Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

PHẦN III b

 

 Tạm nghỉ ở Trung Hoa

 

 

Ngày 16 tháng 3 năm 1946, tôi rời Hà Nội. Chiếc DC-3 chở chúng tôi, đầy nhóc ḥm xiểng, có lẽ chứa toàn đồ đă thổ phỉ được, do khoảng mười hai sĩ quan Tàu áp tải kèm. Bọn này chiếm những chỗ tốt trong máy bay, c̣n phái đoàn của chúng tôi th́ bị nhét xuống dưới, gần nơi chứa đồ ở cuối tàu. Sáu người trong phái đoàn này, đều lạ hoắc đối với tôi, trừ có một người, h́nh như đă gặp được ở đâu rồi. Đây là lần đầu tiên trong đời họ đi máy bay, nên không che dấu được sự e ngại, lo âu.

 

Máy bay lượn trên những đồng ruộng vuông như bàn cờ, cắt ngang bởi giải sông Hồng, rồi men theo châu thổ sông Lô của vùng thượng du Bắc kỳ. Sau đó, qua dăy núi trọc nhấp nhô, th́ đến vùng đồng bằng của tỉnh Vân Nam. Mất ba giờ bay, kể từ lúc ra đi, chúng tôi đáp xuống phi trường Côn Minh, ở trên độ cao 2000 thước.

 

Trời mát mẻ và khô ráo, khác hẳn khí hậu ẩm ướt của Bắc kỳ.

 

Chiếc DC-3 này chỉ đi tới đây mà thôi. Chúng tôi phải sang máy bay khác, để đi Trùng Khánh, nhưng phải chờ cả tuần mới có máy bay khác.

 

Cuối cùng, ngày 23, chúng tôi tới Trùng Khánh nơi có chính phủ trung ương. Cuộc đáp xuống khá vất vả. Phi trường được cất trên một giải đất hẹp giữa sông Dương Tử, và một nhánh của nó là sông Gia Linh (Kialing) để gặp đổ vào nhau ở đầu kia.

 

Để tránh cho khỏi bị ngập lụt, trong những vụ nước lớn, phi đạo được lát bằng những phiến đá lớn, nên rất sóc khi bánh máy bay chạm đất.

 

Từ sân phi trường một bệ cao tới 300 bực đưa đến thành phố. Khi vừa đặt chân lên hết bệ đá, thật là một ổ kiến người đông nghẹt chen chúc nhau. Thành phố đông tới ba triệu dân. Qua nhiều phố hẹp, có những cổng xây ngang, chúng tôi được đưa đến khách sạn Tứ Thời là khách sạn sang trọng nhất của thủ đô. Tôi ở một pḥng khá rộng, c̣n sáu vị đồng hành th́ chia nhau ba buồng khác vẻ tiều tụy. Danh từ Tứ Thời thường gặp rất nhiều ờ Trùng Khánh v́ thời tiết của lục địa để hiển hiện rơ ràng: Mùa xuân về ban sáng, mùa hạ về ban trưa, mùa thu về ban chiều, và mùa đông về ban tối.

 

Đến ngày hôm sau nữa, viên bí thư Quốc dân đảng đă cho lời mời của Thống chế Tưởng Giới Thạch, đến mời tội dự tiệc ban chiều. Giấy mời được đề là gửi cho Hoàng đế Bảo Đại, và không có nhắc ǵ đến phái đoàn cả.

 

Thống chế ngự ở trong Cấm thành, có nhiều tường bao quanh, làm tôi nhớ đến hoàng cung ở Huế. Một chiếe xe ô tô, có tài xế, đến đón tôi ở khách sạn. Bí thư Quốc Dân Đảng là ông Chan tiếp đón tôi. Ông này là cựu sinh viên trường thày ḍng ở Đại học đường B́nh Minh (Aurore) ở Thượng Hải nói tiếng Pháp rất thạo.

- Kính tâu Hoàng thượng, sự chiếu cố của Hoàng thượng đến ngôi nhà này thật là một điều vinh hạnh lớn, chủ nhân nói nếu được Hoàng thượng ngụ luôn ở đây. Thật là một điều vô cùng quư báu mà tôi nhận được bức điện tín của Tướng Tiêu Văn, và nếu được Hoàng thượng cho phép tôi là kẻ dẫn đường, tôi xin kính đưa Hoàng thượng đến tận nơi dự tiệc.

 

Trong pḥng đại khánh tiết, đă túc trực sẵn một số tướng lănh và nhân vật cao cấp của chính phủ, ai nấy đều vận lễ phục. Y như một vở kịch được tập dượt rất khéo, đúng lúc tôi vừa đến cửa, th́ Thống chế Tưởng Giới Thạch cũng từ phía cửa kia bước ra. Thống chế tiến tới phía tôi, tỏ vẻ vô cùng kính trọng, và rất lịch sự quí phái, trong chiếc áo thêu dài tới gót chân. Người rất là trịnh trọng và lễ độ tuyệt vời. Trong suốt bữa tiệc, ông đă tỏ ra rất thành thạo về t́nh h́nh ở Việt Nam. Ông Chan làm thông ngôn.

 

Trong suốt thời gian ấy, phái đoàn cứ dậm chân tại chỗ, và không ai buồn chủ ư tới. Người trưởng phái đoàn đến yêu cầu tôi can thiệp để được tiếp kiến, v́ đợi đă lâu ngày. Tôi đă cố gắng thuyết phục viên bí thư của Quốc dân đảng Tàu xin giúp cho phái đoàn, và tôi giải thích cho ông ta:

- Sự đoàn kết quốc gia hiện nay đă được h́nh thành ở Việt Nam, và phái đoàn đi chung với tôi, gồm đại diện của tất cả hai đảng lớn đang cầm quyền ở Việt Nam. Ai cũng là những người bạn trung thành của chính phủ Trung Hoa cả.

 

Ông Chan đáp:

- Thưa Hoàng thượng, phái đoàn này có nhiều người cộng sản, và người cộng sản th́ không thể nào bạn với nước Trung Hoa Dân Quốc được…

 

Cuối cùng, sau nhiều ngày chờ đợi, phái đoàn chỉ được tiếp trong một ngôi chùa ở giữa thành phố.

 

Nhân viên phái đoàn đă trở về, vô cùng thất vọng, Thống chế Tưởng Giới Thạch chỉ đến đủ để nghe đọc bức thông điệp của Hồ Chí Minh, rồi sau mấy câu cám ơn khô khan, thống chế chỉ nói vắn tắt rằng nước Trung Hoa đă tham chiến cạnh Đồng Minh và đang đứng trong hàng ngũ “Tứ cường” chỉ muốn trông thấy ở giáp biên thùy ḿnh những nước láng giềng thân hữu mà thôi…

 

Vài hôm sau, Tướng Marshall vừa thay thế Tướng Hurlet được hai tháng, tỏ ư muốn gặp tôi. Tôi liền đến thăm ông ở văn pḥng.

 

Ông rất quan tâm đến vấn đề Việt Nam, và muốn tự tôi nói ra, đầu đuôi cuộc cách mạng đă đưa Việt Minh lên nắm chính quyền. Tôi kể cho ông nghe các t́nh tiết từ tháng tám và tháng chín vừa qua, và nhấn mạnh rằng cuộc trao quyền không gặp vướng vấp khó khăn nào ở Hà Nội. Tôi cũng nhắc lại cho ông rơ rằng, tôi tự ư lẩn đi mà thoái vị, cho Việt Minh hưởng lợi, chính là để tránh mọi đổ máu mà thôi. Tôi cũng có ư tỏ cho ông biết, tính chất quốc gia, toàn dân tự đặt dưới quyền điều khiển của Hồ Chí Minh, v́ tất cả người Việt Nam nào cũng đều mong muốn cho nước nhà được độc lập và thống nhất, đúng như nguyện vọng của họ.

 

Viên tướng này từng đóng vai tṛ ḥa giải giữa hai lănh tụ Trung Hoa là cộng sản Mao Trạch Đông với quốc gia Tưởng Giới Thạch, để đem lại ḥa b́nh cho Trung Hoa, mới đặt câu hỏi cho tôi rằng:

- Thưa Hoàng thượng, Hoàng thượng có thể cho tôi biết ư kiến về Quốc dân đảng Tàu?

- Thưa Đại tướng, tôi biết rất ít, và cũng không thành thạo lắm, để có thể đưa ra một ư kiến giá trị được. Nhưng tôi đă trông thấy những hành động của các ông tướng Tàu và binh sĩ của họ khi sang Bắc kỳ, th́ tôi thấy cũng không mấy sáng sủa. Tôi e rằng nếu toàn quốc cũng đều như vậy.

 

Chúng tôi từ giă nhau, sau câu nói đó.

 

Tôi cảm thấy trước rằng, nước Việt Nam với tân chế độ này, không được cảm t́nh của cả Tàu và Mỹ. Riêng đối với Trung Hoa, giữa lúc mà Tưởng Giới Thạch phải đương đầu với cuộc nội chiến vừa mở ra đối với phe cộng sản của Mao Trạch Đông, th́ lẽ dĩ nhiên ông ta không bao giờ lại mong muốn ở biên giới phía Nam của ḿnh, có một nước cũng theo cùng chủ nghĩa với kẻ thù nội địa của ông. Trước thất bại ấy, phái đoàn chuẩn bị trở về Hà Nội. Tôi cũng quyết định đi cùng một chuyến máy bay ấy. Đă một tháng qua, kể từ khi chúng tôi rời Hà Nội. Ngày 15 tháng 4, chúng tôi lại trở lại Côn Minh. May mắn hơn kỳ đến, lần này đă có một chiếc máy bay sẵn sàng cất cánh đi Hà Nội ngay.

 

Trong khi chúng tôi sửa soạn để lên máy bay, th́ một mảnh điện tín được mang đến cho tôi. Đây là bức điện của Hồ Chí Minh:

“Thưa Ngài, công việc ở đây đang tốt đẹp. Ngài có thể đi chơi nữa. Hơn nữa, Ngài sẽ rất có ích cho chúng tôi, nếu vẫn ở lại bên Tàu. Đừng lo ngại ǵ ca. Khi nào sự trở về của Ngài là cần thiết, tôi sẽ báo sau. Xin Ngài cứ tịnh dưỡng để sẵn sàng cho công tác mới.

Ôm hôn thắm thiết.

Kư tên: Hồ Chí Minh”.

 

 

Ông chủ tịch không muốn tôi trở về. Tôi chào từ biệt phái đoàn, họ vội lên máy bay ngay.

 

Máy bay đă chỉ c̣n là một cái chấm ở chân trời. Trên căn cứ quân sự cũ của Mỹ này, tôi thật cô đơn. Tôi liền ngồi xuống bực lên xuống của phi trường, để định vị trí. Chẳng những tôi cô đơn, thui thủi một ḿnh, mà c̣n hoàn toàn trơ trụi. Không một xu dính túi. Trong thời gian tôi nghỉ tại đây, chính phủ Trung Hoa lo liệu mọi mặt cho tôi. Nay chiếc va ly đựng hành lư cũng bay theo phái đoàn đi mất. Tôi không c̣n quần áo để thay nữa. Kể cả giấy tờ tùy thân. Trước hoàn cảnh ấy, tôi bỗng bật cười. Tôi mở tờ điện tín của Hồ Chí Minh ra đọc: “… Ôm hôn thắm thiết”.

 

Quả nhiên, đây là tay đại hề, đóng kịch rất tài. Khi th́ đạo mạo như cha già, khi th́ thân thiết, rồi lại ẻo lả, yếu mềm, hay nghiêm trang, trịnh trọng, nhiều khi trào lộng, mỉa mai. Tất cả những ai đă ở gần ông ta, đều tự lừa, hay đă bị lầm. Người Mỹ, rồi Sainteny, thêm tôi nữa, ngay lúc ban đầu cái bản kia nữa. Khi tôi biết được quá khứ của ông ta, sự giao dịch đă rất trơn tru. Tôi biết ở trước mặt tôi, là ai rồi, sau cái mặt nạ này. Một chiến binh mác-xít, một kẻ đă chai đá sau hơn ba mươi năm chiến đấu, bị đảng chi phôi, trói buộc chặt chẽ rồi, một chiến sĩ đầy thủ đoạn. Thừa khả năng chịu đựng, dám tất cả mọi sự lừa lọc, biết người, biết nhược điểm của họ, để khinh bỉ họ, kiên nhẫn cùng cực, và quyết theo đuổi kỳ cùng mục tiêu của ḿnh. Sẳn sàng giả trá mọi mặt, nhưng cuối cùng th́ quyết liệt, rắn như sắt. Đầy tế nhị, và thông minh, và bất nhân đến độ bạo tàn. Lúc nào cũng như sẵn sàng ôm ấp, yêu đương ḿnh để bóp chặt kín đáo không ai có thể ngờ.

 

Theo đảng cộng sản Mác-xít do hoàn cảnh thực tế giai đoạn, bởi chủ nghĩa này trong chiến lược toàn cầu, nhận thấy sự nổi dậy của tất cả các sắc dân bị trị, nên ông ta nhắm mắt tuân theo, không biết đến lư luận hay bàn căi ǵ nữa. Khi đă vào đảng rồi, ông ta đă nh́n với nhăn quan của chủ thuyết này qua lăng kính một chiều của nó.

 

Bây giờ, ông ta cho rằng, sự trở về Hà Nội của tôi sẽ đem đến cho tôi nhiều bất trắc nguy hiểm. Người Pháp trở lại - chính ông ta đă kư kết với bọn này - đưa đến cho tôi những bất trắc ấy. Thật sự, sự có mặt của tôi chỉ làm cho ông ta khó chịu. Những cuộc hoan hô tôi, sự kính trọng của nhân dân vẫn tôn pḥ tôi như vị thiên tử, chính là trở ngại làm cho ông ta muốn rũ tôi đi cho rảnh mắt. Chính là lư do duy nhất mà ông ta muốn tôi ra Sầm Sơn trước kia, mà nay th́ ở nơi đây. Có người đă nghĩ rằng, ông ta muốn thủ tiêu tôi nữa. Có thể thật dễ để tôi sống, tôi c̣n có thể phục vụ cho quyền lợi và ư đồ của ông ta. Như vậy, th́ c̣n có sự tôn pḥ nào quí giá hơn…

 

Tôi đang nghĩ tới đó, th́ thấy một người đến đứng phía sau lưng. Ngoảnh đầu trông lại th́ đây là một người Trung Hoa, vận âu phục, hơi có vẻ lớn hơn tôi ít tuổi. Ông ta cười và hỏi:

- Ông nói tiếng Pháp ạ?

- Dạ vâng. Tôi đáp, v́ sung sướng được nói chuyện với bất cứ ai lúc ấy.

 

Ông này tự giới thiệu:

- Tôi là Yu, trước luật sư ở Paris.

- Tôi cũng đă theo học ở Pháp. Tên tôi là Vĩnh, sanh ở Việt Nam. Tôi đi du lịch và vừa lỡ chuyến bay…

- Thế ông ở đâu?…

 

Thấy tôi ngập ngừng, ông hiểu ngay hoàn cảnh của tôi, và nói nhanh:

- Xin mời ông đến nhà tôi ạ. Tôi là con của vị Thị trưởng ở đây. Ông cụ tôi mất được ít lâu nay, chính v́ thế mà tôi trở về nước. Rồi ông sẽ thấy nhà tôi khá rộng, và ông sẽ được hài ḷng.

 

Tôi đă đến và được cả gia đ́nh quí trọng. Nhà rộng, xây kiểu xưa, có bà Yu, và cụ nội ông ta, các anh chị em và nhiều gia nhân. Từ khi ông cụ chết đi th́ gia chủ ngôi nhà là ông bạn này. Tất cả mọi người đă tỏ ra kín đáo và không ai dám thắc mắc ǵ.

 

Trong thời gian tôi đi với phái đoàn ở Côn Minh, tôi không có dịp đi thăm thành phố. Nay th́ tôi có thể đi thăm, và Yu tỏ ra là người dẫn đường thành thuộc.

 

Côn Minh trước kia gọi là Vân Nam phủ, là một tiểu thủ đô về thời trung cổ. Thành phố rất đẹp, đường phố hẹp, nhà cửa mái ngói đỏ tươi, thời kháng chiến chống Nhật đă đóng vai tṛ quan trọng. Thật vậy, v́ nằm ở cuối con đường xe lửa Vân Nam do người Pháp thiết lập, để thông xuyên đến vịnh Bắc kỳ qua cửa bể Hải Pḥng, đồng thời cũng là cửa ngơ quan trọng để thông với Miến Điện, mà người Anh lập nên, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của. Người Mỹ đă thiết lập ở đây một căn cứ không quân, để tiếp viện cho Trung Hoa Dân quốc rất nhiều dụng cụ viện trợ. Cũng từ căn cứ này, xuất phát các tuyến bay cho mọi phi vụ cho khắp cả vùng Đông Nam Á châu.

 

V́ vậy, khi các binh sĩ Mỹ vừa bỏ đi, dân chúng cả triệu người vẫn c̣n sống trong sự phồn vinh, mặc dù giả tạo. Đường xá của tân thành phố c̣n đầy những xe nhà binh đủ loại: xe GMC, xe Jeeps, cả các xe dân sự nữa. Các cửa hàng cũng tràn ngập hàng hóa.

 

Nhờ sự hảo tâm của chủ nhân, tôi có thể mua sắm được mấy bộ quần áo để thay đổi. Trong một cửa hàng bán quần áo cũ, tôi đă mua đầy đủ một bộ cánh nhà binh: áo lót, áo sơ mi, quần, áo choàng, và thêm vào đó… sao lại không, chiếc mũ ca-lô đầy huy hiệu sặc sỡ. Thay bộ đồ ngay tại chỗ, tôi lấy làm ngạc nhiên khi ra đường gặp các binh sĩ Trung Hoa nghiêm chào. Khi kể chuyện với ông Yu lúc về nhà, ông này cho biết, tôi đă vô t́nh vận bộ binh phục của viên Đại tá Không quân Mỹ. Thế là cả nhà reo mừng đùa là tôi mới được thăng chức nhanh chóng.

 

Ở nhà ông Yu, chúng tôi như sống lại cuộc đời du học sinh khi xưa ở Paris: đi chơi, đi câu và ban tối, xoa mạt chược liên miên. Nhưng sự nghỉ ngơi đó rồi cũng hết. Một hôm, chúng tôi vào một quán giải khát. Trong khi đang t́m chỗ, một thanh niên chạy đến bên tôi, chắp hai tay vái lạy, rồi lắp bắp:

- Tâu Hoàng thượng, Ngài vẫn c̣n được b́nh an…

 

Trước sự hoảng hồn của ông Yu, tôi vội vàng đỡ người này dậy. Đây là một thanh niên xứ Huế, trước kia thuộc phong trào thanh niên của Phan Anh, mà tôi đă có lần gặp gỡ.

 

Tôi phải giải thích cho ông Yu lư do sự ẩn danh của tôi. Chẳng những ông ta không đổi thái độ, mà c̣n mời luôn cả Bùi Minh cùng về theo. Người thanh niên này trước đây là đảng viên đảng Đại Việt, đă phải bỏ chạy khỏi Hà Nội, sang Côn Minh, sống đời lưu vong nghèo khổ, nay là bạn đồng hành của chúng tôi. Khi về nhà, Yu đă kể lại cho cả nhà nghe về tông tích của tôi. Ai cũng sung sướng, và lấy làm vinh hạnh được tiếp đón và chiêu đăi tôi, trong khi tôi đang bị thất thế ba đào.

 

Yu liền mua một chiếc Jeep, và từ đó chúng tôi đi chơi xa hơn, để khám phá ra những vẻ đẹp của vùng ven đô Côn Minh. Rất nhiều hồ rộng, đường đèo, và nhiều kiến trúc cổ xưa. Như vậy, chúng tôi đă thăm nhiều ngôi chùa cổ rất đẹp. Trong một ngôi chùa mà chúng tôi thường đến thăm, tôi làm quen với một vị đại lăo ḥa thượng, chủ ngôi chùa. Đây là một vị sư già rất đạo mạo, đoán được vị lai. Tôi liền tự giới thiệu là một kẻ giang hồ lăng tử, lưu vong bốn bể không nhà. Phải đâu tôi nói dối? Dù thế nào sư cụ cũng tỏ vẻ hiền từ đối với tôi, và một hôm, sư cụ bảo tôi vào phía trong phương trượng, để đoán số cho tôi. Sư cụ là nhà xem tướng trứ danh, và bảo tôi rằng, tướng của tôi có rất nhiều nét cô đơn rất thích hợp cho cuộc sống tu hành. Rất băn khoăn trước lời đoán đó, tôi tự hỏi. Trước kia mẫu thân tôi chẳng từng bảo, tôi là một vị Phật giáng sanh xuống trần đó sao? Tất cả những biến cố vừa qua há chẳng là những lư do đưa tôi đến chỗ phải thế phát qui y ở ngôi chùa hẻo lánh trong thâm sơn cùng cốc này đó sao? Trong nhiều ngày, tôi đă suy nghĩ đến lời mời của nhà sư, và sắp đến chỗ nhận lời. Khiếu ưa tĩnh, thích suy tư, rất thích hợp cho tôi cuộc sống này. Nhưng, mới ba mươi ba tuổi, tôi e rằng chưa thể khắc phục nổi sự ép xác của nếp sống tu hành, v́ tôi nhớ lại thời thơ ấu, đă từng sống trong cô đơn như vậy. Từ thâm tâm, hiện nay tôi rất thoải mái trong tự do, bởi đă thoát được bao điều hệ lụy. Phải chăng, chính là nhờ sự vô danh, tôi không c̣n phải đeo những nhăn hiệu nặng nề của lễ nghi và những điều phiền toái đầy tràch nhiệm của một vị Quốc trưởng lănh đạo quốc gia, trong hoàn cảnh đầy chua chát.

 

Có hai người con trai của Đại tướng Long Vân, tỉnh trưởng Vân Nam cũng thường đến chơi. Hai ông này đều là cựu sinh viên trường Vơ bị Saint-Cyr ở Pháp, tôi cũng nói thật cả. Họ đă hứa là giữ bí mật việc này, và chúng tôi thường đi chơi với nhau, họp thành một nhóm thân hữu đáng quí,

 

Tuy tôi có báo tin cho ông Hồ Chí Minh về chỗ ở hiện tại của tôi, cũng vẫn không có tin tức ǵ từ Hà Nội gởi đến cho tôi. Bấy giờ, tôi mới chắc chắn rằng, ông ta không mong ǵ sự trở về của tôi cả.

 

Cuộc nghỉ ngơi kỳ thú này kéo dài được hơn một tháng, th́ tôi nhận được giấy mời của ông Chan, bí thư Quốc dân đảng, mời tôi lên Trùng Khánh. Thật lạ lùng, ông Yu cũng nhận được giấy mời tương tự. Ông ta không tỏ vẻ ǵ là ngạc nhiên, và giải thích rằng, cũng như Chan, ông là sinh viên của Đại học đường B́nh Minh ở Thượng Hải, nên thường được mời lên thủ đô như vậy.

 

Yu đề nghị đi cùng với tôi, tôi rất thích, nên hôm sau cùng lên máy bay. Như đă từng hứa hẹn trước kia, ở lần gặp gỡ đầu tiên, ông Chan mời tôi đến ở nhà ông ta ở giữa thành phố. Tôi cám ơn, nhưng xin được ra ở riêng ở khách sạn Tứ Thời mà tôi đă từng cư ngụ. Lợi dụng sự b́nh thản, tôi đọc các sách nói về nước Tàu, và đánh quần vợt, mà tôi đă tạm bỏ chơi, kể từ ngày xa Huế.

 

Chan dành cho tôi một chiếc ô tô, và tôi không bỏ lỡ dịp đi tắm ở các suối nóng, rải rác xung quanh Trùng Khánh. Những cuộc du ngoạn ấy thường đưa tôi qua vùng đất Tứ Châu (Seu-Tchouen), rất đẹp với những đồi thông mát mẻ, làm tôi xa lánh được sự ồn ào của thành phố, tạm lập làm thủ đô kháng chiến, với đầy đủ cơ sở chính phủ trung ương và người tản cư lánh nạn trong thời chiến tranh, nên không khí thật vô cùng tấp nập. Ngày tạm cư ở Trùng Khánh của tôi, chỉ có ba lần về Côn Minh ngắn ngủi, để thăm ông Yu và hai con Đại tướng Long Vân, trong ngôi nhà nghỉ mát ở vùng quê của họ.

 

Đầu tháng tám, Quốc dân đảng báo cho tôi biết có người đồng hương tới thăm. Lấy làm ngạc nhiên, tôi ra tận phi trường đón xem ai. Đây là một người khá lạ lùng, tuổi trạc ba mươi nhưng chắc chắn không phải là dân Việt Nam chính cống.

Vừa ngồi vào xe ông ta tiết lộ:

- Thưa Hoàng thượng, tôi là đại tá trong cơ quan t́nh báo hoàng gia của Thiên hoàng, và tôi có nhiệm vụ t́m hiểu mọi hoạt động của Quốc dân đảng Trung Hoa. Tôi sanh đẻ ở Nhật, cha là người Nhật, mẹ là Việt Nam. Tôi được cử đến đây để làm bí thư cho Hoàng thượng.

 

Câu chuyện có vẻ hài hước, và tôi không nhịn được để bảo ông ta:

- Tôi tưởng rằng các sĩ quan cao cấp Nhật thường mổ bụng tự sát, theo truyền thống của hiệp sĩ đạo. Tại sao lại không phải là ông?

- Thưa Hoàng thượng, các sĩ quan ngành t́nh báo th́ không, v́ bị nghiêm cấm, họ phải sống để làm việc cho tương lai của đế quốc Nhật Bản. Khi sứ mạng của tôi đă xong, tôi sẽ trở về Sài G̣n, qua ngả Manille, lúc ấy sẽ đầu hàng quân đội Anh.

 

Kể từ ngày ấy, ông ta không rời khỏi tôi nửa gót. Đóng vai bí thư cho tôi, ông ta không để lỡ một dịp nào mà không thu thập tài liệu và tin tức cần thiết. Chan mà tôi thường gặp, báo cho tôi biết Thống chế Tưởng Giới Thạch sắp trở về Nam Kinh và cả chính phủ cũng dời đô luôn. Ông cũng cho biết là Thống chế rất lấy làm hân hạnh, nếu tôi sẵn ḷng đi theo về Nam Kinh, ở đó tôi sẽ là thượng khách của Ngài.

 

Quả nhiên, đến cuối tháng tám, Thống chế rời Trùng Khánh.

 

Vị “bí thư” trung thành của tôi, cũng từ giă tôi luôn, v́ “nhiệm vụ” đă xong. Yu báo cho tôi biết rằng ông ta cũng sẽ theo chính phủ về Nam Kinh, và nài nỉ tôi cùng đi. Tôi c̣n ngập ngừng, chưa dám nhận lời. Tôi không có một thích thú nào để đi Nam Kinh cả.

 

Thật sự, tôi đă chán ngấy cái chất mỡ Tàu rồi, và cả sự cô đơn kẹt cứng này nữa. Tôi muốn t́m một chỗ ẩn thân, tạm lánh, nhưng ở một nơi hoạt động, có gió tứ phương đưa tới. Tại sao không là Hong Kong? Tôi tin chắc rằng, tôi sẽ t́m thấy một môi trường thuận lợi hơn, và chắc chắn có màu sắc của Tây phương hơn nhiều. Yu đề nghị theo tôi ít ngày.

 

Tám ngày sau, này 15 tháng 9, chúng tôi bay đi Hong Kong.

 

 

Tạm trú ở Hong Kong

 

Không ai đợi chúng tôi ở phi trường Kai-tac. Cả Yu và tôi đều không ai biết ǵ về thành phố ấy. Chúng tôi lên xe bus để lên chiếc tàu thủy chở khách từ Kow Loon sang đảo Victoria. Tại đây, chúng tôi thuê hai buồng, trong một khách sạn hạng xoàng ở khu phố Tàu Happy Valley. Hôm sau, chúng tôi đi thăm thành phố. Quả là một sự huy hoàng.

 

Bên kia sông, nhà băng Trung Hoa đồ sộ, và các nhà chọc trời của Kow Loon làm thành một khối đen sậm, đứng lù lù như hư như thực. Thuyền bè rộn rịp: thuyền mủng, sà lan, thuyền máy đưà khách, thuyền buồm với những cánh buồm tre đan, đi lại trong cảng Victoria Harbour vô cùng rộn rịp.

 

Sau hai tuần lễ du ngoạn ở Hong Kong, Yu từ biệt tôi để đi Nam Kinh. Ông ta rất thất vọng đă không kéo được tôi đi theo, nhưng trước khi từ biệt, ông đoan với tôi rằng tôi sẽ là thượng khách bên cạnh Tưởng Thống chế, nếu tôi quyết định t́m đến Thống chế.

 

Nay tôi hoàn toàn đơn độc, chỉ c̣n trong túi một vài đô la Hong Kong, mà Yu đă để lại. Nhưng với tiền ít ỏi đó, sẽ hết mau ngay nếu tôi không t́m cách nào để tự giải quyết. Trong khi chờ đợi, tôi thường đi chơi vơ vẩn, khi th́ đi bộ, khi đi bằng xe bus. Tôi thấy hoàn toàn tự do. Đây là lần đầu tiên mà tôi cảm thấy như vậy. T́

nh cờ tôi đến một ngôi nhà lớn, mà bảng hiệu làm tôi chú ư: “Nhà Băng Đông Dương”.

 

Ngập ngừng một phút, tôi cũng chẳng hiểu v́ sao, tôi bước vào. Quả nhiên, đúng là ngày may mắn của tôi. Vừa bước vào trong, tôi trông thấy ông Ganay, chủ nhà băng của vùng Đông Nam Á. Bốn mắt gặp nhau, ông ta nhận ra tôi ngay và tiến tới gần, với hét ngạc nhiên tột bực. Ông bảo cho tôi biết là đang đi thanh tra ở Hong Kong, và hỏi hiện t́nh của tôi nay thế nào?

 

Nói vắn tắt mấy lời, tôi cho ông biết sự đến Hong Kong, và hoàn cảnh rỗng tuếch của tôi hiện tại. Tôi cũng hỏi ông xem có thể ứng trước cho tôi mượn ít tiền. Lập tức, ông đưa cho tôi khoảng 2.000 đô la Hong Kong. Vài hôm sau nữa, cũng bất ngờ, tôi lại gặp Cơ quan Truyền giáo Pháp ở ngoại quốc, họ sẵn sàng cho tôi mượn tiền, lấy bảo đảm ở tài sản của hoàng gia. Thế là tôi thoát những lo âu về tiền bạc, được một thời gian kha khá. Tôi liền đến ngụ ở khách sạn Gloucester Hotel ở đường Queen’s Road. Cạnh đó, có một chiếc building, mà tầng cuối cùng là nhà hàng Le Paramount là nhà hàng có máy lạnh duy nhất ở Hong Kong. Trong bầu không khí ngột ngạt của thành phố, đây là chỗ nghỉ ngơi đặc biệt dành cho du khách, và phải nói thực rằng, gồm đủ loại người, bọn anh chị giang hồ, buôn lậu, gián điệp, thường thấy ở những thành phố quốc tế trên thế giới. Có cái lợi, là không ai biết tôi là ai. Cũng không phải là điều thích thú ǵ khi tự cảm thấy lúc nào cũng như bị theo dơi, bị kiểm soát, ở ngoài đường, trong khách sạn, ở trên sân golf hay sân tennis. Từ nhỏ, tôi không quen bị như thế bao giờ.

 

Ít lâu sau đó, tôi gặp ở khách sạn Hong Kong một người Pháp muốn gặp tôi. Đó là ông Yole, thám tử riêng của ṭa Lănh sự chịu trách nhiệm kiểm soát các người Việt qua lại Hong Kong. Sau khi giới thiệu, ông ta tự nguyện đặt dưới sự điều khiển của tôi, và cho biết tháng nào ông cũng qua Sài G̣n, nên có thể làm liên lạc dễ dàng được. Chúng tôi thường gặp nhau, và lần nào, ông ta cũng cho tôi biết các tin tức thật quí báu cho tôi.

 

Nhờ vậy, trong tháng mười, ông ta đưa cho tôi toàn văn bức thư ngỏ gửi Hồ Chí Minh, trong khi ông này đang sửa soạn sang Paris. Dù là thực hay giả, bức thư này cũng được các báo ở Pháp phổ biến trong thời gian ấy. Nó chứng tỏ những khó khăn của ông Hồ, ngay từ nội bộ đảng của ông ta, thêm những khó khăn ông phải đương đầu, với tư cách lănh đạo quốc gia:

 

“Được biết cụ và một phái đoàn sắp sang Pans, để kư kết một hiệp ước nhất định về nền độc lập của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chúng tôi gửi cụ bức thư ngỏ này:

“Chúng tôi là những kẻ sống sót của một nhóm nhỏ những người do cụ lập nên năm 1925, tức là kể từ ngày mà cụ rời bỏ nước Pháp để đi ra ngoại quốc, chúng tôi đă chiến đấu theo chủ trương của cụ là chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam, để giải phóng những người vô sản, khỏi sự bóc lột và đè nén của bọn tư bản thực dân, bọn quan liêu phong kiến, bọn ác bá cường hào, chiến đấu để dẫn dắt người vô sản Việt Nam vào con đường cách mạng dân tộc xóa bỏ giai cấp. Trung thành với chủ thuyết đó, chúng tôi đă lập ra phong trào đun đúc Việt Nam liền mà chính cụ tạo nên động lực chính, trước khi rời bỏ nước Pháp, phong trào được tất cả các chiến hữu bạn ở nước thuộc địa Phi châu ủng hộ, do tờ báo Le Paria (Kẻ cùng khổ) ở Paris, đăng tải, mà cụ đă trao lại cho chúng tôi. Chúng tôi cũng cho phổ biến cuốn sách “Bản án đối với chính sách thuộc địa Pháp” (Procès de la colonisation française) mà cụ đă soạn thảo chung với cụ Nguyễn Thế Truyền. Chúng tôi củng tổ chức và t́m đồng chí, để gửi họ vào trường cao đẳng chính trị đào tạo cán bộ cộng sản ở Moscou.

“Trong số một dúm đảng viên ấy, nhiều đồng chí đă trở về nước để chiến đẩu. Rất nhiều người đă hy sinh mạng sống, người bị tù đầy ra Côn Đảo, người bị đưa sang Guyane. C̣n những anh em khác vẫn c̣n đang chiến đấu.

“T́nh h́nh sự việc buộc chúng tôi phải nhắc lại những chi tiết nhỏ nhoi này, chỉ với mục đích tường tŕnh với cụ, là tư tưởng của cụ đă được chúng tôi thâm nhập dứt khoát, đă nuôi dưỡng trong đầu óc chúng tôi sự tin tưởng không ǵ lay chuyển nổi. Sự tin tưởng được cụ gieo rắc càng cao bao nhiêu, chúng tôi càng tin tưởng vào cụ bấy nhiêu, v́ chúng tôi đă coi cụ là hiện thân của tư tưởng đó của toàn thể giới thanh niên lao động cần cù của nước Việt Nam.

“Thêm vào đấy, một số đồng chí trong đảng ta đă từng gặp cụ ở Moscou hay ở Hội nghị chống thực dân ở Bruxelles. Trong khi bàn căi về vấn đề Việt Nam, họ đă thấy tư tưởng cách mạng quá khích của cụ: quốc gia độc lập hoàn toàn; giải phóng dân thợ và dân cầy.

“Năm ngoái, khi toàn thể nhân dân đứng lên để chống lại đế quốc Pháp, chúng tôi được biết là chính cụ đă lănh đạo phong trào ấy, chúng tôi vô cùng sung sướng và tin tưởng rằng phong trào phải đưa đến sự giải phóng vô sản ở Việt Nam. Khi đọc lời tuyên ngôn của cụ cũng như đọc các báo chí ngoại quốc, hồi tháng hai vừa qua, tin tưởng của chúng tôi càng gia tăng: tin tưởng vào chính phủ lâm thời đă quyết chiến đấu đến cùng, dù có phải hy sinh đến hai triệu người, toàn thể nhân dân Việt Nam củng rất sẵn sàng, cốt thu hồi được liến độc lập của ḿnh.

“Trong hơn hai mươi năm, cụ đă nuôi dưỡng t́nh thần cách mạng, cụ truyền bá chủ thuyết cách mạng, cụ tổ chức và đào tạo cán bộ cách mạng, và ngày nay, khi bắt tay vào thực tế, cụ lại thoái lui, cụ phản bội lại chính tư tưởng của cụ. Khi phản bội lại tư tưởng của cụ, cụ phản bội luôn số phận lớn lao của toàn thể nhân dân Việt Nam…

“Tóm lại, chúng tôi tạm khuất tín rằng nhân dân Việt Nam chỉ tạm thời mất niềm tin nơi cụ, có thể, họ sẽ tạm thời thua một keo đầu. Nhưng, mục đích mà họ theo đuổi, vẫn chưa đạt, th́ nhanh hay chậm họ vẫn phải tiếp tục con đường mà cụ chưa đưa tới đích cuối cùng mà họ đợi chờ. Họ sẽ theo đuổi cho đến ngày được độc lập hoàn toàn, được giăi phóng hoàn toàn. Paris, ngày 4 tháng 4 năm 1946.

 

Kư tên:

Hoàng Quang Giụ, Vũ Văn Tân, Nguyễn Văn Tư.

 

Thời gian cứ qua đi, ngày nào cũng giống ngày nào. Vài cuộc gặp gỡ ở khách sạn Gloucester. Chính tại đây, vào trung tuần tháng 11, tôi thấy Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đến t́m. Ông này trước là giám đốc Phong trào Thanh niên Nam bộ, dưới thời Trần Trọng Kim, rồi làm bộ trưởng không bộ của chính phủ lâm thời năm 1945, nay là chánh văn pḥng của Hồ Chí Minh.

 

- Hoàng thượng, tôi đến từ Quảng Châu (Canton) và tôi được Hồ chủ tịch trao cho sứ mạng t́m gặp Ngài. Chủ tịch gửi lời kính thăm Ngài, và yêu cầu tôi đệ tŕnh Ngài cái này.

 

Nói xong ông ta lấy từ trong cặp ra, một gói giấy mà ông đưa cho tôi. Đây là mấy lạng vàng lá. Với số này, tôi có thể sống được vài tháng.

 

- Xin ông gửi lời tôi đa tạ chủ tịch về những lời thăm hỏi và cho quà. Nay xin ông cho tôi biết t́nh h́nh sang Pháp của chủ tịch ra sao.

- Chủ tịch đă về nước hôm 21 tháng 10. Cụ đi tàu Dumont d’Urville…

 

Tên chiếc tàu này, gợi cho tôi kỷ niệm đă đi tàu đó từ Sài G̣n ra Tourane cách đây mười lăm năm, khi tôi từ Pháp trở về.

 

- Tại Hải Pḥng và Hà Nội - Phạm Ngọc Thạch nói tiếp - dân chúng hoan hô nhiệt liệt, và Quốc hội đă tặng cụ danh hiệu là “Đệ nhất Công dân Việt Nam”. Sau đó, cụ lập tân chính phủ, theo “đường lối quốc gia,” trong đó cụ vừa làm chủ tịch vừa giữ Bộ Ngoại giao. Giáp là bộ trưởng Quốc pḥng, Phạm Văn Đồng vẫn giữ bộ Tài chánh. Và chủ tịch vẫn muốn giữ Hoàng thượng là cố vấn tôi cao chính phủ.

- Xin ông nói với Cụ chủ tịch là tôi rất lấy làm vinh hạnh về sự tín nhiệm của cụ. Nay ông hăy cho tôi biết t́nh h́nh, kể từ ngày tôi sang Tàu.

- Thưa Hoàng thượng, hẳn Ngài đă biết, theo thỏa thuận của hiệp định mùng 6 tháng 3 2 , người Pháp đă trở lại. Đă tổ chức nhiều lễ tiếp đón, đối với Tướng Leclerc khi tới Hà Nội. Chủ tịch đă rất hợp ư với Tướng Leclerc, là để phái đoàn ta sang Pháp để cụ thể về nền độc lập và thống nhất của nước ta. Đă mở ra ở Hà Nội, một hội nghị kể từ ngày 17 tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc viếng Pháp này. Chính Nguyễn Tường Tam cầm đầu phái đoàn, có Giáp, Vũ Trọng Khanh, Hoàng Xuân Hăn, Cù Huy Cận… Cũng có thêm cả đại diện Nam bộ nữa. Ngay lúc đầu, đại diện của ḿnh đă biết Pháp không thành thật. Bởi v́, cái ǵ đúng ở Hà Nội, lại không đúng ở Sài G̣n, và nguyên tắc về sự sát nhập của Nam kỳ được để ra xét lại. Cuộc bàn căi kéo dài đến ngày 11 tháng 5.

 

Chỉ đến ngày mùng 6 tháng 7 hội nghị mới bắt đầu họp, mà lại ở Fontainebleau, chứ không phải ở Paris, như họ đă từng hứa hẹn. Phạm Văn Đồng phụ tá cho chủ tịch của chúng ta. Nhưng đến cuối tháng 7, th́ ai cũng biết rằng không thể đạt được kết quả ǵ ở hội nghị này. Người Pháp đă từ chổi tất cả mọi sự bàn căi về vấn đề Nam bộ, trước khi tổ chức trưng cầu dân ư, theo như thỏa ước mùng 6 tháng 3. Nhưng sự trưng cầu dân ư không thể thực hiện được trước sự xáo trộn chưa yên hẳn ở miền Nam và người Pháp lại không chấp nhận bất cứ tổ chức ngưng bắn nào để thể hiện lệnh đ́nh chiến. Thật là cái ṿng luẩn quẩn đốn mạt. V́ thế, chúng ta giữ vững lập trường: Nước Pháp phải công nhận thống nhất ba kỳ lên trên hết. Ngày mùng 2 tháng 8, không báo trước, người Pháp đề nghị mở một hội nghị thứ hai ở Đà Lạt, chúng ta không được mời dự. Thật không c̣n hy vọng ǵ nữa. Sau một tháng rưỡi chờ đợi, Hồ chủ tịch quyết định trở về.

 

Tuy nhiên, để tỏ sự thành thực và thiện chí của dân tộc Việt Nam, cụ đă chấp nhận kư với viên bộ trưởng Pháp Marius Moutet, một bản thông cáo chung, cam kết giữa Việt Nam và Pháp cái gọi là Medus Vivendi “Bản tạm dung sống c̣n”.

 

Tôi đă đọc trên các báo Hong Kong những bài nói về sự thất bại của hội nghị Fontainebleau, và tôi có thể đến ṭa lănh sự Pháp để lấy bản sao của Medus Vivendi kia. Thật sự, nếu Hồ Chí Minh nhận bản tạm dung này vào phút chót, chính là bởi ông ta không muốn trở về Việt Nam với hai bàn tay trắng, v́ sợ mất mặt. Tôi cám ơn Bác sĩ Thạch và bảo ông ta:

- Tôi nghĩ rằng sự thỏa thuận này, sẽ dự trù vào khoảng tháng giêng 1947, sự tiếp tục hội nghị Fontainebleau, v́ vậy, xin ông nói với Chủ tịch Hồ Chí Minh là tôi muốn đợi đến ngày ấy sẽ trở về Hà Nội.

- Thưa Hoàng thượng, tôi nghĩ rằng Hồ chủ tịch vẫn mong muốn Hoàng thượng cứ lưu trú tại Hong Kong trong thời gian ấy, v́ Hong Kong là nơi quan sát tốt. Tuy nhiên, chủ tịch cũng muốn Hoàng thượng nên cảnh giác người Pháp, và đề pḥng tất cả bọn Việt gian làm tay sai cho Pháp.

 

Đối với tôi, sự việc đă rơ rệt. Hồ Chí Minh chẳng ưa ǵ tôi. Trước đây, ông ta muốn đẩy tôi đi khi người Pháp quay trở lại, và giữ tôi ở thật xa khi có hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau, th́ bây giờ ông cũng không mong tôi trở về khi các cuộc bàn căi với Pháp đang thực hiện.

 

Vài hôm sau nữa, thật là cả một phái đoàn mà tôi tiếp nhận ở khách sạn Gloucester. Những người từ Quảng Châu lại có ba lănh tụ quốc gia là: Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam của Việt Nam Quốc Dân Đảng, và Nguyễn Hải Thần thuộc Đồng Minh Hội. Họ đă bỏ chạy từ Hà Nội kể từ tháng bảy, do bọn đặc công của Giáp tung ra đối với cánh quốc gia, trong thời gian Hồ Chí Minh đi vắng. Họ kể cho tôi nghe sự tàn sát của Việt Minh đối với phe quốc gia.

 

Lấy cớ là phe quốc gia đă dựa vào quân đội Tàu để khủng bố Việt Minh và Pháp, nay Vơ Nguyên Giáp, khi quân Tàu vừa rút đi, liền tung ra một mẻ lưới, với sự phối hợp của công an, nhân dân tự vệ thành, và dân quân để tiêu diệt hết phe quốc gia. Khám nhà, bắt người, bắt cóc, tịch thu báo chí, làm không khí thật khó thở, rất sôi động ở Hà Nội. Tại các tỉnh, c̣n ghê gớm hơn. Hai bên đă dàn quân, đánh nhau thành trận chiến hẳn hoi.

 

Trong thời gian đó, cơ quan tuyên truyền của Việt Minh t́m cách bôi nhọ họ trước mắt nhân dân. Đó chính là Giáp và thủ hạ của hắn đă hại nước. Họ tái đặt các thứ thuế khóa, và đem bán tất cả nguồn nguyên liệu của Việt Nam: quặng mỏ, thuốc phiện, kể cả gạo, trong khi dân chúng đang chết đói. Do mất mùa, ít nhất một triệu rưỡi nhân dân đă chết v́ đói. Và trong thời gian đó, Việt Minh tịch thu hết cái ǵ có thể sử dụng được. Công tác độc nhất của họ chỉ là t́m tiền, để mua vơ khí, thế thôi.

 

Vũ Hồng Khanh tŕnh tôi:

- Thưa Hoàng thượng, Giáp đang sửa soạn chiến tranh. Phạm Ngọc Thạch gần đây đến Quảng Châu, chính là do mục đích đó.

 

Cả ba người đều thề trung thành với tôi:

- Dân tộc Việt Nam đa số đang chờ đợi Hoàng thượng ra lệnh. Kể từ hôm nay, Hoàng thượng có thể tin cậy ở nơi chúng tôi.

 

Vài hôm sau nữa, th́ đến Trần Trọng Kim cũng đến t́m tôi, có thêm nhiều lănh tụ quốc gia tiếp theo sau nữa. Ông ta cũng đến từ Quảng Châu, và họ đă gặp nhau ở đấy. Ông ta nhấn mạnh cho tôi biết, chằng có cái ǵ hơn trước, với người Pháp, mặc dù có Medus Vivendi. Nhiều cuộc đụng độ nặng nề trong các thành phố, và ở vùng thượng du Bắc kỳ, quân Pháp từ Tàu trở về, sau một thời gian lánh mặt, sau vụ mùng 9 tháng 3 năm 1945. Họ theo đường ṃn mà trở lại. Ở Hà Nội, người Pháp đă tái chiếm phủ Toàn quyền cũ, mà chính phủ Việt Nam đă tuyên bố là cộng sản quốc gia.

 

Chính Giáp đă cầm đầu chiến dịch này. Ông ta ra lệnh cho tất cả mọi công dân Việt Nam, bất kể tuổi tác, phải tập thể dục hàng ngày vào buổi sáng ở ngay trên các đường phố. Thế mà, dân chúng bắt đầu chán nản về những cuộc tụ họp, biểu dương, bất cứ dưới lư do nào. Người ta có cảm tưởng rằng, viên bộ trưởng Quốc pḥng này đang t́m cách khiêu chiến Pháp, đến độ cho đào các hố ở trên đường, và dựng các chướng ngại vật ngay trên đường lộ, giữa thành phố Hà Nội, và ngay trước mũi của các đồn binh Pháp. Trong những trường hợp ấy, chẳng ai lấy làm lạ là các vụ đụng chạm gia tăng măi lên. Nhiều vụ tỏ ra rất lớn như ở Bắc Ninh, vào tháng tám, làm chết 15 binh sĩ Pháp, và bị thương đến trên 30 người khác.

 

Trần Trọng Kim hỏi tôi:

- Tâu Hoàng thượng, Ngài định sao bây giờ?

- Tôi đợi ông Hồ mời tôi về Hà Nội.

- Dạ không nên. Hoàng thượng mà trở về bây giờ, th́ nguy hiểm lắm. Tại sao Ngài không đi Nam Kinh, cạnh Quốc dân đảng Trung Hoa, họ vẫn mời Ngài?

- Không, tôi không bao giờ đi Nam Kinh cả. Quốc dân đảng Tàu mất hết tín nhiệm rồi. Tưởng Giới Thạch đă không chống đỡ nổi áp lực của cộng sản, và chỉ trong một thời gian ngắn hay dài, họ Mao sẽ thắng. Trong thời gian tôi ở Trùng Khánh, tôi đă nhận thấy sự xuống dốc của phe quốc gia Trung Hoa, nhất là trong quân đội. Không c̣n có kỷ cương nào nữa. T́m vào với họ, hay nhờ họ giúp đỡ, giữa lúc họ đang tan ră này, quả là một nhầm lẫn lớn…

 

Ngày 30 tháng chạp, các báo ở Hong Kong loan tin súng đă nổ ở Hà Nội, và trên toàn lănh thổ Đông Dương. Bắt chước cuộc hành quân chớp nhoáng của Nhật ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh đă chọn giải pháp chiến tranh. Sau sự bất ngờ ban đầu, quân Pháp đă trấn tĩnh lại được. Đây là chiến tranh rồi. Cuộc chiến mà tôi vẫn muốn tránh cho dân tộc tôi… Vậy th́ cái ǵ sẽ xảy ra đây?

 

Đành rằng, Việt Minh sau sự thất vọng ở Fontainebleau, chỉ c̣n giữ được uy tín bằng cách đưa cả nước vào trong biển máu. Như vậy, Hồ Chí Minh đă trung thành với nguyên tắc của cách mạng. Không ai làm cách mạng mà không đổ máu bao giờ. Các nhà cách mạng rất cần sự đổ máu khai lộ này, để làm lệch hẳn cán cân trật tự trong những xă hội, mà họ muốn thay quyền, nên cần phải tạo ra điều kiện cần thiết bạo tàn này.

 

Vụ nổ súng ngày 19 tháng chạp gây một mối xúc động lớn lao trong phe quốc gia, v́ họ đang t́m cách tranh giành ảnh hưởng đối với Việt Minh, nên họ đă không thể theo sau cộng sản để đi vào con đường bạo động này. V́ vậy, rất nhiều người Việt Nam đă đổ xô cả đến Hong Kong mỗi ngày một nhiều.

 

Thế là, qua Yole báo, tôi được biết có Phan Văn Giáo tới. Ông ta xin gặp tôi. Tôi tiếp ở khách sạn nơi tôi trú ngụ. Người này tôi biết từ Huế, đó là một dược sĩ, vốn là tay quần vợt có hạng ở Huế, ông ta thuộc về nhóm của Ngô Đ́nh Diệm, khi ông này giữ chức thượng thư bộ Lại trước năm 1933.

 

Tôi tiếp ông ta một cách lạnh nhạt:

- Anh sang đây làm ǵ? Anh muốn ǵ? Anh muốn giữ chức ǵ? Có phải định làm mật thám cho người Pháp không?

- Thưa Hoàng thượng, không - ông ta đáp - Tôi đến đây để phục vụ Ngài. Tôi xin hoàn toàn tự đặt dưới sự sai khiến của Ngài, làm kẻ hầu hạ cũng được, nếu Ngài bằng ḷng.

- Được, tôi đáp. Anh có thể ở luôn đây ngay tự bây giờ.

 

Ông ta kể cho tôi nghe, những điều mà ông ta biết về ngày 19 tháng chạp, và những ngày kế tiếp. Tất cả các tỉnh miền Bắc đều bị những tổ chức tự vệ lao vào các người Pháp, thật kinh khủng. Nhưng không phải chỉ có người Pháp là nạn nhân, mà c̣n cả đông người Việt cũng bị tàn sát, v́ họ đă tỏ ra không mấy hoan nghênh Việt Minh. Vụ khủng bố này đă xảy ra cả tháng trước, ở Hải Pḥng. Do một sự bất đồng ư kiến về kiểm soát thương chính, súng đă nổ. Cuộc đụng chạm đă lan tràn mau chóng, gây chết chóc cho cả ngàn tự vệ quân và binh sĩ Pháp. Để trả thù, bọn Pháp dùng trọng pháo, và nhờ ưu thế về vơ khí, quân Pháp chiếm hết thành phố, làm dân chúng bỏ đi hết.

 

Chính phủ Việt Nam phản đối. Người Pháp càng cứng rắn và ra những điều kiện không thể chấp nhận được. Cuối cùng, ngày 19 tháng chạp đă nổ tung. Các trại quân Pháp rơ ràng đă được báo trước, phản ứng rất mau lẹ, và kiểm soát dần dần toàn thể thú đô. Nhưng đối với các tỉnh lớn khác ở Bắc kỳ, nửa tháng sau, vẫn c̣n đánh chiếm từng khu phố.

 

Tôi thật khó mà tin được sự nổ súng lại mănh liệt đến độ ấy, thế nhưng nghe lời kêu gọi của Hồ Chí Minh vẫn tung ra hằng ngày, th́ quả không c̣n phải ngờ ǵ cả.

 

Sự chuẩn bị trước đă rơ rệt. Nguyễn Đệ, cố vấn kinh tế của chính phủ, đến Hong Kong sau Giáo vài ngày cũng kể cho tôi nghe là ông ta được chủ tịch gọi đến vào trước ngày 19 tháng chạp, và cấp cho một chiếu khán, hầu có thể nhờ dân quân và tự vệ che chở hay giúp đỡ. Như vậy th́ trách nhiệm của chủ tịch không c̣n phải ngờ. Trước đây, tôi đă tưởng Giáp phải chịu trách nhiệm ấy, nhưng tất cả các yếu tố đều phù hợp, chính Hồ Chí Minh đă chọn chiến tranh. V́ biết trước tôi cương quyết chống bạo động với bất cứ giá nào, ông ta đă t́m cách đẩy tôi ra xa.

Giáo đă sống ở Sài G̣n trong nhiều tháng trước đây, cho biết các tiến tŕnh hoạt động ở Nam kỳ. Tại đây, sự tuyệt vọng c̣n lớn lao hơn nữa. Qui chế dành cho xứ này, thật sự cũng chẳng đem đến độc lập ǵ. Ư thức được rằng ḿnh đă bị lừa, viên bác sĩ đau khổ Thinh, chẳng có một tí quyền ǵ, cũng chẳng một mảy may uy tín nào, đă tự tử ngày 10 tháng chạp.

 

Sau vài ngày sống ở Hong Kong, Giáo bảo cho tôi biết phải trở về Sài G̣n, để thu xếp việc nhà, và sẽ nhân dịp này để t́m kiếm tin tức về gia đ́nh tôi nữa.

 

Trong khi ông ta đi vắng, tôi được cơ quan công an Hong Kong mời tới trụ sở. Được viên chánh mật vụ tiếp, tôi hỏi ông ta lư đo về sự mời này. Ông ta đáp:

- Kể từ ngày mà Ngài tới Hong Kong về tháng mười vừa qua, Ngài đă trú ngụ ở nhiều khách sạn. Chúng tôi đă biết rơ tông tích của Ngài ngay tự hôm đầu rồi…

 

Hơi ngạc nhiên, tôi hỏi ông ta định đưa đến đâu. Ông ta lễ độ giải thích:

- Chúng tôi nhận được lệnh phải giữ an ninh cho Ngài. Ngài không có thể thay đổi nay khách sạn này, mai khách sạn khác. V́ vậy, chúng tôi sẽ dành cho Ngài một ngôi biệt thự, việc đó giúp chúng tôi những biện pháp bảo vệ dễ dàng, và chúng tôi xin Ngài nên báo cho chúng tôi biết, những khi di chuyển. Hai thám tử vận thường phục được đặt dưới quyền sai khiến của Ngài.

 

Đó là sự nhă nhặn của người Anh. Tôi nhận lời, và ngụ tại một ngôi biệt thự xinh xắn ở mũi Republic Bay, trong đảo Victoria.

 

Từ khi tôi đến ngụ ở Republic Bay, căn biệt thự này trở thành cục nam châm thu hút mọi người. Khách khứa dập d́u, thật đông như hội. Tôi không để bị che mắt bởi cái ảo ảnh của thanh thế bất ngờ này. Như trước đây, Thierry D’Argenlieu đă nói là giải pháp Hồ Chí Minh đă thất bại. Nay gió đă đổi chiều. Trong số khách thăm viếng này, người th́ đến để theo pḥ, người th́ đến để thăm ḍ đường lối cho Pháp hay cho nước khác. Bác sĩ Phan Huy Đán, Luật sư Đinh Xuân Quảng, cả hai đều thuộc phe xă hội, thêm Việt Nam Quốc Dân Đảng Trần Văn Tuyên, đều từ Quảng Châu sang. Người em họ trung thành với tôi, Vĩnh Cẩn cùng người em khác trẻ hơn, là tay đá banh nổi tiếng Vĩnh Tường, và Phan Văn Giáo tạo thành cái nhân vĩnh viễn thân cận. Rồi đến quí vị khác khá danh tiếng như Bác sĩ Lê Văn Hoạch, thuộc nhóm Cao Đài, cựu phó phủ tưứng Nam bộ, Phạm Văn Bính, Ngô Đ́nh Diệm trước tôi tưởng là tai mắt của Mỹ, Phạm Công Tắc, giáo chủ Tây Ninh, Lê Văn Soái, tướng Ḥa Hảo, v,v… Tất cả các nhân vật đó đều đưa ra ư kiến và đồng nhất về chính trị, nhấn mạnh là tôi phải trở về, để đem lại ḥa b́nh cho đất nước.

 

Phan Văn Giáo nói:

- Nếu Hoàng thượng trở về là đáp ứng đúng với nguyện vọng của toàn dân, v́ ai cũng mong có ḥa b́nh. Dân chúng cũng lại biết rằng, chính Hoàng thượng cũng muốn có ḥa b́nh. C̣n người Pháp, th́ họ sẽ rất sung sướng đă gặp được người có thể tiếp tục cuộc đàm phán.

- Đồng ư là dân chúng muốn ḥa b́nh rồi, nhưng dân chúng c̣n muốn hơn hết, là phải có độc lập nữa. Dân chúng có thừa khả năng để hy sinh vô độ cho nền độc lập ấy. Người Pháp phải ư thức cái nguyện vọng ấy, mà nay chưa có, và thái độ của họ trong thời gian gần đây, làm cho ta ngờ thiện chí của họ…

 

Bây giờ, số lănh tụ quốc gia lưu vong ở Quảng Châu ngày càng nhiều. Hoàn cảnh vật chất của họ trở thành khó khăn, họ chạy đến tôi. Tôi báo với Yole, ông này đưa tôi gặp lănh tụ Pháp là ông Joubert. Joubert bảo để xét vấn đề. Thật vậy, ít lâu sau, Yole từ Sài G̣n sang v́ vẫn đem tin tức hằng tháng đến cho tôi, đă đưa cho tôi 5.000 đô la Hong Kong. Tôi không hỏi nguyên do tiền ở đâu, nhưng tôi biết chắc do quỹ này của Đô đốc phát ra. Tôi liền cho phân phát cho các anh em quốc gia này, họ cũng chẳng biết là ai đă viện trợ cho họ nữa. Tôi thấy khá lư thú là chính phủ Pháp lại cứu trợ cho các nhà ái quốc Việt Nam. Từ đó, thường thường Yole bổ sung ngân khoản cho tôi. Tất nhiên, các vị hưởng thụ đều cho rằng tôi là ân nhân của họ. Thỉnh thoảng, Yole chậm đem tiền đến, và trước sự kiệt quệ của tôi, các huynh đệ quốc gia này liền đá hậu tôi một phát, bằng cách đăng vài bài báo trên mấy tờ báo địa phương. Tới khi tôi đă thỏa măn được họ rồi, th́ mọi sự lại trở lại trật tự tốt đẹp. Nhờ có tiền ngoại tệ ấy, thêm một vài sự rỉ tai khéo léo, tôi có được khả năng biết giá cả đồng bạc lên xuống ở Hong Kong.

 

Thêm vào đấy là sự ra đi của Đô đốc Thierry D’Argenlieu 3 . Là một nhân vật chống cộng triệt để, thế mà ông ta phải làm đại diện cho một chính phủ thiên tả, do chính phủ này có nhiều đảng viên cộng sản tham dự và nâng đỡ. Chắc chắn, v́ thế ông mất đường hướng chính trị, kể từ ngày mà Đại tướng De Gaulle rời bỏ chính quyền.

 

Tất nhiên, đường hướng mà nước Pháp theo đuổi, hay đúng hơn, những hành động do các cơ quan phát ra hàng ngày, phần lớn đều do ảnh hưởng của nội bộ chính trị nước Pháp nhiều hơn là do thực tế của vấn đề Việt Nam. Khổ một nỗi, hoàn cảnh này lại kéo dài rất lầu, quá lâu…

 

Trung tuần tháng giêng năm 1947, một nhân viên thuộc cơ quan cai trị Đông Dương tên gọi Cousseau được bổ đến ṭa Tổng lănh sự Pháp ở Hong Kong. Ông này thuộc nhóm của Sainteny và nói tiếng Việt Nam rất sơi. Ông ta rất thông thạo văn hóa Việt Nam, đến độ có thể thấu triệt được tinh thần của các nhà nho ở nước tôi. Không lâu lắm, tôi hiểu ngay, ông ta đổi đến Hong Kong chẳng phải là do một sự thuyên chuyên nhân sự tầm thường nào…

 

Cuộc nổ súng ngày 19 tháng chạp đă đẩy Việt Minh vào cuộc chiến du kích. Đây là một lỗi lầm rất lớn lao. Nhưng trách nhiệm về ai đây?

 

Giáp chắc chắn đă dự vào sự chuẩn bị, nhưng có lẽ đến phút cuối cùng, ông ta đă hủy bỏ lệnh tấn công, v́ quân đội chính qui không tham dự. Phải chăng chính là Hồ Chí Minh để thỏa măn tự ái bị thương sau hội nghị Fontainebleau, nên đă đẩy cả nước vào con đường đẫm máu này? Thế nhưng tại sao lại có những sự lạm dụng như đă xảy ra ở Huế, là tàn phá tất cả các cầu cống, và các công tŕnh kiến thiết của hoàng cung? Và sau rốt, tại sao các cơ quan dân sự ở Sài G̣n lại không phải san sẻ trách nhiệm này, khi tự đặt lên thành một chính phủ lâm thời Nam bộ, nó vốn là một h́nh thức khiêu khích?

 

Dù sao nữa, khiêu khích hay không, sự cố ư gây chiến tranh đă không thể chối căi.

 

Giờ đây, sự thất bại đă đem lại một hậu quả nặng nề cho Việt Minh, và uy tín của họ đă bị sứt mẻ, và đường lối sai lầm của họ, đă được chính nhân dân nhận thức lấy. Tại sao, họ lại gây ra hành động tai hại này, làm đổ máu bao cố gắng chính trị lèo lái khó khăn, để đưa cả nước vào mệt cuộc chiến dài, rất dài này?

 

Cái ǵ sẽ xảy ra cho Việt Nam nếu không có vụ nổ súng ngày 19 tháng chạp năm 1946?

 

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính