ hiếu đối với cha, mà nó là kẻ nối dơi tông đường. Tổ tiên dù đă khuất, nhưng vẫn ngự trị trên cao, để che chở, phù hộ, để cùng mang chung một nỗi buồn vui, thái bĩ của con cháu trên dương gian.

 

Cũng ngay từ tấm bé, đứa trẻ được tu luyện trong trật tự, có hệ thống mạch lạc. Nó gọi cha là Thầy cũng như gọi thầy học bằng thầy. Cha nó dạy nó về lễ giáo và ḷng hiếu thảo, th́ ở nhà trường thầy học cũng trau dồi cho nó nền học vấn giáo khoa y hệt. Nó theo luân lư Khổng Mạnh, nên biết bổn phận làm con đối với cha mẹ, bổn phận làm em đối với bậc huynh trưởng, bổn phận làm dân đối với vua, với nước.

 

Như vậy các trẻ nhỏ Việt Nam được dậy dỗ và uốn nắn theo một đường lối quyết liệt đáng yêu, một dị đoan hiền dịu của hoài nghi thơ mộng, là sự thờ cúng tổ tiên, tô chuốt tâm hồn trung trinh hiếu thuận, có nhiễm tinh thần từ bi của đạo Phật.

 

Bộ Luật Việt Nam buộc người con trai phải phụng dưỡng cha mẹ. Sự hiếu thuận không bao giờ được sao nhăng. Quyền của người cha là quyền tuyệt đối. Cha muốn cưới vợ, gả chồng cho con với ai th́ con phải vâng lời. Cha chia gia tài cho con nào ra sao, là quyền của người cha, miễn là phải viết minh bạch ra giấy. Người con gái, một khi đă xuất giá th́ phải theo chồng. Con gái là con người ta, con dâu mới thật là mẹ cha mua về. Do thế, con gái phải có nhiệm vụ thờ cúng gia tiên bên chồng, và nhẹ về bên ḿnh. Người ta cho rằng đàn ông Việt Nam đa thê. Nhưng thật sự, họ chỉ có một người vợ cả, gọi là vợ tào khang, được cưới hỏi đàng hoàng c̣n các vợ khác đều là thứ cả.

 

Muốn tránh những sự ghen tuông, mâu thuẫn, nhất là đối với sự thừa kế trong hoàng tộc, tôi đă cương quyết băi bỏ tục đa thê.

 

Bất động sản của người vợ đem về nhà chồng là thuộc về chồng, nhưng người này không được quyền bán, nếu không có sự thỏa thuận của người vợ. Cưới hỏi phải nằm trong nguyên tắc môn đăng hộ đối.

 

Tín ngưỡng nhân gian coi linh hồn là bất diệt. V́ thế, sự thờ cúng tổ tiên gồm hai h́nh thức lễ nghi: một là đối với vong linh người quá văng, và hai là đối với xác người chết.

 

Vong hồn vẫn tiếp tục sống trong cơi vô h́nh. Bởi thế phải làm cỗ cúng, và con cháu phải quỳ lạy khấn vái trong các giỗ chạp. Muốn cho linh hồn được thanh b́nh an lạc dưới suối vàng, cần phải t́m nơi đất tốt mà xây mộ. Bởi thế, ở nước tôi, không có tục hỏa thiêu xác chết, trừ trường hợp ở nơi đất khách xa xôi. Tang lễ cũng định đoạt về tục để chờ có thời gian nghiêm ngặt. Phải tuân theo cho khắp đồng dân đúng như in. Cũng như tất cả mọi quyền hạn và qui chế, như phụ quyền, quyền nuôi con nuôi, hôn nhân, ly dị…

 

Lấy căn bản của sự nối dơi tông đường, ḍng giống được thuần nhất và tinh khiết đạo hiếu hầu như không cho phép những sự xen kẽ ngoại lai, kể cả về pháp lệnh của công quyền. V́ gia đ́nh đă có vị chủ giáo về lễ nghi, vị trưởng quyền tư lư để hóa giải bảo ban nhau, có gia phong, nếp nhà, tạo nên một đơn vị chặt chẽ về gia tộc trước xă hội.

 

Những phong tục tập quán ấy đă áp dụng cho cả hoàng gia như cho tất cả mọi người. Nếu hoàng đế có giữ cái uy quyền tối thượng, th́ chính nhà vua cũng bị đặt trong một qui chế nghiêm khắc áp dụng chung cho cả thần dân.

 

Nhà vua cai trị với sự phụ lực của hai cơ cấu điều hành, có những bộ trưởng phụ trách.

 

Cơ cấu thứ nhất gọi là Viện Cơ Mật. Viện này phải chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề quan trọng trong nước. Có bốn vị đại thần, gồm hai vị là Chánh nhất phẩm và hai vị Ṭng nhất phẩm, cả bốn được gọi là Tứ trụ triều đ́nh, ở dưới có đủ các hàng quan lại để điều hành, và phụ chính khi vua v́ lư do ǵ mà khiếm khuyết.

 

Cơ cấu thứ hai là Nội Các, coi như chính phủ trung ương, đứng trung gian giữa vua và các bộ trưởng. Chia ra làm sáu bộ (Lục bộ) do sáu vị Thượng thư cầm đầu là bộ Lại (tức bộ Nội vụ), bộ Hộ (tức Tàỉ chánh), bộ Lễ (hay bộ Học), bộ H́nh (tức Tư pháp), bộ Binh (tức Quốc pḥng), và bộ Công (tức Công chính). Nội các điều hành toàn thể công viêc trong nước. Mỗi bộ có một viên thượng thư đứng đầu, hai vị phó, hai vị cố vấn gọi là phụ thẩm hay trợ lư. Ngoài ra c̣n nhiều các viên chức và đại diện. Một Đô sát viện được cử đi công cán trên toàn quốc để bổ túc vào nền hành chính trung ương ấy.

 

 

Dự định cải cách

 

Khi tôi về nước, th́ Nguyễn Hữu Bài làm Thượng thư bộ Lại. Như tôi đă nói ở trên, ông ta đă giữ vai tṛ quan trọng dưới ba triều vua liên tiếp. Rất trung thành với Đức Đoan Huy Hoàng thái hậu, ông ta được Đức Bà tín nhiệm.

 

Mỗi khi có Toàn quyền hay Khâm sứ nào qua Huế, đến viếng thăm bà là góa phụ của vua Đồng Khánh, bà không bao giờ quên đề cập đến các vấn đề mà viên thượng thư này đă căn dặn từ trước, đến độ thuộc ḷng.

 

Tôi là cháu đích tôn của vua Đồng Khánh, được bà mến yêu, và muốn cho tôi kế vị làm vua. Đến nay, coi như giờ của tôi đă điểm. Bà biết rằng tôi là Hoàng đế và đă từng du học mười năm ở Pháp. Bà chỉ muốn tôi giữ lấy nền nếp cổ để phụng thờ tôn miếu, và nghĩ đến công lao của tiền triều liệt thánh, c̣n th́ bà tin cậy nơi tôi và để tôi được toàn quyền hành động. Bà đă sửa soạn cho tôi trở về, và nhờ sự can thiệp của bà, bà đă giúp đỡ tôi rất nhẹ nhàng việc tuyển lựa lớp trẻ để đưa vào Nội các.

 

Trong bọn trẻ tuổi này, có một thanh niên người Bắc, từng làm việc với viên Khâm sứ Robin, tên là Nguyễn Đệ, người Hà Nội, mà mẫu thân ông ta là nữ quan của Từ Cung Thái hậu. Ông ta viết báo Pháp. Cũng theo đạo Công giáo như Nguyễn Hữu Bài mà ông ta giao du, đây là một chuyên viên về kinh tế. Có căn bản văn hóa Pháp, ông ta thuộc lớp trẻ, mà người ta muốn phụ tá cho tôi. Tôi lấy ông ta làm bí thư riêng, Cụ Charles đă ở bên tôi hơn một năm. Cụ muốn cho tôi theo đường hướng ấy. Có thể, cụ đă nhận được chỉ thị của chính phủ Pháp để hướng dẫn tôi, nhưng ông cụ đă dùng cả đời ḿnh để phục vụ cho xứ sở Đông Dương, cụ cũng như Thống đốc Lyautey, đă có nhiều tư tưởng, nhiều thiện chí và thông cảm cởi mở đối với đất nước này.

 

Nguyễn Hữu Bài năm ấy đă bảy mươi tuổi. Để trẻ trung hóa guồng máy quan lại, lấy những người mới, chính cụ Charles đă gợi ư tôi, nên thay cụ Bài bằng Phạm Quỳnh.

 

Tôi cho vời ông này tới, và cho ông ta biết ư định muốn canh tân đất nước bằng lớp người trẻ. Phạm Quỳnh là người Bắc, tự học, viết văn, làm báo mới có ba mươi lăm tuổi.

 

Rất thành thực, ông ta tŕnh bày lập trường của ông ta rất phù hợp với tôi. Tôi liền bổ ông ta vào chức Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng, hàm Thượng thư. Đó là lần đầu tiên mà một người chưa từng có quan chức ǵ được ở vào làm Thượng thư ở triều đ́nh Huế. Phạm Quỳnh được biết đến, sau vụ Yên Bái năm 1930 nhờ bôn bài xă luận đăng trên báo France-Indochine ở Hà Nội, mà bài đầu tiên nhan đề: Tiến tới một Hiến pháp. Ông ta chỉ muốn trở lại cơ cấu tốt đẹp cũ. Nằm trong tinh thần hiệp ước bảo hộ, là nên trả lại cho chính phủ hoàng gia sự cai trị nội bộ với Hội đồng Dân biểu. Tuy nhiên, các Thượng thư chỉ chịu trách nhiệm trong Đức Vua mà thôi. Muốn thực hiện sự cải cách ấy, cần phải có sự tham gia của phái trẻ và tân học.

 

Ngày 10 tháng 12 năm 1932, tôi cho công bố một đạo dụ, loan báo ư định cầm quyền của tôi dưới h́nh thức quân chủ lập hiến, và cải tổ lại bộ máy cần phải chiếu cố trước tiên là ngành quan lại, ngành quốc gia giáo dục, và ngành tư pháp.

 

Lời tuyên bố ấy đă được dân chúng nhiệt liệt hoan nghênh, nhất là đối với giới trẻ, đang muốn canh tân.

 

Sau lời tuyên bố ấy, ngày 2 tháng 5 năm Ị933, lại một đạo dụ khác nhằm đặt cơ cấu của sự cải cách. Tôi xác nhận rằng, việc đầu tiên là chính tôi đảm nhiệm trực tiếp quyền lănh đạo chính phủ. Sau đó, đến mọi cải cách quan trọng về tổ chức lại chính quyền. Không có chức Thủ tướng, cũng không có chức Thượng thư bộ Lại v́ không thực tế, do tất cả các binh sĩ, khố xanh, cũng như khố đỏ, hay cảnh sát đều nằm trong tay chính phủ Pháp.

 

Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất là Ngô Đ́nh Diệm, lúc ấy làm Tuần vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách bộ Lại. Vốn ḍng quan lại, anh ruột ông ta làm Tổng đốc tỉnh Faifo. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh, liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ. Ngoài chức vụ Thượng thư, Ngô Đ́nh Diệm lại c̣n là Tổng thư kư cho Hội đồng Hỗn hợp về canh tân đă được ban bố năm trước, bao gồm các thượng thư Việt Nam và hàng công chức cao cấp Pháp. Ngô Đ́nh Diệm được Nguyễn Hữu Bài trước khi về hưu, tiến cử.

 

Tôi lại giao bộ H́nh (Tư pháp) cho một người Bắc là Bùi Bằng Đoàn, vốn là quan lại, có bằng luật khoa, đă 51 tuổi.

 

Tương lai có nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Tôi nghĩ rằng không nên mạnh tay quá, nếu không muốn bị chung số phận của mấy vị tiên để hẩm hiu trước. Tôi đặt hết niềm tin vào đôi xe Phạm Quỳnh - Ngô Đ́nh Diệm này. Ngô Đ́nh Diệm tỏ ư chỉ nhận chức Thượng thư với điều kiện được cải tổ xă hội Việt Nam. Tiếng tăm của ông ta làm tôi tin rằng ông ta có thể tiến nhanh được. Vị trí của Phạm Quỳnh kín đáo vốn được sự yểm trợ của chính phủ Pháp, sẽ giúp cho công cuộc cải cách được dễ dàng.

 

Thật là không thể hiểu nổi chính phủ Pháp, nhất là cái gọi là cơ quan hành chánh của họ. Dựa vào các phần tử bảo thủ, lạc hậu, họ chống đối ngấm ngầm mọi cố gắng về cải cách. Mà những cải cách này là cần thiết. Nên biết rằng thời ấy, nếu có người Việt Nam nào được bổ vào ngạch Tây, cùng chức, cùng trật như đồng nghiệp người Pháp, họ cũng không được hưởng cùng qui chế lương bổng như người Pháp. Chính v́ vậy, một vị Tổng đốc đầu tỉnh, như anh của Ngô Đ́nh Diệm, lương tháng c̣n kém xa lương một viên cảnh sát Tây ở Hà Nội. Trong những trường hợp ấy, muốn được phong thể đàng hoàng, sự ăn hối lộ không thể tránh được. Đó là nguyên nhân của hối lộ và tham nhũng. Mặt khác, sự đối xử chênh lệch ấy, lại c̣n có những hậu quả tai hại khác. Đó là nó đă làm nản ḷng những phần tử tốt, không chịu đi vào ngạch hành chánh hay chuyên môn để phục vụ đất nước th́ lại đi vào những lănh vực tư để sinh nhai.

 

Đă có sự giành giật từng tí một để lấy lại được chút ǵ mà người Pháp đă không đếm xỉa đến một mảy may nào của hiệp ước bảo hộ. Chính phủ Pháp khỏe hơn giữ đàng chuôi, nên nỗ lực của ḿnh hoàn toàn tê liệt.

 

Sau bốn tháng, vào đầu tháng 9 năm 1933, Ngô Đ́nh Diệm không t́m thấy ở Phạm Quỳnh một sự giúp đỡ ǵ, liền xin gặp tôi:

- Tâu Hoàng thượng, hạ thần đến để xin Hoàng thượng cho từ chức, và cũng xin Hoàng thượng cho giải nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng thượng đă trao phó từ trước..

 

- Quan Thượng, viên thự kư Nguyễn Đệ đă tâu tŕnh Trẫm tất cả nỗi khó khăn của ông, nhưng Trẫm nghĩ rằng ông nên tiếp tục ở lại.

 

- Tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng; tha tội cho kẻ hạ thần nhưng quả không thể nào ở được, ở lại chức vụ này, quả nhiên là một tṛ hề đau khổ của hạ thần mà hạ thần không thể nào kham nổi. Người Pháp đă nắm lấy hết quyền hành, họ đă cai trị trực tiếp, luôn nhân danh ḥa ước bảo hộ, nhưng họ không lúc nào không vi phạm từng ngày, từng giờ.

 

- Quan Thượng, Trẫm hiểu tinh thần trách nhiệm của quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đă tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây c̣n dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. Trẫm biết ông và quan Thượng Nguyễn Hữu Bài vẫn có liên lạc chặt chẽ. Như thế, hẳn cụ Bài không quên nhắn nhủ ông những điều lo ngại của cụ. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu Châu, và như thế, sẽ có nhiều hậu quả đối với Á Châu mà Nhật Bản có thể là vai tṛ chủ chốt. V́ những lư do đó, Trẫm nhắc lời cho quan Thượng sự yêu cầu của Trẫm lần nữa.

 

- Kính tâu Hoàng thượng, thật quả là điều mà hạ thần không thể kham nổi. Kẻ hạ thần không được quyền ở lại. Kính xin Hoàng thượng cho phép kẻ hạ thần được rút lui.

 

Ông ta khăng khăng một mực xin từ chức.

- Được, Trẫm chấp thuận cho quan thượng từ chức. Quan Thượng đă muốn vậy, th́ Trẫm cũng chẳng thế nào làm ǵ được hơn. Mong rằng sự ra đi của quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp, để cho họ có một tầm nhăn quan rộng lớn hơn. Dù sao nữa, mong quan Thượng hăy sẵn sàng, có thể có ngày nào Trẫm lại cần đến quan Thượng và Trẫm sẽ cho vời.

 

- Kính tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng hăy tin tưởng ḷng trung thành tuyệt đối của kẻ hạ thần.

 

Ngô Đ́nh Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng. Tất nhiên, người này đă khó tính, và sự khó tính ấy nó như mang tính chất của giáo phái. Hơn nữa, khi biết ông ta chịu ảnh hưởng của Nguyễn Hữu Bài, vốn thù ghét Phạm Quỳnh ra thế ông ta.

 

Sau khi biết tin Ngô Đ́nh Diệm đă được từ chức, Nguyễn Đệ, trung thành với t́nh bạn đối với họ Ngô, cũng đến xin được từ chức. Ông ta tŕnh bày một cách thành thực:

- Kính tâu Hoàng thượng, mặc dù tiểu thần rất kính yêu Hoàng thượng, tiểu thần cũng không thể nào muốn được lưu lại ở chức vụ này, chỉ làm tiểu thần mất th́ giờ vô ích. Trong sáu tháng được ở trong ngành, kinh nghiệm đă cho thấy rơ ở Việt Nam này, ai cũng mong được làm quan, nhưng đó không phải trường hợp của tiểu thần. Làm chánh văn pḥng cho Hoàng thượng, tiểu thần chỉ được có một trăm hai mươi đồng một tháng. Trong khi đó, tại nhà băng Đông Pháp, họ đă tuyển người quản lư lương tháng được ba trăm đồng. Ngành của tiểu thần là tính toán lời lăi. Tiểu thần phục vụ Hoàng thượng chỉ cốt để phục vụ đất nước ra thoát hiện t́nh này…

 

- Trường hợp ấy, Trẫm cho phép khanh nghỉ dài hạn, nhưng Trẫm không muốn khanh từ chức…

 

- Tâu Hoàng thượng, xin tuân lệnh, nhưng xin Hoàng thượng biết cho rằng, nếu tiểu thần phải rời chức vụ này, không phải là sự đào tẩu. Tiểu thần chỉ muốn hoạt động sang lănh vực khác, cốt để t́m nền độc lập kinh tế cho nước ta mà thôi. Bởi v́, khi mà người Pháp c̣n nắm quyền cai trị, th́ nền thương mại ở tay bọn người Hoa hết. Biết bao nhiêu các bạn trẻ Việt Nam đă chọn nghề tự do. Vậy th́ chúng ta cũng cần phải có những nhà kinh doanh. Thực sự, chẳng phải thần ham chức đại lư nhà băng Đông Dương, mà chỉ muốn thay thế viên mại bản người Hoa. Tất cả đồng bào ta, khi muốn mở mang cơ sở ǵ mà cần đến vốn của nhà băng, đều bắt buộc phải qua tay viên mại bản người Hoa này. Đó cũng là một h́nh thức lệ thuộc đè nặng lên xứ sở của ḿnh. Tiểu thần chỉ muốn đập tên mại bản người Hoa…

 

- Khanh có chắc không?

 

- Tâu Hoàng thượng, không chắc lắm. Nhưng tiểu thần, mới ba mươi hai tuổi. Tiểu thần xin hứa với Hoàng thượng rằng chẳng bao lâu, sẽ chứng minh được rằng người Việt ḿnh cũng thừa khả năng kinh doanh như người Trung Hoa…

 

Thế là tôi cô đơn, chỉ có một ḿnh.

 

Lỗi đó là ở người Pháp, đường lối canh tân của tôi bị ngăn chặn hoàn toàn. Dùng h́nh thức chống đối bạo động, chẳng đi đến đâu. C̣n hiện tại: thời gian chưa tới. Chính phủ Pháp vừa cho tôi một quả thất bại. Có thể bọn chủ động đang vui sướng. Mỗi một sự tan vỡ nào của tôi cũng làm cho chúng thích thú. Đối với dân tộc tôi, tôi không được quyền nhầm lẫn như thế nữa. Đành lại đợi. Không thiếu ǵ cơ hội sau này.

 

Dù sao nữa, sự có mặt của tôi trên ngôi vẫn làm cho giới trẻ giữ được niềm tin cậy và hy vọng. Những người như Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Đệ lúc ấy sẽ lại ra giúp tôi theo chiều hướng này. Nguyễn Đệ là cây bút cứng. Anh ta vẫn viết đều trên tập san Bulletin des Anciens Elèves du Lycée Albert Sarraut (Kỷ yếu của các cựu học sinh trường trung học Albert Sarraut ở Hà Nội). Tôi tin chắc anh biết lợi dụng diễn đàn này.

 

Từ đó, tôi để mặc cho Phạm Quỳnh lèo lái, múa may trên sân khấu.

 

Tôi cho ông ta làm Thượng thư bộ Lại thay cho Ngô Đ́nh Diệm, và đổi Thái Văn Toản từ Viện Cơ mật sangNội các. Ông này vẫn ở bên Cơ mật dưới thời Nguyễn Hữu Bài làm Viện trưởng.

 

Chắc hẳn người Pháp cho rằng tôi đă ngoan ngoăn biết nghe theo lời của họ. Dù họ có tin rằng họ đă thắng một cách dễ dàng, tôi cũng chẳng nên có lư do ǵ ngờ vực tôi. Tôi tin rằng nhân dân sẽ hiểu cái h́nh thái buông thả bên ngoài của tôi, bởi chính cái h́nh thái đó cho thấy sự thờ ơ, lơ là với nhiệm vụ của tôi. Họ sẽ hiểu rằng tôi chẳng bao giờ muốn một ly nào, dính líu vào những quyết định lạm quyền, trái với tinh thần hiệp ước giữa hai nước.

 

Trước ṭa án của Lịch sử, nhà vua chẳng phải là kẻ tội nhân…

 

 

Bảo tồn lễ nghi

 

Được trao cho nhiệm vụ bảo tồn lễ nghi, tôi đă hoàn tất với một sự chân thành khuôn mẫu. Hàng ngày, tôi mang phẩm vật đến kính dâng trước bàn thờ tổ tiên tôi, và không để lỡ dịp ngồi trầm tư trong lăng tẩm giữa vùng quê yên tĩnh đầy thơ mộng của đất thần kinh.

 

Cũng theo tinh thần ấy, sau khi hỏi ư kiến triều đ́nh, tôi ra một sắc dụ, tôi phong mẫu thân tôi lên chức Hoàng thái hậu.

 

Một biến cố khác lại xảy ra, làm cho cuộc đời tôi có sự thay đổi quan trọng.

 

Số là khi tôi vừa từ Pháp trở về, đă có tiếng x́ xầm trong hoàng cung để tuyển hoàng hậu cho tôi. Đức Thái hậu, cũng như các vị thượng quan trọng triều ai nấy đều có sẵn người của ḿnh để tiến dẫn. Nhiều lần, tôi đă nhận thấy có sự sóng gió xa xôi, nhưng tôi không để ư mấy. Biết rằng về vấn đề này, việc lựa chọn của Vua chỉ có thể dựa vào đề nghị của triều đ́nh, tôi đợi người ta cho những đề nghị rơ ràng.

 

Ngược lại, như tôi đă từng nói, tôi đă quyết định là phá tan chế độ đa thê đang thịnh hành ở Việt Nam. Khi đề cử tôi lên làm Đông cung Thái tử, không có ǵ là khó khăn, v́ tôi là con trai độc nhất của cha tôi, nhưng tôi từng biết, có nhiều tấn bi kịch đẫm máu xảy ra v́ chuyện tranh chấp kế vị, nhiều khi có tính cách hèn hạ xấu xa, giữa anh em ruột, hay anh em khác mẹ, mà tôi muốn tránh vết xe đổ ấy.

 

Hai cụ Charles cũng rất quan tâm đến sự t́m cho tôi một người vợ. Họ mong rằng vị Hoàng hậu này cũng phải có một nền học vẩn như tôi.

 

V́ vậy, nhân dịp cuối năm, tôi đi nghỉ mát ở Đà Lạt vài ngày, con gái của quan Toàn quyền Pierre Pasquier cũng nghỉ mát ở đó. Tại khách sạn Lang Bian đại sảnh đường, Quan Toàn quyền có giới thiệu tôi với một thiếu nữ Việt Nam đi cùng với cụ bà Charles, cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào, con gái nhà điền chủ Nguyễn Hào. Theo đạo Công giáo, cô này mới mười tám tuổi, vừa măn khóa ở Couvent des Oiseaux ở Pháp.

 

Sau lần gặp gỡ đầu tiên ấy, thường thường chúng tôi gặp lại nhau một cách bất ngờ. Marie Thérèse rất thích thú ngày du học tại Pháp. Cũng như tôi, cô rất yêu âm nhạc và các môn thể thao. Cô có vẻ đẹp yểu điệu của người miền Nam.

 

Trong triều đại của chúng tôi, v́ t́m kiếm người vợ cho Vua, hướng nhiều vào con gái miền Nam. Bởi v́ đối với người Trung hay Bắc kỳ, Nam kỳ vẫn được ít nhiều coi như “đất hứa”. Sau vài lần tṛ chuyện, một t́nh cảm êm dịu đă nẩy nở ra giữa chúng tôi, và chúng tôi hứa hẹn sẽ gặp lại nhau.

 

Khi trở về Huế, tôi có kể lại cho mẫu thân tôi chuyện này, và ư định của tôi. Bà không mấy hoan nghênh, khi biết cô theo đạo Công giáo và cũng Tây học như tôi. Bà muốn rằng tôi nên lấy được người vợ biết tôn cổ, biết đạo tam ṭng tứ đức. Mặt khác, bà cũng rất quan tâm về vấn đề giáo dục con cái theo đạo Thiên chúa. Thế nhưng, đây không phải chỉ là vấn đề hoàn toàn tôn giáo, mà là một vấn đề quốc gia. Bởi v́, nếu trẻ con sanh ra do cuộc hôn nhân này, lại theo đạo Công giáo, th́ nay mai đây, người kế vị lên làm vua, làm sao mà có thể biết phụng thờ tôn miếu, và làm lễ tế Nam giao? Triều đ́nh cũng rất bỡ ngỡ. Các vị Tứ trụ triều đ́nh bàn căi sôi nổi. Lần gặp gỡ về sau, với cô Marie Thérèse, tôi ngỏ ư muốn lấy cô, tôi quyết định bất chấp cái thủ tục cổ lỗ kia, và sẽ báo cho triều đ́nh ư định này.

 

Ngày cưới là ngày 20 tháng 3 năm 1934. Đám cưới được cử hành trước triều đ́nh và các đại diện của Pháp. Đó là một vấn đề mới mẻ, v́ từ xưa đến nay chưa bao giờ như vậy. Tôi cũng có quyết định tấn phong ngay cho vợ tôi, tước hiệu là Hoàng hậu, sau khi cưới, điều mà từ xưa, mẫu thân tôi chỉ được phong, sau khi phụ hoàng đă chết.

 

Tôi tấn phong cho vợ tôi là Nam Phương Hoàng hậu, có nghĩa là hương thơm của miền Nam, đồng thời cũng theo một sắc dụ, tôi cho phép Hoàng hậu được mặc áo màu vàng da cam, vốn chỉ dành riêng cho Hoàng đế.

 

Lễ tấn phong được cử hành ở ngay điện Cần Chánh, là nơi vẫn dùng để thiết đại triều. Trước sân chầu có trải thảm đỏ và vàng, vẫn dùng để Hoàng đế bước lên. Các quan triều thần đều tập họp đủ mặt. Hoàng hậu vận trào phục màu vàng, đầu đội mũ kết trân châu bảo ngọc, đi hia mũi nhọn, tay cầm phết ngà, từ từ tiến vào, qua hai hàng quan triều thần chào đón, để tiến tới trước ngai, tôi đang ngồi đợi. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước tôi, một thiếu nữ đă một ḿnh tiến cung vua như vậy.

 

Khi đến trước mặt tôi, Hoàng hậu khấn đầu làm lễ vái ba vái, rồi ngồi sang bên phải tôi, trên chiếc ngai vàng thấp hơn. Lễ tấn phong hoàn tất rất nhanh chóng. Tôi đưa hoàng hậu về điện Kiến Trung và ở đấy với tôi.

 

Đến chiều, Hoàng hậu tới triều kiến Đức Hoàng thái hậu. Đức bà rất hoan hỉ và tiếp đón niềm nở. Một kim sách được lập cho Hoàng hậu, và sắc chỉ tấn phong được đem ra niêm yết ở ṭa sắc chỉ.

 

Trước khi lấy vợ, tôi đă cho sửa chữa lại điện Kiến Trung cổ kính thành cung điện tối tân, đầy đủ tiện nghi. Đây là ngôi nhà được trang bị kiểu Âu Châu, có nhiều pḥng ngủ, một buồng ăn và pḥng làm việc. Theo sự yêu cầu của tôi, Hoàng hậu sẽ phụ trách các vấn đề xă hội. Sau khi xem xét các pḥng ốc, Hoàng hậu tỏ ra rất thích thú về sự xếp đặt này của tôi.

 

Chiều ngày cưới, tôi mời hai cụ Charles đến dự tiệc. Sau đó, biết rằng ḿnh đă hoàn tất nhiệm vụ, hai cụ trở về Pháp.

 

Thường xuyên, chúng tôi ở đây, v́ chưa có biệt điện riêng. Triều đ́nh chỉ có tại đây một vị đại diện miền núi, vị này cũng chẳng được mang danh hiệu quan tước ǵ. Chúng tôi liền cho xây một cung điện ở Đà Lạt.

 

Ít lâu sau khi cưới, tôi có gửi cho Đức Giáo hoàng Pie XI một bức thư và do chính phủ Pháp chuyển đi. Bức thư nói rằng, người Việt Nam chưa có ai làm sứ thần cạnh điện Vatican.

 

Khi có ư nghĩ đó, tôi đă ngỏ ư với cụ Charles và với quan Toàn quyền Pasquier th́ hai vị này rất hoan nghênh ư định đó. Bức thư này không những đề cập đến vấn đề hôn nhân của tôi, và việc giáo dục các con tôi sau này, lại c̣n chứng tỏ một sự hóa giải một tiềm thức hận thù xảy ra cả trăm năm trước, đồng thời tạo sự gặp gỡ của Tây phương với Đông phương, qua nước Việt Nam coi như đất của tương phùng, và qua cá nhân tôi vừa là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng, được trau dồi bởi hai nền văn hóa Đông và Tây.

 

Theo tinh thần của dân tộc tôi, vốn chuộng ḥa b́nh, đầy đức tính khoan ḥa, ngôi biệt thự này quả nhiên là đất hiền ḥa, an ổn, yên lặng tuyệt vời. Nếu trong nhiều hoạt động căn cứ vào đạo Khổng, đừng nên quên rằng Khổng Tử không phải là nhà sáng lập ra tôn giáo, mà chỉ là nhà hiền triết. Đạo Khổng không từ bỏ tôn giáo nào, trừ các loại dạy người ta hận thù và sự gây rối, làm loạn xă hội.

 

Cha tôi, Hoàng đế Khải Định theo đạo Phật, nhưng trong cung điện, Ngài không được tỏ ra là theo Phật giáo. Để có thể thờ Phật, Ngài phải cho xây riêng một ngôi chùa, ở ngoài hoàng cung, nơi có cung điện mùa hè của người. Các nhà sư không bao giờ được vào cung, và riêng tôi, tôi chưa bao giờ có liên lạc ǵ với họ. Trong thời gian tôi được đăng quang lên làm vua, Đức Khâm mạng Ṭa Thánh La Mă Drapier có đến dự các buổi lễ chính thức, đó chỉ là Ngài đứng trong danh sách quan khách người Pháp chứ không phải nhân danh chức vụ tôn giáo của Ngài:

Trong cung điện nhà Vua, chỉ có một vị Thánh: Đó là Thiên tử, tức con của Ngọc hoàng Thượng đế.

 

Trong lịch sử nước tôi, thường có sự lẫn lộn giữa quyền năng chính trị với quyền năng tôn giáo. Những sự lẫn lộn đó được tập trung cả vào bản thân của Hoàng đế vừa là con trời vừa là đại giáo chủ, v́ tính cách thiêng liêng Hoàng đế giữ tất cả mọi quyền năng tối thượng của thế gian.

 

Không thể chối căi được rằng sự đó tạo nên một vấn đề tế nhị đối với người có đạo Thiên chúa, vốn trên nguyên tắc, chịu ảnh hưởng quyền năng của Giáo hoàng.

V́ tính chất khoan dung, nên các quan có đạo Thiên chúa được miễn dự tế Nam Giao, do Hoàng đế giữ nhiệm vụ đại giáo chủ hành lễ. Đổỉ với dân chúng Việt Nam cũng như đối với vua, Trời là bậc chí tôn, độc nhất vô nhị, không h́nh hài. Người ta khấn vái, nguyện cầu, v́ tất cả đều nằm trong tay Ngài, Ngài là đấng Tạo hóa, bất diệt và thuần nhất.

 

Tôi sẽ trở lại vấn đề này, khi tôi tả về tế Nam Giao, lúc đó Vua trở thành bậc chí tôn để toát ra tính chất thần thánh của ḿnh.

 

Trong thời gian theo học ở Pháp, tôi đă đi thăm nhiều nhà thờ, đă thăm nhiều thánh địa, như Lourdes hay Lisieux, do ư muốn của ḿnh. Rồi trong thời gian học tập, nhất là khi học ở đại học đường Khoa học Chính trị PO, tôi rất chăm chú về khoa kinh tế chính trị học, và lịch sử của dân tộc. Mặc dù đọc rất nhiều sách về triết học, và biết khá nhiều các phương pháp cai trị cổ kim, tôi chẳng bao giờ quan tâm đến các tài liệu này, hay học vấn này. Đến nỗi rằng cho tới bây giờ, tôi chỉ mê say với nền học vấn tôi được thụ giáo trong thời thơ ấu mà thôi.

 

Người ta thường bàn luận với nhau muốn biết người Việt Nam có là dân tộc sùng đạo hay không. Đại chúng ở nước tôi rất thực tế, chăm chỉ, và biết chịu kham chịu khổ, và phần nhiều ít học. Sự thích ứng dễ dàng với đời sống trong cơi bụi trần này, và thiếu chất liệu muốn bay cao, đă đưa họ vào sự can cam phận, chẳng thiết mơ màng đến chuyện tôn giáo mịt mù, cũng như đạo trung dung của Khổng Tử dạy họ sự khôn ngoan hiền ḥa, chẳng để cho họ nghĩ ǵ đến điều bí hiểm cao vời nào khác. Nhiều người lại nghĩ rằng, họ hiền ḥa và b́nh thản trước sự chỉ tin tưởng vào sự thờ cúng tổ tiên, biết thích ứng với thiên địa trời đất, nhiều khi trở thành dị đoan, tin vào bói toán, tử vi, đấy chính là biểu hiện của sự khao khát tâm linh, của cơi hư huyền. Tôi không chấm dứt sự bàn luận, nhưng tôi muốn nói rằng ngày nay, đối với một nước nếu không có một căn bản học vấn có thể biết phân biệt những gian nguy hay những mâu thuẫn này nọ, th́ không thể vươn lên được, nhất là trên lănh vực kinh tế. Tinh thần của nước tôi là tinh thần bất di bất dịch từ ngàn xưa cũ, lấy đạo hiếu trung làm căn bản, và nằm trong cái gọi là đạo trung dung của Khổng Phu Tử. Được gọt dũa trong nền triết học ấy, chúng tôi thấy dính liền vào với tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là tập quán thiêng liêng, ăn sâu bắt rễ ngay trong tâm khảm ḿnh, và được biểu lộ ra trong những ngày giỗ tết hay đ́nh đám hội hè.

 

Như đối với ngày giỗ ông nội tôi, là thân sinh ra cha tôi, Hoàng đế Khải Định đă ra ở lăng của Ngài mấy ngày. Khi tôi c̣n ở Huế, tôi thường đến lăng của các tổ tiên tôi. Lăng của Vua Gia Long th́ trơ trụi, không có đền đài, y như h́nh thái người chiến sĩ gội đất nằm sương. Lăng của Vua Minh Mạng và Tự Đức th́ tráng lệ nguy nga, đúng là lăng tẩm của bậc vua chúa mà triều đại đă đạt tới mức thịnh vượng tột cùng. Lăng của Hoàng đế Khải Định, cha tôi, th́ giản dị, nằm trên một ngọn đồi khá xa, đó là mộ của người hiền lành và tốt.

 

Hiện nay, sự tế lễ công khai đă được băi bỏ.

 

Chỉ c̣n tại Phú Cam, theo gương trinh nữ trong đền liệt thánh, mẫu thân tôi, qua bao cuộc biển dâu của những trang sử bi thương, vẫn lủi thủi làm bổn phận ḿnh đèn nhang cúng vái. Ôi ngọn đèn leo let, tượng trưng cho linh hồn của hoàng cung c̣n rơi rớt lại.

 

Trung dung, xả kỷ vị tha, khoán ḥa đại độ… Làm cách nào mà sự xâm nhập của Gia tô giáo vào Việt Nam có thể rạng danh được trước trang sử bi thương đầy máu lệ, với  bao tử v́ đạo để đem lại cho cộng đồng Thiên chúa giáo ở nước tôi danh hiệu: Trưởng nữ của đạo Thiên chúa ở Viễn Đông?

 

Những nhà truyền giáo đầu tiên đến bờ biển tôi, đă áp dụng một cách thức khéo léo là làm quân sư cho các bậc vua chúa. Cách thức ấy rất thành công ở Trung Hoa, cho đến ngày mà các Hoàng đế Trung Hoa tỏ ra chán ngây với tṛ khoe khoang khoa học của họ. Ở Việt Nam th́ Cha Bá Đa Lộc mà chúng ta đă biết rơ vai tṛ của ông ta đối với Vua Gia Long, là một vị đại diện cuối cùng tốt đẹp của họ.

 

Tuy nhiên, Cha Bá Đa Lộc khi nhân danh Vua Gia Long, kư hiệp ước Versailles vẫn không quên chú trọng về h́nh thái cụ thể của sự truyền giáo dài hạn. Thế th́, nếu có nhà giáo sĩ đi trước, phần đông họ đă theo chân bọn thám hiểm hay bọn người đi cướp đất đai để làm thuộc địa. Giữa bọn khuếch trương thuộc địa với sự bành trướng của giáo hội hải ngoại, đă có sự liên lạc chặt chẽ. Các tàu chiến giương oai ở ngoài khơi để làm phách cho đẹp mặt người da trắng, làm áp lực để buộc kư những hiệp ước chẳng phải chỉ liên can đến sự truyền giáo, mà c̣n mang theo nhiều ư đồ mờ ám, xấu xa, chính là những nguyên nhân cho phản ứng bài ngoại, mà nạn nhân là các nhà truyền giáo nhiều hơn. Sự thù ghét, khinh bỉ, do thái độ của họ, đă thúc đẩy bọn người đi kiếm đất, bọn thực dân, đă gây nên bao thảm trạng đẫm máu về thế kỷ mười chín.

 

Ngoài những khó khăn nổi ấy, c̣n phải kể đến những khó khăn ch́m, khổ nhận ra được. Như tục thờ phụng tổ tiên, tôn thờ Khổng Tử, có nhiều nghi thức như nghi thức tôn giáo đă làm người ta hiểu lầm chính là tôn giáo chính cống. Thực sự, đây chỉ là một h́nh thái trịnh trọng nằm trong nghi thức và tinh thần, bọn giáo sĩ và các tông đồ của họ lại cho là mê tín, dị đoan. Sự tách biệt xa vời đó đưa đến phong trào bài đạo rất tai hại trong thế kỷ mười bảy và mười tám. Phong trào này thúc người ta đến chỗ cảnh giác những cái ǵ có thể coi là sự xâm nhập của Thiên chúa giáo, giả trá dưới phong tục thờ cúng của Việt Nam. Phải lương thiện mà nói rằng, giả trá bắt chước để né tránh này cũng chẳng giải quyết được ǵ. Nhiều giáo sĩ, như trường hợp Cha Bá Đa Lệc nghĩ rằng, nên giảm bớt sự cứng rắn bài giáo, giết hại các nhà truyền giáo, ở thế kỷ mười tám. Nhưng chẳng ai nghe cả. Vấn đề này mỗi ngày gây nguy hại măi lên, làm t́nh thế thêm găng, và đào một hố chia rẽ sâu đậm giữa Đông và Tây phương.

 

Ngày nay, vấn đề đă được giải quyết. Việc thờ cúng Khổng Tử, cũng như sự thờ phượng gia tiên, có thể đi song phương với Thiên chúa giáo. Đến độ rằng, có một giáo sĩ Thiên chúa giáo gốc Đông phương đă có thể tuyên bố: “Tôi là người theo đạo Thiên chúa v́ tôi theo đạo Khổng”.

 

Sự tôn kính linh hồn của người Việt Nam khi sửa soạn về bên kia thế giới được thể hiện qua các tang lễ, vốn được sửa soạn kỹ lưỡng từng li từng tí một. Nhà thờ Công giáo cũng bắt chước nghi lễ trịnh trọng này để cho phù hợp với nguyện vọng của dân chúng. Cũng như người ta không lấy làm lạ là nhiều gia đ́nh Việt Nam đă lập bàn thờ tiên tổ, phía trên có treo tượng Thiên chúa hay thánh giá. Sự tôn thờ tổ tiên và Khổng Tử chỉ làm gia tăng tinh thần gia tộc, và nhờ đó làm nở nang nền xử thế của công dân giáo dục. Bởi v́ khi hiểu thấu đáo tinh thần đạo hiếu, cũng như tam cương ngũ thường của Khổng Mạnh, th́ có một tiềm năng mạnh mẽ, để tin tưởng, mà biết tiến tới, dẩn thân.

 

Tổ tiên là những bậc tiền bối, nối liền đời trước đến đời sau, và trở thành bậc trưởng thượng để con cháu tiếp theo. Như thế, đàn con mỗi ngày một trưởng thành cứ theo vết chân cũ của người xưa mà đời lại nối ḍng.

 

Tôi rất sung sướng là bức thư tôi gởi cho Đức Giáo hoàng Pie XI đă có thể tạo sự hiểu biết giữa Đông phương và Tây phương, dù chỉ trong muôn một. Tôi tin rằng, chính sự thông cảm này đă có trong tôi một mầm quí báu.

 

V́ vậy, sau đó rất lâu, khi tôi trở thành vua cầm quyền thực sự vào năm 1949, viên Đại sứ đầu tiên được cử ra ngoại quốc, chính là viên thần Việt Nam cạnh điện Vatican.

 

 

 

Trường học rừng xanh

 

Hai cụ Charles đă trở về Pháp. Đó là một giai đoạn thời niên thiếu của tôi đă chấm dứt. Tôi không biết nói sao, khi t́m thấy ở hai cụ một mối t́nh thân và sự trợ giúp đầy tin cậy. Trước khi hai cụ đi, tôi có nói chuyện lần cuối cùng với cụ Charles.

 

- Bác có nói là cha tôi đă rất thất vọng khi sang Pháp năm 1922. Bây giờ, sau 18 tháng ở ngôi vua, tôi cũng cảm thấy y như vậy. Qua các câu chuyện ở Paris cha tôi có ao ước được trở về điểm chính thức của hiệp ước bảo hộ. Phần tôi, tôi tưởng rằng đă đạt được phần nào những cải cách đưa đến mục đích ấy. Tất cả đều là hăo huyền, vô ích. Tôi nghĩ rằng các nhà ái quốc Việt Nam họ đă có lư. Không phải chỉ riêng ḿnh tôi nghĩ vậy, mà ngày c̣n ở Pháp, nhiều người cũng đă nghĩ vậy. Tôi đă đọc gần đây câu này của André Malraux: “Thật khó mà có thể chấp nhận một người Việt Nam là can đảm, nếu người ấy không phải là nhà cách mạng...”

 

- Đừng nên nghĩ theo chiều hướng đó. Chính lăo vẫn thường bảo rằng, vấn đề chỉ là sự mở mang xứ sở. Đó cũng là ư kiến của phụ hoàng thái tử. Hăy lấy gương nước Nhật…

 

- Nhưng Nhật là nước độc lập. Nhờ ở độc lập, mà Nhật mới có thể đưa nưởc họ lên đà tiến bộ được. Và ngày nay, họ đă có thể cạnh tranh với tất cả mọi cường quốc kỹ nghệ khác.

 

- Vấn đề chính không phải là như thế. Hăy nh́n xung quanh thái tử. Tất cả cho thấy sự cố gắng của Pháp. Trước hết, Pháp đă đem đến đây sự an ninh cho người và đồng bào của thái tử, từng sống trước đây trong loạn lạc, bất ổn, hẳn đánh giá đúng cái hạnh lạc của thái b́nh này. Thái tử lại thấy sự mở mang về y tế, các t́nh trạng tốt đẹp về vệ sinh, cái mức độ về nạn hữu sinh vô dưỡng, nơi đây thấp nhất toàn Viễn Đông. Rồi về học vấn, mở mang trường học, nếu mới đặt cho một phần rất nhỏ dân chúng, th́ cũng đă mở ra một khung trời mới cho lớp thanh niên trí thức đang lên…

 

- Tất nhiên là đúng nhưng cũng không phải là sai, chính cái lớp thanh niên trí thức mà nước Pháp đào tạo nên này, đă không chịu noi theo lề lối cũ, và như người ta đă nói với tôi, là họ vẫn tăng cường theo bọn cách mạng, để hoạt động ở khắp mọi nơi rất quyết liệt. Tôi nghĩ rằng, cái kinh nghiệm mà tôi vừa thực hiện với Ngô Đ́nh Diệm có thể dùng để kết luận được.

 

- Đó chỉ là một h́nh thức khủng hoảng của tuổi trẻ. Đường đi của Việt Nam c̣n phải đứng theo Pháp. Khi mà bọn trẻ hăng say đó hiểu được sự vô ích của đường lối không tưởng của họ, th́ họ sẽ quay lại để hợp tác với thái tử, hầu tạo nên lớp người mới mà chúng ta cần đến để xây đựng đất nước. Họ sẽ không đổ xô vào Đại học Luật khoa mà chuyên sang các ngành chuyên môn khác. Đất nước không cần nhiều luật sư bằng các thầy thuốc và các kỹ sư. Và chúng ta c̣n mong trông thấy những thanh niên Việt Nam hoạt động trọng lănh vực kỹ nghệ và kinh tế. Bởi v́ nhờ ở lănh vực này, mới thấy sự khai thác các nguồn nguyên liệu thiên nhiên đầy rẫy. Kết quả sẽ vô cùng sáng lạn: gạo, cao su, trà, các mỏ than Hongay, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy xi-măng Hải Pḥng… Đó mới là sự thật.

 

- Vâng, chính phủ Pháp đă cho tôi trông thấy những cái đó, trong dịp ra thăm Bắc kỳ năm ngoái. Nhưng tôi cũng trông thấy trong dịp đi thăm thú một ḿnh, là cuộc sống của đại chúng rất thấp hèn, khổ ải. Người nông dân, mà nông dân là quảng đại quần chúng của đất nước, chỉ vừa đủ sống cho qua ngày đoạn tháng và chỉ tạm cầm hơi cho ngày hôm nay, với những nhu cầu tối thiểu mà thôi. Nếu mùa màng mà mất, nếu người ấy đau yếu, hay gặp tai nạn ǵ, nếu phải đương đầu với một sự chi tiêu bất chợt, th́ đó là một tai vạ, và thường thường là sự đau khổ, không lối thoát…

 

- Paris không phải lập nên trong một ngày. Hăy kiên nhẫn, và đừng nản ḷng. Thái tử có nhiều bạn ở Pháp, họ sẽ không bỏ Thái tử… Nhất là đừng chạy theo sự nôn nóng, nông nổi. Nước Việt Nam đang đi đúng đường của nó, nhưng cần nhất phải tránh cho nó những xáo trộn nặng nề. Tất cả những ǵ mà nước Pháp đă làm cho Việt Nam hăy c̣n mảnh dẻ. Thời gian sẽ đến với chúng ta. Những người có trách nhiệm ở đây, nhân danh nước Pháp, như ông Varme, ông Pasquier đều nghĩ như lăo. Hăy tin cậy nơi họ…

 

Cụ Charles đi rồi, tôi thường nhớ lại lời đối thoại này.

 

Cụ trợ giáo này đă rất thành thực. Những cố gắng của cụ để bào chữa cho nưởc Pháp quả đă lâm li cảm động.

 

Nhưng không phải là nước Pháp là nguyên nhân, nước Pháp mà tôi biết khi c̣n ờ Paris, nước Pháp mà tôi từng sống mười năm ở đấy, như một đứa con. Không, cái nguyên nhân này chính là cải xă hội thuộc địa, cái gọi là cơ sở hành chánh cầm quyền cai trị ở đây, mà chính các cấp chỉ huy thượng thặng của Pháp cử đến cũng phải gầm ghè, tức đến sùi bọt mép. Như một tên nào trong cái xă hội thuộc địa này chẳng đă vỗ ngực xưng là chỉ cần hất cái tay, là bay ngay viên toàn quyền này, hay viên toàn quyền khác? Chính bọn đó họ chẳng muốn chấp nhận một phương pháp nào, nếu đụng đến quyền lợi của họ. Mặt khác, phía chính phủ cũng rất sợ sự tiến bộ, nên hoan hỉ trong sự tà tà, mà không muốn có sự thay đổi tiến bộ nào. Đối với bọn này cứ giữ nguyên t́nh trạng cổ lỗ là hơn cả. V́ vậy nó làm tŕ hoăn mọi ư đồ giải tỏa, để giữ măi trong gọng ḱm kẹp của họ.

 

Nếu tôi ngoan ngoăn để mặc, th́ tôi rất có ích cho chứng, và cần thiết nữa. Tôi đóng vai tṛ b́nh phong, làm phỗng đá, để cho các cơ quan cai trị của họ tha hồ làm mưa làm gió. Họ cũng cần đặt ở các địa vị then chốt, những bọn tay sai dễ bảo, bọn trung thành tuyệt đối. Tôi biết rơ, khi tôi đặt vào vị trí quan trọng, người như Ngô Đ́nh Diệm, họ cũng mặc. Nhưng họ lại đặt cạnh tôi Phạm Quỳnh, như vậy là họ đă được bảo đảm rồi.

 

Dù sao nữa, có một sự nhất định: các tự do chính trị trên thực tế hoàn toàn không có. Chẳng cho phép bất cứ cái ǵ, không có tự do tṛ chuyện, không có tự do ngôn luận, không có tự do hội họp, và cũng không cả tự ḍ đi lại. Đố ai nói được với tôi rằng điều đó tương đồng với tinh thần dân chủ của nước Pháp. Và cũng chẳng có cái ǵ tin tưởng được, qua những lời tuyên bố chính thức là sẽ có tháy đổi, do một hoàn cảnh tạm thời nào. Chẳng có chương tŕnh ǵ, không cả thời hạn, hay thời gian nào được nêu lên rơ ràng. Người ta bịt mắt chúng tôi, không có biết đến số phận của chúng tôi, hay tương lai của chúng tôi. Hội đồng cải cách, sau khi Ngô Đ́nh Diệm đi rồi, đă hoăn lại chưa biết tổi bao giờ tắt ngấm?

 

C̣n về những kết quả đạt được về kinh tế mà người ta thường khoe khoang, sự thật th́ ra sao? Phần lớn cái kết quả của sự mở mang ấy, có đến được tay đại chúng hay không?

 

Đó, bằng vào tất cả những thứ đó, đó là những điều tốt đẹp của chính sách thuộc địa là như vậy.

 

Thực sự, đúng như Phạm Quỳnh viết vào năm 1922: Người Việt Nam ở nước ḿnh mà sống y như người ngoại quốc.

 

Phải thế chăng, đúng như cảm nghĩ của tôi khi ra thăm Bắc hà trước đây. Tôi là vị vua ngoại quốc đang sang thăm chính thức một nước thân hữu nào xa lạ, không phải nước ḿnh.

 

Vậy th́, họ đă đặt tôi vào địa vị trớ trêu này, tôi hăy đành tâm sống như một v́ vua ngoại quốc vậy. Hoàng đế bị đi đày - y như các tiên đế của tôi trước đây - nhưng là đi đày ngay trong nước ḿnh, giữa thần dân của ḿnh. Tôi sẽ không dự bất cứ một cuộc biểu dương nào do chính phủ Pháp tổ chức. Tôi đành tạm chỉ đóng cái vai mà người ta không thể tước bỏ được, và bất cứ ai cũng không thể thay thế tôi được, đó là vai đại chủ tế, đôi với dân tộc tôi mà tôi cần chiếu cố đến họ hoàn toàn.

 

Chính v́ dân tộc tôi, mà tôi không được phép từ chối, và không được phép bỏ họ để đi xa. Một ngày kia, có lẽ nưởc Pháp, nưức Pháp chính thức, sẽ hiểu thái độ của tôi. Một ngày kia, có lẽ, khi thờỉ gian đến, sẽ có cơ hội đến theo.

 

Lúc ấy, tôi đă sẵn sàng, đứng đầu dân tộc tôi, để đem lại độc lập, thống nhất và sự huy hoàng.

 

Tất nhiên là nhiệm vụ làm chủ lễ nghi không phải choán hết thời giờ của tôi. Ngoài mấy việc phong thần cho các làng muốn thờ cứng một vị thành hoàng, tôi c̣n nhiều giờ rảnh để hoạt động về thể thao.

 

Đầu tiên là chơi quần vợt. Chẳng những tôi chỉ có chơi cho cá nhân tôi, mà c̣n khuyến khích thành phong trào ở Việt Nam. V́ vậy, tôi đặt ra một “cúp” mang tên tôi. Cúp này theo thể lệ như cúp Davis, và được thực hiện chẳng phải chỉ có ở Trung kỳ, mà c̣n ở Bắc kỳ và Nam kỳ, và thêm cả Lào và Miên nữa.

 

Từng cưỡi ngựa thường xuyên khi c̣n học ở trường vơ bị ở Paris, tôi cho đem về Huế vài con ngựa ṇi, tạo nên một chuồng ngựa khá đặc biệt.

 

Tùy từng mùa, tôi cũng chơi khúc côn cầu (golf). Cạnh kinh thành Huế, giữa những đồi cỏ êm đềm, tôi cho lập một sân golf, không khác ǵ các sân golf trứ danh ở Âu châu, để thường xuyên tập dượt.

 

Trong những mùa nắng, tôi chơi thuyền buồm, hay xuồng máy. Ở Nha Trang nhất là ở Qui Nhơn, tôi có một biệt thự, tôi và hoàng hậu thường ra nghỉ hè ở đây, tôi thường lái thuyền trên sông Hương, khi tôi ở Huế. Rất thường, tôi vẫn đi xa như thế, và chỉ đến đêm khuya mới trở về.

 

Trong các cuộc đi dạo ấy, chính sự cô đơn là điều thích hợp với tâm hồn hiu quạnh cúa tôi. Chắc hẳn có người cho rằng, dó chỉ là sự phù phiếm không ích lợi ǵ cho nước, cho dân? Tất nhiên là không cần thiết, và cũng không có ích ǵ cho chính hoàng đế, phải tỏ sự có mặt để cai trị. Tôi cũng không rơ vị tiên đế sau khi làm việc cho dân kín đáo ở cung điện, đă chết bí mật trong một cuộc tuần du nào đó. Sau đó được rưởc xác về, như là vẫn c̣n sống, và măi về sau này ta mới công bố cho dân biết.

 

Như vậy th́ cần ǵ vua phải có mặt để người dân biết rằng vẫn được đặt dưới triều đại của người. Chỉ cần, thỉnh thoảng, trong một cuộc tiếp tân hay thiết triều nào, nhà vua xuất hiện một lần là đủ. Tất cả những ai cầm quyền cai trị ở Đông phương chúng tôi, đều làm như vậy cả. Nhà vua, nếu kiêm chức đại tư tế, tức người đứng trung gian giữa đấng Ngọc hoàng Thượng đế vối dân gian, chính là người có mang tính chất nhiệm mầu của đời sống của họ, trước tương lai. Như vậy, vua cần phải tự tạo cho ḿnh cái bản chất thái b́nh an lạc, nếu muốn đem đến thái b́nh an lạc cho dân. Chỉ trong sự thanh b́nh, trầm mặc và cô đơn, nhà vua mới đạt tới mức độ tuyệt vời này, trong đạo trị quốc an thiên hạ của v́ chân mạng đế vương.

 

Chính v́ thế mà tôi yêu rừng núi. Rừng đem lại sự tịch mịch cần thiết. Rừng gột rửa cho tôi mọi xiu tư của cơi bụi trần này. Vào rừng, tôi như người được tắm gội suổ́ nước trong mát, làm cho vô cùng sảng khoái. Gặp gỡ giữa rừng sâu, những con người cổ lỗ xa xưa, cũng như các sơn lâm ác thú, chẳng những là sự giải tỏa mọi điều tù hăm, mà c̣n là hoạt động trong nhiệm vụ của tôi. Ở rừng sâu, tôi vẫn là thiên tử y như đang ở trên đàn tế Nam Giao, đảm trách nghi lễ thiêng liêng của ḿnh. Khu săn của tôi ở Quảng Trị chỉ cách kinh đố Huế có hai giờ xe chạy. Đó là chỗ tôi thích đến để nghỉ ngơi.

 

Ở đây, tôi có năm ngàn mẫu tây đồi núi, có rừng cây nằm ở phía nam Cam Lộ. Trong những khu rừng lởn, có vài con suôi nước mát quanh co, có đủ thú rừng của nước tôi, voi, cọp, trâu rừng, hươu, nai và lợn ḷi. Trên nền đất đó một thửa đồi, đă có một ngôi nhà sàn lợp nứa, có bao lơn như tất cả các ngôi nhà sàn của ngườỉ Thượng. Cạnh đó có hai chiếc khác nhỏ hơn, đùng cho bọn tùy tùng.

 

Đứng trên bao lơn, nh́n ra phía lũng ở giữa hai ngọn đồi, tôi có thể quan sát được cả một sự di chuyên của bầy trâu rừng, một loài dă thú vừa đẹp tuyệt vời, vừa rất nguy hiểm, có nhiều con cao tới hai mét. Tôi từng bắn hạ cả trăm con, và có một bộ collection (sưu tầm) các loại sừng dài tới trên một mét. Tôi thường săn bắn một ḿnh, chỉ có một người dẫn đường. Tôi học được khá nhiều kinh nghiệm về rừng, tôi biết từng quả rừng và rễ cây ăn được, và tôi có thể sống tự túc được ở trong rừng, nơi mà người văn minh khó có thể tồn tại. Một linh tính t́m phương hướng rất bén nhậy giúp tôi có thể đi sâu vào rừng mà không sợ lạc. Trong vài năm về sau, tôi ít bắn thú trừ phi gặp con thú nào đặc biệt. Cũng có lần tôi phải bắn là để lấy thịt cho dân trong làng.

 

Điều làm cho tôi t́m đến gần các loài thú dữ, chính là để quan sát đời sống của chúng, và sự đương đầu của chúng đối với thiên nhiên. Nghiên cứu sự sinh hoạt này làm nẩy nở trong tôi ư nghĩa của luật tự tồn, làm tăng trưởng mọi ư niệm về quan sát. Con thũ nào cũng luôn luôn cảnh giác bị tấn công nên sẵn sàng chuẩn bị đố́ phó để giữ lấy mạng chúng luôn bị đe dọa. Vừa bị đe dọa bởi thiên nhiên, vừa bị đe dọa bởi các loài khác chung sống cạnh chúng. Nhờ thế mà tôi hiểu thấu được kẻ địch, đến độ rằng có thể định được vị trí của tôi đối với chúng ra sao, cũng như cảm thấy trước phản ứng của chúng ngay lúc chúng đang hành động. Có một lần, tôi đă theo dơi luôn trong hai năm, một con trâu rừng đơn độc, mà không bao giờ tới gần nó được.

 

Nhân có vụ mưa lũ, tôi tính rằng khắp vùng tôi săn nó đều bị ngập lụt. Nghĩ như vậy, tôi tự đặt tôi vào địa vị nó. Tất nhiên nó phải t́m đến một nơi cao ráo mà nước lụt không thể tới. Chỗ đó, tôi nhớ có một quả đồi cao. Tôi liền trèo lên một thớt voi, và chỉ vài giờ sau, tôi định được vị trí nơi cao ấy. Quả nhiên con trâu rừng này đang ở đấy. Tôi liền bắn hạ ngay.

 

Kinh nghiệm ấy đối với tṛ chơi săn bắn, cũng y như đối với một cuộc chiến đấu ngoài đời. Chỉ quan sầt địch thủ, người ta biết ngay dụng ư và phản ứng của nó.

 

Đối với loài voi, tôi có một t́nh cảm đặc biệt. Chưa có con vật nào đam mê bằng loài voi đang sống tự do. Phần nhiều, chúng đi thành đoàn, và thật khác lạ như người ta kể, bao giờ con cái cũng dẫn đầu.

 

Voi không bao giờ sống quá 70 tuổi. Khi nó cảm thấy ḿnh quá già, và trở thành gánh nặng cho đồng loại, nó liền tách rời ra khỏi đàn. Những c̣n voi bỏ đàn trở thành cáu kỉnh và hung dữ. Ở loài voi, sự già nua bắt đầu làm tê liệt chiếc ṿi một cách nhanh chóng. Đó là một bộ phận vô cùng quan trọng, v́ ṿi rất cần thiết để lấy thức ăn. Một con voi đang độ tráng niên, ngốn hết năm tạ cỏ và lá cây trong một ngày. Cuổ́ cùng, con vật già nua đó t́m đến nơi có nước để ngâm ḿnh trong bùn cho đỡ đau, nhưng rồi không đủ sức mà đứng dậy được. Khi không có ǵ để ăn, nó sẽ chết sau ba ngày. Xác nó bị các loài chó sói, đủ loại ăn thịt xâu xé. C̣n trơ lại bộ xương, v́ ít chất vôi nên rữa ra mau lắm. Lúc ấy, chúa tể rừng xanh chỉ c̣n lại đôi ngà. Cứ thế, nhiều voi già nua khác đều t́m đến nơi có nước mà ngâm ḿnh, cho đến ngày ḍng suôi đổi chiều, bùn đất khô lại tạo nên huyền thoại về “nghĩa địa của loài voi”.

 

Cũng có trường hợp, xác voi chết cạnh các sườn đồi, do một tai nạn ǵ. Dầu sao nữa, trường hợp này tôi chưa được trông thấy. Ngược lại, tôi có biết một viên kiểm lâm nói là đă trông thấy loài voi khiêu vũ, như Kipling đă tả, và tôi cũng được nghe nhiều truyện dị kỳ về cái gọi là cái chết của loài voi.

 

Mặc dù người ta không dám đoan quyết rằng loài voi có trí nhớ và sự thông minh rất sắc bén, tôi công nhận rằng chúng có một linh tính rất nhạy cảm về cái chết của chúng. Linh tính đó rất chính xác, mà ngay các loài vật cao đẳng như loài người cũng không có được.

 

Ở Việt Nam có đền thờ Voi. Ngày xưa, voi từng dự trận và bị chết cũng nhiều. Người ta đă lập đền thờ nó, và phong cho nó các tước hiệu cao quư, có con được phong tới tước Quận công. Sau khi chết, người ta dựng bia để ghi thành tích và tôn thờ nó.

 

Về sau này, tôi từng đến vùng cao nguyên miền Nam, nơi ở của những sắc dân thường chuyên săn bắn loài voi. Tôi đă dự những buổi lễ lạc của họ, và được biết nhiều hơn về con vật này, mà ở đây người ta cho rằng ngà của nó đă chứa đựng linh hồn của nó.

 

Khi được nuôi, voi thường rất hiền ḥa, và dễ sai bảo tuy nhiên, có thể nổi cơn điên bất ngờ, rất nguy hiểm. Có một lần, tôi bị một con voi cái đầu đàn theo đuổi, khi đi dạo một ḿnh trong rừng. Nó lao đến tôi, băng qua các cành lá rào rào, ṿi cuốn lại và ngà cụp xuống. Không ngó đầu trông lại, tôi quăng về phía nó chiếc mũ. Nó ngừng ngay lại, chà đạp nát chiếc mũ, nhờ thế mà tôi chạy được xa thêm và thoát nạn. Từ đó, tôi luôn đội chiếc mũ thuộc địa mỗi khi đi săn voi, coi như bùa hộ mệnh.

 

Tôi có một khu vườn rộng để nuôi voi, và tôi cố gắng t́m cách xếp đặt bành cho được thuận lợi, tốt đẹp nhất. Bởi v́ khi di chuyển, ngồi trên lưng voi rất mệt nhọc và quá sóc. Tôi cũng đă nghĩ đến việc đóng bành voi như kiểu đóng yên cho ngựa, làm cái bành rộng ra để nằm sấp được trên lưng voi, để có thể đến gần con thú bị săn mà thú không biết mà chạy trốn. Để tránh cho voi khỏi bị xây xát, gặp tai nạn, tôi không bao giờ săn trên lưng voi, nhưng bao giờ cũng ngồi trên một chiếc cḥi. Tôi rất thích được đợi lâu hàng giờ trên cḥi, để có thể trầm tư mặc tưởng tha hồ.

 

Đến nay, tôi vẫn c̣n thấy thích thú những buổi chiều hôm ở trại săn Quảng Trị. Hoàng hậu có khi cũng theo đi. Thỉnh thoảng, tôi có mời một số bạn cùng dự. Chúng tôi đă qua những buổi chiều hết sức cởi mở trong một bầu không khí thân hữu gia đ́nh. Nhưng phần nhiều, sau một ngày đi dạo trong rừng sâu, tôi trở về cḥi, cảm thấy khoan khoái trước sự yên lặng của rừng, sau khi mặt trời vừa lặn. Trước khi bóng đêm phủ xuống, mặt trời đi ngủ, th́ đó là một tràng than van tê tái của loài côn trùng, như loài giun dế đă đồng thanh ca ngợi một ngày đă qua. Sau đó là tĩnh mịch hoàn toàn. Sự hiện diện của đất đai, như chỉ c̣n có mùi thơm ẩm ướt của cây rừng và của rong rêu trước mịt mùng vô tận…

 

  

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính