Tin tức ngày 30 tháng 9, 2024

 

 

Chiến tranh Ukraine: Tổng thống Nga Putin khẳng định sẽ “hoàn thành mọi mục tiêu đề ra”

 

Vladimir Putin, hôm nay 30/09/2024, tuyên bố Matxcơva sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu đă đề ra ở chiến trường Ukraine.

 

Phan Minh

 

(Ảnh minh họa) - Lửa bùng lên tại một ṭa nhà bị trúng bom của Nga, đêm 29/09/2024, tại vùng Zaporijjia của Ukraine. AP

 

Trong video do AFP trích dẫn, được công bố nhân kỷ niệm 2 năm ngày mà Nga gọi là “Ngày thống nhất”, sau khi Kremlin sát nhập 4 vùng lănh thổ của Ukraine, Tổng thống Putin khẳng định: “Sự thật đứng về phía chúng ta và chúng ta sẽ đạt được tất cả các mục tiêu đă đề ra.”

 

Chủ nhân điện Kremlin tái khẳng định việc ông gửi quân sang Ukraine nhằm mục đích bảo vệ những người nói tiếng Nga chống lại một “chế độ độc tài tân Quốc Xă” có ư đồ “chia cắt những người này với Nga, quê hương lịch sử của họ”.

 

Về t́nh h́nh chiến sự, quân đội Nga sáng nay đă phóng hàng loạt drone nhắm vào thủ đô Kyiv của Ukraine. Về phần ḿnh, trước đó một hôm, Ukraine thông báo đă phóng hơn 100 drone vào sâu trong lănh thổ Nga và dường như đă phá hủy thành công bốn kho đạn dược của đối phương.

 

Từ Kyiv, thông tín viên Cerise Sudry-Le Dû cho biết cụ thể:

Thông tin được xác nhận lúc 4 giờ chiều, sau khi đă có tin đồn lan truyền trên mạng xă hội. Quân đội Ukraine cho biết đă tấn công một kho đạn của Nga trong đêm, nằm ở vùng Volgograd, cách tiền tuyến khoảng 700 km.

 

Mặc dù Nga không cung cấp bất kỳ thông tin nào về vụ tấn công, nhưng bộ trưởng Quốc Pḥng nước này cho biết trên Telegram rằng quân đội Nga đă bắn hạ 125 drone được phóng đi từ Ukraine, trong đó có 67 chiếc trên khu vực Volgograd. Thống đốc tỉnh này tuyên bố cuộc tấn công của Ukraine không gây ra thiệt hại về nhân mạng hay vật chất.

 

Tuy nhiên, một số hăng truyền thông Nga đưa tin về các vụ nổ ở nơi cất giữ “hỏa tiễn và các loại pháo của bộ Quốc Pḥng”. Họ cũng nói về một cuộc oanh kích lớn bằng drone, được xác nhận bởi một số người dân khi nói về những vụ nổ xảy ra vào ban đêm.

 

Với cuộc tấn công này, quân đội Ukraine t́m cách duy tŕ chiến lược được bắt đầu cách đây 10 ngày: Cố gắng tấn công sâu vào lănh thổ Nga. Bốn kho đạn dược của nước này dường như đă bị phá hủy.

 

 

Israel gia tăng oanh kích, đánh sâu vào thủ đô Beirut

 

Không quân Israel sáng sớm hôm nay, 30/09/2024, đă oanh kích thủ đô Beirut, lần đầu tiên kể từ đầu cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Hezbollah, giết chết ba người thuộc nhóm vũ trang người Palestine.

 

Minh Anh

 

Binh lính quân đội Liban đứng canh bên ngoài một ṭa nhà bị trúng bom của Israel, tại khu phố Cola, Beirut. © AFP - FADEL ITANI

 

Trong ngày Chủ Nhật, Israel đă tiến hành hơn 120 cuộc oanh kích nhắm vào nhiều vùng khác nhau của Liban, làm thiệt mạng hơn 100 người và gần 360 người khác bị thương, phần đông là thường dân, theo số liệu do bộ Y Tế Liban đưa ra.

 

Từ Beiruth, thông tín viên đài RFI Paul Khalifeh tường thuật:

« Đợt không kích của Israel nhắm vào một căn hộ trong khu phố Cola có đa số người theo đạo Hồi hệ phái Sunni, ở trung tâm phía tây thủ đô Beirut. Cuộc tấn công này đă giết chết thủ lănh quân sự của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Palestine ở Liban cùng với hai quan chức khác của phong trào cánh tả Palestine, cũng như là một thường dân.

 

Sáng sớm hôm nay, các chiến đấu cơ – oanh tạc cơ đă tập trung dội bom phía bắc vùng đồng bằng Bekaa, vốn dĩ đă bị oanh tạc dữ dội trong ngày Chủ Nhật. Những cuộc không kích này c̣n nhắm vào nhiều khu dân cư, phá hủy hàng chục ngôi nhà, đôi khi trên đầu những người cư ngụ.

 

Nhiều vùng khác ở Liban cũng không được thoát. Một đợt oanh kích đặc biệt thảm khốc ở phía đông thành phố Saida cách Beirut 45 km về phía nam, đă làm thiệt mạng 30 người và khoảng 50 người khác bị thương.

 

Bất chấp cái chết của lănh đạo phong trào Hassan Nasrallah và phần lớn các chỉ huy quân sự cấp cao, phe Hezbollah tiếp tục chiến đấu. Họ đă sớm bắt đầu tấn công trước khi trời hừng sáng khi nă pháo nhắm vào một vị trí quân sự Israel ở biên giới.

 

Trong ngày Chủ Nhật và cho đến tận khuya, phe Hezbollah cho biết đă thực hiện 12 cuộc tấn công, bao gồm cả việc nă hơn một chục hỏa tiễn tầm trung và phóng một phi đội drone nhằm vào những mục tiêu đôi khi tương đối xa biên giới. »

 

Cũng trong ngày hôm nay, theo AFP, Liban, Syria và Iran bắt đầu những ngày quốc tang sau cái chết của lănh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah trong cuộc oanh kích của Israel hôm thứ Bảy 28/09.

  

Mối liên hệ giữa phe cực hữu Pháp và nước Nga: Một thế kỷ ảnh hưởng
 

 

Là một đối trọng với Hoa Kỳ và là một Nhà nước bảo thủ, chuyên quyền, nước Nga của Vladimir Putin được phe cực hữu Pháp xem như một h́nh mẫu lư tưởng. Đây là nhận định của hai nhà nghiên cứu Nicolas Lebourg và Olivier Schmitt, đồng tác giả của cuốn sách « Paris-Matxcơva: 1 thế kỷ cực hữu » (NXB Seuil) mới được phát hành hôm 06/09/2024.

 

Thùy Dương

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) và lănh đạo đảng cực hữu Pháp, ứng viên Tổng thống Pháp 2017, tại Matxcơva ngày 24/03/2017. Mikhail KLIMENTYEV / SPUTNIK / AFP

 

Đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc - Rassemblement National (RN) hiện nay do chính trị gia trẻ tuổi Jordan Bardella đứng đầu, nhưng thực ra vẫn nằm dưới sự lănh đạo của chính trị gia Marine Le Pen, con gái ông Jean-Marie Le Pen, đồng sáng lập đảng Mặt Trận Quốc Gia (Front National - FN), tiền thân của đảng RN.

 

Mối liên hệ giữa đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc và nước Nga của Vladimir Putin lâu nay được báo chí Pháp nói đến nhiều, nhất là những vụ tai tiếng và điều tra về việc đảng Tập Hợp Dân Tộc vay những khoản tiền lớn lên đến cả chục triệu euro của các ngân hàng Nga để phục vụ chương tŕnh vận động tranh cử của đảng, hay việc đảng của bà Le Pen ủng hộ việc Matxcơva chiếm bán đảo Crimée của Ukraine. Chẳng hạn, báo Pháp Le Nouvel L’Obs ngày 18/06 nói đến một « mối t́nh » giữa đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc RN và nước Nga của Putin.

 

Thế nhưng, theo Nicolas Lebourg, chuyên gia về cực hữu, nhà nghiên cứu cộng tác với CEPEL - Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Xă hội, thuộc đại học Monpellier của Pháp và Olivier Schmitt, giáo sư Khoa học chính trị của Trung tâm Nghiên cứu chiến tranh, thuộc Đại học Nam Đan Mạch, dựa trên các tài liệu lưu trữ của cảnh sát Pháp, mối liên kết giữa đảng cực hữu Pháp và nước Nga không phải là ngẫu nhiên và bây giờ mới có, mà là kết quả của một quá tŕnh kéo dài cả thế kỷ.

 

Sau Cách mạng Nga năm 1917, nhiều người Nga sống lưu vong tại Pháp đă liên kết với phe cực hữu của Pháp, trên hết là để chống chủ nghĩa Xô Viết. Từ năm 1917 đến năm 1945, khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, Pháp là sân sau chính của những người Nga chống Liên Xô và chính họ là những người có liên quan đến các biến động của phe cực hữu Pháp.

 

Trong suốt thời chiến tranh lạnh, cho dù phe cực hữu châu Âu - ở Pháp, cũng như tại nhiều nước khác - chủ yếu vẫn có thái độ thù địch với chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng một số thành viên th́ đă muốn xem Liên Xô như một giải pháp thay thế cho chủ nghĩa toàn cầu do Washington khai triển mà họ ghét bỏ.

 

Ngày nay, chế độ của Vladimir Putin, vốn luôn thể hiện họ là chế độ giữ ǵn « các giá trị truyền thống », khiến cách hữu Pháp mê mẩn.

 

Marine Le Pen: Nga là đại diện cho thế giới đa cực

 

Trước hết, về khái niệm cực hữu, trong bài phỏng vấn đăng trên trang tin Pháp Made in Perpignan ngày 19/09, chuyên gia về cực hữu Nicolas Lebourg, giải thích: Từ « cực hữu » đă tồn tại trong lịch sử, trong ngôn ngữ Pháp từ những năm 1820, tức là từ hai thế kỷ nay, nên không thể cho là tư tưởng cực hữu xuất phát từ Đức quốc xă. Những người « cực hữu » đề nghị hướng tới một xă hội hoàn toàn nhỏ gọn, một quốc gia nơi tất cả mọi người đều đồng nhất với nhau và ai cũng có vị trí của ḿnh, đồng thời phải xem xét lại các mối quan hệ quốc tế. Ví dụ, theo Nicolas Lebourg (trong bài trả lời phỏng vấn Libération), tất cả những ǵ là xuyên quốc gia, như Tổ Chức Y Tế thế Giới, tổ chức Thương Mại Thế Giới, hay Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, đều là không thể chấp nhận được.

 

Lănh đạo thực sự của đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc, bà Marine Le Pen không hề bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nga, nhưng bà ấy bài xích một chủ nghĩa toàn cầu, xuyên quốc gia đi ngược lại với chủ quyền quốc gia. Trong cuốn sách xuất bản hồi năm 2012, rơ ràng chính trị gia cực hữu Marine Le Pen h́nh dung nước Nga như một khả năng về một thế giới đa cực, làm đối trọng với chủ nghĩa toàn cầu đặt Mỹ làm trọng tâm. Nói cách khác, Mỹ đại diện cho thế giới đơn cực, c̣n Nga đại diện cho thế giới đa cực. Và chính điều này khiến Nga thu hút Marine Le Pen, chính về vấn đề quyền tự chủ quốc gia.

 

Trên Libération ngày 04/09, bang giao quốc tế gia Olivier Schmitt khẳng định quan điểm của Marine Le Pen: « Chủ nghĩa đế quốc Mỹ hủy diệt các quốc gia, tức là hủy diệt đất nước của chúng ta », thế nên mô h́nh mặc định thay thế chủ nghĩa đế quốc Mỹ chính là Nga.

 

Nh́n lại lịch sử, trong bài phỏng vấn đăng trên trang tin Pháp Made in Perpignan, chuyên gia về cực hữu Nicolas Lebourg nhắc lại là ư tưởng của Alexandre Dougine, sinh năm 1962 tại Matxcơva, một nhà lư luận chính trị cực hữu người Nga nổi tiếng với quan điểm dân tộc cực đoan và tân phát xít, về một đế chế Nga vĩ đại, có khả năng tập hợp các sắc tộc hoặc tôn giáo khác nhau, phần lớn là dựa trên những lư thuyết mà các trí thức cực hữu Pháp và Nga đă phát triển ở Pháp vào những năm 1920. Và các ư tưởng này đă được sử dụng nhằm hợp pháp hóa cuộc chiến ở Ukraine.

 

Quyền lực Putin: Mô h́nh cực hữu Pháp hướng tới?

 

Bản chất quyền lực của Putin là như thế nào? Liệu kiểu quyền lực của Vladimir Putin có phải là mô h́nh cho phe cực hữu Pháp hay không? Trả lời những câu hỏi này của Libération, nhà nghiên cứu Nicolas Lebourg phân tích là « quyền lực Putin rơ ràng là một quyền lực phi tự do. Không thể và không được coi ông ta là phát xít ». Đồng thời với sự củng cố quyền lực của Putin tại Nga từ vài năm nay, theo kiểu có nhiều nhà đối lập Nga bỗng dưng một ngày « ngă nhào qua cửa sổ » và tử vong, th́ trùng hợp thay, tại châu Âu sự cám dỗ trước kiểu quyền lực phi tự do cũng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, không chỉ đối với phe cực hữu.

 

Mọi người có thể đă nghĩ rằng việc chính quyền của Nga biến thành chế độ độc tài càng trở nên hiển hiện hơn th́ sẽ khiến mô h́nh này bớt phần hấp dẫn, thế nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại: mô h́nh quyền lực kiểu Putin ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Chủ nghĩa phi tự do trở thành một mô h́nh cám dỗ trên toàn cầu.

 

Chuyên gia Olivier Schmitt th́ nhận định là đang có sự toàn cầu hóa về tầm nh́n của cánh hữu cực đoan, đương nhiên là với những điểm khác biệt tùy thuộc vào các trào lưu chính trị. Các nhà nghiên cứu ghi nhận là có sự phổ cập tầm nh́n theo đó xă hội phải được bảo vệ đặt trong tổng thể giống như một cơ thể sống. Tất cả những ǵ nằm hẳn bên ngoài hay đang ở bên lề đều phải bị loại bỏ, và cách làm tốt nhất là phải có một ngươi điều hành mạnh mẽ. Mọi người có thể nh́n thấy điều này trong « truyền thuyết » về sự phục hồi của nước Nga nhờ có Vladimir Putin thời hậu Yeltsin (1992-1998), thời kỳ mà Putin được cho là đă khiến các nhà tài phiệt Nga phải chịu khuất phục.

 

Thế nhưng, điều đó chỉ hoàn toàn là hư cấu. Vladimir Putin đă trừ khử những nhà tài phiệt Nga không theo ông ta và tự coi ḿnh là cha đỡ đầu cho những nhà tài phiệt khác. Nhà nước Nga vẫn có tham nhũng một cách có cơ cấu và sâu rộng. Thế nhưng, chế độ Putin đă cố gắng tạo ra huyền thoại về vị cứu tinh Putin và khiến nhiều người ở nước ngoài tin như vậy, trong đó có phe cực hữu của Pháp, vốn tin rằng Nhà nước Pháp tham nhũng và phải bị thanh lọc.

 

Chiến tranh Ukraine: Vết nạn nứt giữa các thế hệ trong nội bộ cực hữu

 

Tuy nhiên, theo bài viết của chính hai nhà nghiên cứu Nicolas Lebourg và Olivier Schmitt đăng tải trên trang mạng nghiên cứu The Conversation ngày 25/09, chiến tranh Ukraine cũng đă gây ra một vết rạn nứt sâu ngay trong nội bộ phe cực hữu Pháp.

 

Trở lại báo Pháp Libération, chuyên gia về cực hữu Nicolas Lebourg xem đây là một cuộc xung đột thế hệ trong nội bộ phe cực hữu Pháp. Lớp người cũ th́ có quan điểm ủng hộ Nga trong khi giới trẻ cấp tiến thường ủng hộ Ukraine. Theo ông, điều này chủ yếu liên quan đến vấn đề sắc tộc: Ukraine là một dân tộc da trắng đồng nhất, c̣n Nga là tổng thể có cả một bộ phận người châu Á và Hồi giáo. Nhăn quan mang tính dân tộc về thế giới của các thành viên thuộc lớp trẻ của phe cực hữu Pháp lớn đến mức tạo ra sự đoạn tuyệt hoàn toàn với lớp già về vấn đề này.

 

 

Bầu cử Quốc Hội Áo: Đảng cực hữu giành thắng lợi « lịch sử »

 

Ngày 29/09/2024, khoảng 6 triệu cử tri Áo đă tham gia bầu chọn dân biểu Quốc Hội. Theo các kết quả sơ bộ, đảng Tự do (FPÖ), do các cựu đảng viên quốc xă thành lập, đă về đầu với hơn 29% phiếu ủng hộ. Đảng bảo thủ Dân Tộc Áo (OVP), của Thủ tướng Karl Nehammer măn nhiệm, về nh́, thu được 26,2% số phiếu và về thứ ba là đảng Dân chủ - Xă hội, cánh trung tả, với 21% phiếu bầu.

 

Minh Anh

 

Ông Herbert Kickl, lănh đạo đảng cực hữu FPÖ, sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, tại Vienna, ngày 29/09/2024 AFP - ROLAND SCHLAGER

 

Đây là lần đầu tiên đảng cực hữu FPÖ, chủ trương chống di dân và được cho là thân Nga, phản đối các biện pháp trừng phạt chống Matxcơva, về đầu trong một cuộc bầu cử.

 

Thông tín viên đài RFI, Isaure Hiace, đă có cuộc trao đổi với nhiều đảng viên của FPÖ đến chia vui chiến thắng tại một quán bar: 

Các cử tri của FPÖ đă ăn mừng suốt đêm thắng lợi đầu tiên lịch sử này. Helmut, đảng viên của FPÖ từ nhiều năm qua, hy vọng một sự thay đổi từ hôm nay.

 

Anh nói: « Mọi thứ cần phải thay đổi và một trong số này là vấn đề nhập cư, chúng tôi nên chọn lọc hơn một chút để có được những người mà đất nước chúng tôi thật sự cần đến. Ở Mỹ, họ có thể nói “Nước Mỹ trên hết” nhưng tại Áo, nói “Österreich first – Nước Áo trước tiên” th́ lại khó được chấp nhận. Tôi thực sự không hiểu. »

 

Petra, một phụ nữ trẻ tầm 40 tuổi, khẳng định rằng lập trường chống vac-xin của ông Herbert Kickl, lănh đạo FPÖ, trong suốt đại dịch, đă thuyết phục cô bỏ phiếu cho đảng cực hữu này hôm Chủ Nhật.

 

Cô giải thích: « Tôi thích sự ổn định quan điểm của ông ấy. Trong suốt kỳ dịch bệnh Covid, ông ấy thật sự giữ vững lập trường và chính lúc đó ông ấy đă chiếm được t́nh cảm của tôi. Khủng hoảng Covid đă đào sâu hố ngăn cách trong ḷng dân chúng và những chia rẽ này phải chấm dứt. »

 

Kể từ giờ, các cử tri của FPÖ, như Yasmine, kêu gọi phe bảo thủ ÖVP cùng thành lập một chính phủ liên minh.

 

Theo cô, « chúng ta đă thấy những ǵ người dân mong muốn và trong một nền dân chủ, họ phải đi theo nguyện vọng của người dân. Chúng ta đă có các chính phủ ÖVP – FPÖ, và nhiều điều tốt đă được đưa ra, v́ lư do này mà tôi hy vọng rằng điều đó sẽ có thể tiếp tục theo hướng tích cực này ».

 

Lănh đạo đảng bảo thủ, ông Karl Nehammer, đă gạt việc thảo luận với Herbert Kickl, bị coi là quá cực đoan, nhưng không loại trừ đàm phán với FPÖ. Nhưng đảng bảo thủ này rất có thể muốn liên kết với phe Xă hội – Dân chủ, có khả năng hợp tác với đảng Tự do Neos.

 

 

Mỹ thông báo viện trợ hơn nửa tỷ đô la hỗ trợ quốc pḥng Đài Loan

 

Chính quyền Hoa Kỳ thông báo Tổng thống Joe Biden, hôm qua 29/09/2024, đă phê duyệt khoản viện trợ trị giá hơn nửa tỷ đô la để hỗ trợ quốc pḥng Đài Loan.

 

Phan Minh

 

(Ảnh minh họa) - Máy bay F-16 của không quân Đài Loan do Mỹ cung cấp, biểu diễn trong một sự kiện tại Đài Trung, Đài Loan, ngày 28/08/2020. REUTERS - Ann Wang

 

Hăng tin AFP dẫn lại thông cáo của Bạch Cung cho biết, Tổng thống Biden đă yêu cầu ngoại trưởng Antony Blinken gửi “các thiết bị và dịch vụ quốc pḥng trị giá lên tới 567 triệu đô la để hỗ trợ Đài Loan”.

 

Gói hỗ trợ này nằm trong khuôn khổ kế hoạch viện trợ quy mô lớn được Quốc Hội Mỹ thông qua hồi tháng 04/2024, với hơn 8 tỷ đô la được huy động để giúp Đài Loan có thể đương đầu với quân đội Tàu Cộng, bằng cách đầu tư vào tàu ngầm. Washington cũng hỗ trợ Đài Bắc về mặt kinh tế, giúp cạnh tranh với các dự án lớn của Bắc Kinh ở những nước đang phát triển.

 

Tàu Cộng đă gia tăng áp lực quân sự và chính trị với Đài Loan trong những năm gần đây, thường xuyên điều tàu chiến và máy bay quân sự di chuyển ṿng quanh ḥn đảo. Bắc Kinh thường xuyên phản đối việc Washington hỗ trợ Đài Bắc và cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Tàu Cộng.

 

Về t́nh h́nh tại chỗ, chính quyền Đài Loan, hôm qua, tuyên bố đang trong t́nh trạng cảnh giác cao độ sau khi phát hiện “sóng” hỏa tiễn được phóng bên trong lănh thổ Tàu Cộng, vài ngày sau khi Bắc Kinh tiến hành vụ thử hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa.

 

Bộ Quốc Pḥng Đài Loan ghi nhận các hỏa tiễn hoạt động ở khu vực Nội Mông, Cam Túc, Thanh Hải và Tân Cương, đồng thời nhấn mạnh “lực lượng pḥng không của Đài Loan duy tŕ mức cảnh giác cao độ” và cho biết “bất kỳ hành động đe dọa và khiêu khích nào của Tàu Cộng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng sự ổn định trong khu vực”.

 

 

Biển Đông: Tàu Cộng “bao vây hoàn toàn” băi cạn Scarborough

Băi cạn Scarborough ở Biển Đông dường như hoàn toàn bị Tàu Cộng “bao vây”, theo các hiệp hội ngư dân Philippines, trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post. Về phía Việt Nam, báo chí trong nước hôm nay, 30/09/2024, đưa tin 1 tàu cá thuộc tỉnh Quảng Ngăi bị “một tàu nước ngoài”, tấn công khi đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa. 

 

Chi Phương

 

(Ảnh minh họa) - Một tàu hải cảnh Tàu Cộng diễn tập gần tàu tuần duyên Philippines BRP Teresa Magbanua gần Băi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh ngày 08/02/2024. via REUTERS - PHILIPPINE COAST GUARD

 

Lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trong ṿng 4 tháng (01/05-16/09) của Tàu Cộng tại Biển Đông đă kết thúc từ 2 tuần qua, nhưng theo ghi nhận của chủ tịch của hiệp hội đánh cá New Masinloc của Philippines, Leonardo Cuaresma, trả lời South China Morning Post hôm nay, cho biết “kể từ ngày 15/06, băi cạn Scarborough đă bị canh giữ nghiêm ngặt và không ai có thể đến gần”. Một nhóm ngư dân từ Subic của Philippines đă đến đánh bắt cá gần băi cạn nhưng “đă bị ngăn chặn và đe dọa bằng vũ khí”.

 

Leonido Moralde, ngư dân Philippines, trả lời báo Inquirer, cho biết thêm: “Chúng tôi không thể đến gần, nhưng từ xa, chúng tôi có thể nh́n thấy các tàu ở đó. Chúng tôi thấy một chiếc tàu màu xám, ban đầu chúng tôi nghĩ là của Philippines, nhưng khi thấy lá cờ đỏ, chúng tôi mới nhận ra đó là của Tàu Cộng”. 

 

Về phía Việt Nam, báo chí trong nước cho biết, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngăi (QNg 95739TS), đă báo cáo bị một tàu nước ngoài tấn công vào hôm qua, khiến 10 ngư dân bị thương. Chính quyền Việt Cộng hiện vẫn chưa đưa ra thông tin cụ thể.

    

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Donald Trump tiếp tục đả kích gay gắt Kamala Harris
 

 

Trong buổi vận động tranh cử tại bang then chốt Pennsylvania, ứng viên Tổng thống của đảng Cộng Ḥa Mỹ Donald Trump, hôm qua 29/09/2024, đă dùng những lời lẽ hết sức gay gắt để chỉ trích phó Tổng thống, ứng viên đảng Dân Chủ, Kamala Harris, trong lĩnh vực an ninh và hệ thống y tế.

 

Phan Minh

 

Ảnh minh họa: Ứng viên Tổng thống của đảng Cộng Ḥa Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử tại Mohegan Sun Arena, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 17/08/2024. © JIM WATSON / AFP

 

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin cho biết thêm chi tiết:

Khi Donald Trump bị nói là phát biểu có phần quá trớn, th́ nh́n chung, ông ta sẽ lập lại. B́nh luận của Trump một ngày trước đó tại thành phố Prairie du Chien, bang Wisconsin, đă gây xôn xao, nhưng ông không thay đổi ư kiến và vẫn nhắc lại: « Kẻ lừa đảo Joe Biden bị thiểu năng trí tuệ. Thật đáng buồn. Nhưng thành thật mà nói, Kamala Harris là kẻ nói dối, và tôi nghĩ từ khi sinh ra bà ấy đă như vậy. »

 

Donald Trump dùng những ngôn từ rất thô bạo. Giống như những b́nh luận vô căn cứ về việc Congo dường như đưa tù nhân đến Hoa Kỳ hay như b́nh luận sau đây:

« Kamala hứa sẽ băi bỏ hệ thống chăm sóc y tế tư nhân và buộc mọi người phải tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế công theo kiểu xă hội chủ nghĩa với những khoản thuế rất cao và thời gian chờ đợi không tưởng. Đôi khi mọi  người sẽ phải đợi 6 hoặc 7 tháng. Và bà ấy cũng ủng hộ việc dùng tiền thuế của dân cho phép những người nhập cư bất hợp pháp bị giam giữ được thay đổi giới tính miễn phí.

 

Đây là lư do tại sao trong 5 tuần nữa, chúng ta sẽ nói với bà ấy rằng Kamala, bà đă làm những việc kinh khủng trên cương vị phó Tổng thống, bà là người lính biên pḥng tồi tệ nhất lịch sử thế giới chứ không chỉ Hoa Kỳ. Chúng ta phải thay đổi. Kamala, bà thật khủng khiếp. Kamala, bà bị sa thải! »

 

Công chúng tỏ ra rất vui mừng. Tranh thủ sự hồ hởi của đám đông, Donald Trump kêu gọi các cử tri - và đây là điều mới so với cách nay 4 năm - bỏ phiếu qua bưu điện và trước thời hạn.

 

 

Tin tổng hợp

 

RFI

 

(Reuters) – Nam Hàn: Cựu lănh đạo cảnh sát quận Yongsan bị kết án 3 năm tù giam liên quan đến thảm kịch 159 người chết trong Halloween 2022. Theo phán quyết của ṭa án quận Tây Seoul, được đưa ra hôm nay, 30/09/2024, cựu cảnh sát Lee Im-Jae bị kết án v́ không dự pḥng những biện pháp an ninh cần thiết trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội ở Itaewon, góp phần « tạo ra những điều kiện » khiến thảm kịch xảy ra. Đây là lần đầu tiên cảnh sát bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về thảm kịch khiến nhiều người trẻ bỏ mạng do xô đẩy, tại khu phố nổi tiếng sầm uất về đêm của thủ đô Nam Hàn. Kể từ khi thảm kịch xảy ra, nhiều gia đ́nh các nạn nhân đ̣i bộ trưởng Nội Vụ và An ninh Lee Sang-min, phải chịu trách nhiệm về cái chết của con em họ.

 

(AFP) – Một cựu quan chức quân đội Đài Loan bị kết án 17 năm tù v́ làm gián điệp cho Tàu Cộng.Ṭa án Tối cao Đài Loan hôm nay, 30/09/2024 đă kết án Lou Wen-Chinh, một cựu giảng viên của Không Quân, cấp bậc trung tá, v́ vi phạm luật h́nh sự, « hỗ trợ một gián điệp của kẻ thù », tiết lộ bí mật quân sự của Không Quân Đài Loan. Ông Lou được cho là đă gặp các quan chức của đảng Cộng Sản Tàu Cộng ở nước ngoài. Ṭa không nêu rơ là ông Lou đă được hưởng lợi ǵ từ Bắc Kinh. Vào tháng Tám vừa qua, Đài Bắc cũng đă kết án 8 cựu quân nhân với mức án lên đến 13 năm tù v́ làm gián điệp cho Bắc Kinh.

 

(AFP) – Hội Đồng Châu Âu trao giải Vaclav-Havel cho phe đối lập ở Venezuela.

Giải thưởng Vaclav-Havel, trị giá 60 000 euro, năm nay đă được trao tặng hôm nay, 30/09/2024, cho bà Maria Corina Machado, lănh đạo phe đối lập của Venezuela v́ những tranh đấu, dấn thân của bà trong « việc lên án những vi phạm nhân quyền tại nước Nam Mỹ này, cũng như góp phần vào việc bảo vệ nền dân chủ và Nhà nước Pháp quyền ». Hiện bà được cho là đang hoạt động « bí mật » ở Venezuela sau cuộc bầu cử Tổng thống với kết quả thắng cuộc thuộc về Nicolas Maduro gây tranh căi. Sau khi ông Maduro tái đắc cử, nhiều cuộc biểu t́nh đă nổ ra khiến 27 người bỏ mạng, 192 người bị thương. Khoảng 2400 người bị chính quyền bắt giữ.   

 

(AFP) – Tổ chức Phóng viên Không biên giới lập nền tảng giám sát các tuyên truyền và loan tin sai lệchNền tảng với tên gọi « Propanganda Monitor », được khởi xướng hôm nay, 30/09/2024, có thể truy cập từ trang chính thức của Tổ chức Phóng viên không biên giới. Nền tảng này, trước tiên tập trung vào các nội dung tuyên truyền của Nga bằng h́nh ảnh và văn bản, sau đó, sẽ dần được mở rộng sang tuyên truyền từ các nước khác, ví dụ như từ Tàu Cộng hay Thổ Nhĩ Kỳ. Nền tảng Propaganda Monitor cung cấp những thông tin, ví dụ như cuộc điều tra về cách mà kênh truyền h́nh RT của Nga vẫn có thể truy cập được mặc dù bị châu Âu cấm phát sóng.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính