Tin tức ngày 27 tháng 11, 2024

 

 

Nghị Viện Châu Âu thông qua thành phần tân Ủy Ban Châu Âu

 

Hôm nay, 27/11/2024, Nghị Viện Châu Âu họp tại Strasbourg, Pháp, đă bỏ phiếu thông qua thành phần của Ủy Ban Châu Âu khóa mới. Ủy Ban Châu Âu, do chủ tịch Ursula von der Leyen đứng, ngả hẳn về hữu, đặc biệt với việc Raffaele Fitto, đảng viên đảng cực hữu cầm quyền tại Ư trở thành phó chủ tịch thứ nhất của Ủy Ban Châu Âu.

 

Trọng Thành

 

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen (trái) esquerda) và chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Roberta Metsola. AP - Jean-Francois Badias

 

Thành phần của Ủy Ban Châu Âu mới được 370 nghị sĩ ủng hộ, 282 chống, và 36 vắng mặt. 15 trên 27 ủy viên của Ủy Ban thuộc về đảng cánh hữu PPE, lực lượng chính trị đứng đầu tại Nghị Viện. Theo AFP, lănh đạo đảng PPE, Manfred Weber, đă hài ḷng về kết quả bỏ phiếu, với khẳng định thành phần Ủy Ban mới là « rất cân bằng ». Lănh đạo đảng cánh hữu châu Âu nhấn mạnh là chính trị gia đảng cực hữu Ư vừa được bầu làm phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu thuộc lực lượng chính trị « thân châu Âu, thân Ukraine và ủng hộ Nhà nước pháp quyền ».

 

Ngược lại, việc chính trị gia cực hữu Ư có mặt trong thành phần Ủy Ban Châu Âu gây phân hóa cánh tả. Nếu như lănh đạo đảng Xă hội Dân chủ châu Âu, Iratxe Garcia-Pérez, ủng hộ giải pháp này, với lư do châu Âu cần « ổn định », th́ nhiều nghị sĩ cánh tả khác đă bỏ phiếu chống. Đối với nghị sĩ đảng Xanh Marie Toussaint, « Liên Âu lùi bước mỗi khi cực hữu lấn tới », « tiền lệ » nói trên đă mở ra « viễn cảnh tồi tệ hơn » với Liên Âu.

 

Theo nhà phân tích Luigi Scazzieri, thuộc Centre for European Reform, « thách thức khẩn cấp nhất » của nhiệm kỳ thứ hai của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, là việc ông Donald Trump trở lại cầm quyền tại Mỹ. Liên Âu phải đối đối đầu trên « hai mặt trận » chính. Thứ nhất là thương mại, với việc tổng thống tân cử Mỹ đe dọa sẽ tăng thuế với các hàng nhập cảng từ châu Âu. Mặt trận thứ hai là « an ninh », với nguy cơ Mỹ cắt giảm các hỗ trợ đối với Ukraine.

 

Theo Euronews, chủ tịch Ursula von der Leyen, trong phát biểu ra mắt tân Ủy Ban, đă nhấn mạnh đến mục tiêu hàng đầu là « tái khởi động nền kinh tế Liên Âu đang giai đoạn tŕ trệ, tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm các thủ tục hành chính, tháo gỡ các rào cản đối với đầu tư nước ngoài, thu hẹp khoảng cách với Mỹ và Tàu Cộng về mặt cách tân ». Hậu thuẫn Ukraine, tăng cường nền quốc pḥng châu Âu, tăng cường quản lư nhập cư, mở rộng Liên Âu, đẩy mạnh hành động v́ khí hậu và nhà nước pháp quyền cũng là các ưu tiên khác.

 

Tân Ủy Ban Châu Âu sẽ chính thức bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm kể từ ngày 01/12/2024.

 

 

Liban: Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah bắt đầu có hiệu lực

 

Sau gần hai tháng Liban liên tục bị tấn công, thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hồi Giáo Liban Hezbollah có hiệu lực từ 4 giờ sáng nay, 27/11/2024, giờ địa phương. Thỏa thuận, đạt được dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ và Pháp, quy định phía Israel có 60 ngày để rút toàn bộ quân khỏi lănh thổ Liban và đổi lại Hezbollah rút khỏi phía bắc sông Litani, cách biên giới Israel khoảng 20 km.

 

Thanh Hà

 

Ḍng ô tô của người dân về lại các ngôi làng, sau khi htoar thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah có hiệu lực kể từ ngày 27/11/2024. Ghazieh, Liban. © AP - Mohammed Zaatari

 

Cụ thể, trong hai tháng tới, quân đội Liban từng bước được khai triển ở khu vực biên giới sát với Israel, nơi mà lực lượng Hezbollah bắt đầu rút đi. Lực lượng Lính Mũ Xanh Liên Hiệp Quốc tại Liban FINUL sẽ được tăng cường trong khu vực và một ủy ban giám giát đặt dưới sự chỉ đạo của Mỹ và Pháp sẽ được thành lập để bảo đảm là các bên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn.

 

Trước mắt, thỏa thuận hưu chiến là một tin vui với tất cả các bên liên quan. Thường dân Liban tại các vùng chiến sự, chẳng hạn như ở miền nam Liban và một số khu vực ở phía nam thủ đô Beyrouth đă bắt đầu trở về nhà sau nhiều tháng tị nạn chiến tranh. Từ 14 tháng qua, lực lượng Hezbollah liên tục nhắm vào các mục tiêu trên lănh thổ Israel và đ̣i Nhà nước Do Thái chấm dứt xung đột tại dải Gaza. Từ tháng 9 đến nay, Israel mở một « cuộc chiến toàn diện tiêu diệt Hezbollah », khiến 3.800 thường dân Liban thiệt mạng.

 

Từ Jerusalem, thông tín viên RFI từ Sami Boukhelifa cho biết thêm :

« Đối với thủ tướng Israel, đây không chỉ là hưu chiến. Tối qua, ông Benjamin Netanyahu tuyên bố: Tôi đă hứa mang lại chiến thắng và chúng ta sẽ giành được chiến thắng này. Đây là một thành công quan trọng, v́ thỏa thuận ngừng bắn tại Liban cho phép tách biệt hai mặt trận khác nhau. Cho đến nay lực lượng Hezbollah luôn nhắc đi nhắc lại là sẽ chỉ ngừng bắn phá vào Israel một khi Nhà nước Do Thái ngừng cuộc chiến tại Gaza. Về điểm này, phong trào Hồi Giáo Shia ở Liban đă thất bại.

 

Nhưng tại Israel, thỏa thuận ngừng bắn vừa đạt được cũng bị coi là một h́nh thức đầu hàng, bởi v́ thủ tướng Netanyahu từng cam kết tiêu diệt Hezbollah tận gốc rễ, nhưng ông đă thất bại.

 

Do vậy, thủ tướng Israel t́m cách trấn an những người trong nội bộ vẫn tỏ ra hoài nghi về chính sách của ông. Bằng giọng điệu cứng rắn, Benjamin Netanyahu đe dọa: Tôi cam kết buộc phe Hezbollah phải tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn và sẽ không ngần ngại tấn công Liban trở lại nếu như thỏa thuận bị vi phạm. Thời gian hưu chiến cho phép Israel tái vũ trang và tập trung vào những mục tiêu khác. Trong tầm ngắm của thủ tướng Israel vẫn là Gaza và đặc biệt là Iran. Netanyahu cam kết ông sẽ ngăn cản Teheran trang bị vũ khí hạt nhân ».

 

Liban cho biết quân đội nước này đang được khai triển tại miền nam sát biên giới Israel để bảo đảm là các bên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn. Iran, điểm tựa của Hezbollah, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, cho biết Teheran hoan nghênh « việc nhà nước Do Thái chấm dứt cuộc  tấn công » vào Liban. Thổ Nhĩ Kỳ th́ « hy vọng ngừng bắn tại Liban sẽ vĩnh viễn » nhằm bảo đảm « ḥa b́nh và ổn định trong khu vực ». Ankara đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực đ̣i Israel « đền bù những thiệt hại đă gây ra cho Liban ». 

 

Đối với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, đây là cơ hội cho « Liban củng cố an ninh và ổn định trong nước nhờ thu hẹp ảnh hưởng của Hezbollah ». Anh Quốc cũng kỳ vọng t́m được « một giải pháp chính trị bền vững cho Liban và khu vực ». 

 

 

Lệnh hưu chiến ở Liban: Mỹ và Pháp sẽ giám sát việc thực thi thỏa thuận

 

Trong một thông cáo chung được công bố tối 26/11/2024, hai nguyên thủ quốc gia Mỹ và Pháp tuyên bố sẽ giám sát để bảo đảm cho thỏa thuận ngừng bắn ở Liban, có hiệu lực từ 4 giờ sáng nay, 27/11, được  « thực thi toàn bộ ».

 

Minh Anh

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Liban Michel Aoun tại Beirut, Liban, ngày 01/09/2020. AFP - GONZALO FUENTES

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh quyết tâm thực hiện nỗ lực sao cho « cuộc xung đột này không dẫn đến một ṿng xoáy bạo lực mới ». Lănh đạo hai nước « cam kết giữ một vai tṛ hàng đầu trong việc hỗ trợ cho các nỗ lực của quốc tế nhằm củng cố năng lực của quân đội Liban và tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy ổn định và thịnh vượng cho khu vực ».

 

Theo AFP, Hoa Kỳ và Pháp đă vận động từ nhiều tuần qua để đạt được thỏa thuận ngưng bắn dựa trên các sáng kiến của Mỹ. Văn bản đă được cả Israel và chính phủ Liban chấp thuận về mặt nguyên tắc.

 

Thông tín viên Guillaume Naudin từ Washington giải thích:

« Đă gần 14 tháng chiến tranh làm rung chuyển vùng Cận Đông và cũng gần như ngần ấy thời gian Joe Biden nói rằng nhóm cộng sự viên của ông đang đàm phán để ngưng các cuộc giao tranh. Vào lúc tiếng súng phải im ở Liban, tổng thống Joe Biden nhấn mạnh việc tham gia thực hiện thỏa thuận ngưng bắn là sáng kiến của Mỹ với sự hậu thuẫn của Pháp, nhưng ông cũng nói rơ là sẽ không có sự hiện diện của lính Mỹ trên thực địa.

 

Tổng thống Mỹ sắp măn nhiệm giải thích việc Israel rút quân và việc khai triển lực lượng Liban ở miền nam nay không c̣n phe Hezbollah phải diễn ra trong ṿng từ 50 – 60 ngày. Đây cũng là quăng thời gian ông Biden c̣n ở Bạch Cung.

Theo một quan chức cao cấp, điểm cốt lơi của thỏa thuận đă được thương thuyết trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ. Không lâu trước cuộc bỏ phiếu, các cộng sự viên của Donald Trump cũng đă được thông báo rằng có chút hy vọng cuối đường hầm, và được thông báo một lần nữa vào những giờ gần đây.

 

Cũng theo quan chức cao cấp này, thỏa thuận trên đă được các cố vấn an ninh của tổng thống đắc cử chấp thuận, bởi v́ văn bản này tôn trọng các lợi ích của Israel và giúp chấm dứt một cuộc xung đột đă kéo dài quá mức.

 

Tổng thống Mỹ tỏ hy vọng thỏa thuận ngừng bắn có thể là khúc dạo đầu cho một bước mới để chấm dứt chiến sự trong khu vực. Như Joe Biden tuyên bố, ông đặc biệt nghĩ đến t́nh h́nh ở dải Gaza. Cũng v́ lư do này mà ông tiếp tục cáo buộc phe Hamas không thực hiện các nỗ lực cần thiết cho ḥa b́nh. »

 

Hamas « sẵn sàng » hưu chiến ở Gaza

Ngay khi lệnh hưu chiến có hiệu lực, một lănh đạo cao cấp của Hamas hôm nay cho biết phong trào Hồi giáo Palestine này cũng « sẵn sàng » cho một thỏa thuận ngừng bắn với quân đội Israel trên dải Gaza. Nhân vật này cho biết đă chuyển lời qua các nước trung gian ḥa giải là Ai Cập, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, mong muốn có một thỏa thuận nghiêm túc về trao đổi tù nhân. Tuy nhiên, phe Hamas cũng cáo buộc Israel cản trở mọi thỏa thuận.

 

 

Pháp và Ba Lan phản đối dự thảo hiệp định mậu dịch tự do với Nam Mỹ

 

Hôm qua, 26/11/2024, với đa số phiếu áp đảo, Hạ Viện Pháp đă ủng hộ lập trường của chính phủ, phản đối dự thảo hiệp định mậu dịch tự do giữa Liên Âu và 5 nước Nam Mỹ (Mercosur).

 

Trọng Thành

 

Nông dân Pháp lái xe kéo biểu t́nh để phản đối hiệp định Mercosur, chặn đường nối giữa Pháp và Đức, tại Strasbourg, Pháp, ngày 18/11/2024. AFP - FREDERICK FLORIN

 

Theo bộ trưởng Thương Mại Pháp, Sophie Primas, kết quả bỏ phiếu nói trên giúp lập trường phản đối dự thảo thỏa thuận Mercosur của chính phủ Pháp có thêm trọng lượng trước Ủy Ban Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu. Hôm qua, ngay sau khi Hạ Viện Pháp bỏ phiếu chống, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng tuyên bố bác bỏ dự thảo. Thông tín viên Adrien Sarlat từ Varsava cho biết cụ thể:

« Paris và Vacxava cùng chống lại các sản phẩm từ Nam Mỹ. Thủ tướng Ba Lan phát biểu: “Nói một cách đơn giản là Ba Lan không chấp nhận Hiệp ước thương mại với các quốc gia Nam Mỹ với h́nh thức hiện tại”. Ba Lan hôm qua đă chính thức đứng về phía Pháp để phản đối một hiệp ước thương mại được cho là “nguy hiểm” đối với châu Âu.

 

Hôm thứ Sáu 22/11, bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp Annie Genevard đă tới Vacxava để vận động chính phủ Ba Lan ủng hộ mục tiêu này. Paris và Vacxava cùng phản đối việc nhập cảng nông phẩm được trồng ở Nam Mỹ theo các tiêu chuẩn ít ngặt nghèo hơn so với tiêu chuẩn của Liên Âu. 

 

Đây là một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đối với nông dân Ba Lan. Các nhà sản xuất thịt ḅ, thịt gia cầm và đường đặc biệt lo ngại không thể kháng cự lại được cạnh tranh không lành mạnh, sẽ khiến giá giảm và khiến họ không thể bán sản phẩm. 

 

Bởi v́ ở đây mọi người đều nhớ đến việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với ngũ cốc Ukraine vào năm ngoái. Thủ tướng Ba Lan nói: “Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến nông dân Ba Lan. Và rơ ràng Ba Lan không phải là nước duy nhất phản đối, nhiều quốc gia hội viên cũng có quan điểm tương tự.”

 

Kể từ thứ Bảy, nông dân Ba Lan đă duy tŕ áp lực để bảo đảm được chính phủ hỗ trợ và bảo vệ. Họ đă phong tỏa một cửa khẩu biên giới với Ukraine từ 4 ngày nay, và cảnh báo các cuộc biểu t́nh dự trù ​​sẽ tiếp diễn cho đến cuối năm nay. »

Theo báo chí Pháp, Ư và Hà Lan cũng có thể phản đối dự thảo này. Theo quy định của Liên Âu, dự thảo hiệp định Mercosur có thể bị ngăn chặn, nếu phe phản đối tập hợp được tối thiểu bốn quốc gia hội viên, với tổng dân số chiếm 35% dân số toàn khối.

 

 

 

Hoa Kỳ: Trump chọn một nhân vật chống Tàu Cộng làm Đại diện Thương mại

 

Tổng thống tân cử Donald Trump hôm 26/11/2024 thông báo chọn một nhân vật có lập trường chống Tàu Cộng mạnh mẽ, luật sư Jamieson Greer, làm Đại diện Thương Mại tương lại của Hoa Kỳ, thay thế bà Katherine Tai trong chính quyền Biden.

 

Thanh Hà

 

Donald Trump phát biểu tại một hội nghị ở Washington, Hoa Kỳ, 13/11/2024. AP - Allison Robbert

 

Jamieson Greer từng là chánh văn pḥng của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong giai đoạn 2017-2021. Trong cương vị này luật sư Greer từng trực tiếp tham gia vào cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

 

Trong thông cáo hôm qua, ông Donald Trump đề ra lộ tŕnh làm việc của Đại diện Thương mại Mỹ trong tương lai: « Jemieson sẽ tập trung vào những nỗ lực thu hẹp nhập siêu, bảo vệ nền công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Hoa Kỳ, và sẽ mở rộng các thị trường xuất cảng của Hoa Kỳ ở khắp thế giới ».

 

Reuters nhắc lại, trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Trump, Jamieson Greer từng là một trong những nhân vật chủ chốt trong « cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Tàu Cộng ». Ông đă trực tiếp tham vào các ṿng đàm phán với Tàu Cộng, để hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đạt được thỏa thuận thương mại « giai đoạn 1 ». Văn bản đă được kư vào năm 2020.

 

Theo thỏa thuận này Bắc Kinh cam kết mua thêm  200 tỷ đô la hàng của Mỹ trong hai năm. Nhưng Reuters nhắc lại « mục tiêu đó chưa bao giờ được hoàn thành », một phần do « tác động từ đại dịch Covid-19 ». Tháng 5/2024 ông Greer chủ trương Hoa Kỳ cần tăng thuế nhập cảng đánh vào hàng của Tàu Cộng để cân bằng lại trao đổi thương mại với nền kinh tế số 2 thế giới. 

 

Lănh đạo tương lai của Văn Pḥng Đại Diện Thương Mại Mỹ cũng là một trong những mắt xích quan trọng trong quá tŕnh đàm phán lại về Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ giữa Hoa Kỳ, Mêhicô và Canada.

 

 

Brazil: Cựu tổng thống Bolsonaro bị nghi « tham gia tích cực » mưu toan đảo chính

 

Ngày 26/11/2024, cảnh sát liên bang Brazil công bố báo cáo cho rằng cựu tổng thống Jair Bolsonaro đă « tham gia một cách tích cực » vào một kế hoạch đảo chính để duy tŕ quyền lực hồi năm 2022. Báo cáo c̣n khẳng định ông Bolsonaro « hoàn toàn ư thức » về một âm mưu ám sát người kế nhiệm, ông Lula Da Silva.

 

Minh Anh

 

Cựu tổng thống Jair Bolsonaro trả lời báo giới tại Brasilia, Brazil, ngày 25/11/2024. AP - Eraldo Peres

 

Từ Rio de Janeiro, thông tín viên đài RFI, Sarah Cozzolino tường thuật:

« Báo cáo dày 884 trang, được ghi chép tỉ mỉ và trong đó tên của cựu tổng thống được nêu đến hơn 500 lần. Báo cáo có đoạn ghi: « Jair Bolsonaro đă lên kế hoạch và tham gia, một cách trực tiếp và tích cực, vào các hoạt động của một tổ chức tội phạm với mục đích thực hiện đảo chính ».

 

Báo cáo của cảnh sát liên bang rất rơ ràng và nêu cụ thể rằng kế hoạch thất bại là do không có được sự hậu thuẫn đầy đủ từ các chỉ huy chính của quân đội Brazil. Đề nghị khởi tố của cảnh sát c̣n liên quan đến 36 người khác, trong đó có nhiều binh sĩ.

 

Đích thân thẩm phán Ṭa án Tối cao, Alexandre de Moraes, đă công bố báo cáo hôm qua. Hơn nữa, cùng với tổng thống Lula và phó tổng thống Geraldo Alckmin, ông cũng là một mục tiêu của kế hoạch ám sát hồi tháng 12/2022. Chiến dịch mang tên « Dao găm xanh và vàng » đă bị bại lộ hồi tuần rồi vào lúc Brazil đón thượng đỉnh G20.

 

Hôm qua, Jair Bolsonaro chưa có phát biểu công khai nhưng ông thường xuyên tự cho ḿnh là nạn nhân của đàn áp chính trị. Ông đă bị kết án 8 năm mất quyền tranh cử. Quyết định truy tố ông hay không nay tùy thuộc vào bộ trưởng Tư Pháp ».

 

 

Các nhà vận động hành lang tác động thế nào đến các đàm phán chấm dứt ô nhiễm nhựa?

 

Nếu như tại Hội nghị khí hậu quốc tế của Liên Hiệp Quốc COP-29, 1770 nhà hoạt động hành lang đăng kư tham dự, th́ « phái đoàn lobby » tiếp tục hiện diện đông đảo, lấn án hội nghị về chấm dứt ô nhiễm nhựa tại Busan, để bảo vệ lợi ích của các tập đoàn nhiên liệu hóa thạch, thay v́ bảo vệ môi trường.

 

Chi Phương

 

Buổi khai mạc Hội nghị về ô nhiễm nhựa tại Busan, Nam Hàn, ngày 25/11/2024. AP

 

Theo Chương tŕnh Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), thế giới sản xuất khoảng 400 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, tương đương với tổng trọng lượng của cơ thể toàn bộ nhân loại. Phần lớn rác thải nhựa bị rơi xuống các đại dương, bờ biển và băi rác, phân hủy thành các mảnh nhỏ gọi là vi nhựa, xuất hiện khắp mọi nơi trong môi trường và cả trong cơ thể con người. Vấn đề này được dự báo là sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong các thập niên tới.

 

Vào năm 2022, các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc đă cam kết sẽ xây dựng một thỏa thuận ràng buộc pháp lư để chấm dứt t́nh trạng rác thải nhựa bị xả ra ngoài môi trường. Các nước đă thành lập một ủy ban đàm phán liên chính phủ.

 

Năm cuộc họp đă được lên kế hoạch trong ṿng 2 năm. Các cuộc họp đầu tiên diễn ra tại Uruway (12/2022), lần thứ hai tại Paris (vào tháng 06/2023), và lần thứ thứ ba tại Kenya (11/2024). Cuộc họp thứ tư diễn ra tại Ottawa (04/2024) và cuối cùng là ở Busan, Nam Hàn (11/2024). Các cuộc họp này nhằm đưa ra một văn bản, dự trù vào năm 2025, để chấm dứt ô nhiễm nhựa từ nay đến năm 2040.

 

Các cuộc đàm phán bị đ́nh trệ 

 

Khoảng 90 % nhựa được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch và ngành công nghiệp này « tiếp tục bám chặt vào nhựa và các sản phẩm hóa dầu », như một chiếc phao cứu sinh, và không dễ để động tới lợi ích của ngành công nghiệp nhiên liệu hoá thạch.

 

Ngay từ những cuộc họp đầu tiên, các quốc gia như Nga, Tàu Cộng và các nước vùng Vịnh, cũng các doanh nghiệp về nhiên liệu hóa thạch đă cố gắng kiểm soát, làm đ́nh trệ nhiều cuộc tranh luận. Bài phân tích của Shérazade Zaiter, giảng viên tại đại học Limoges, trên trang The Conversation, nêu ra sự can thiệp của giới vận động hành lang tại các cuộc họp nói trên.

 

Cụ thể tại kỳ họp thứ hai ở Paris, một nhóm các quốc gia chủ yếu sản xuất dầu mỏ đă làm đ́nh trệ các cuộc đàm phán, bằng cách nêu lại vấn đề thủ tục, vốn đă được thảo luận trong cuộc họp đầu tiên ở Uruway. Phái đoàn của các nước từ Nga, Ấn Độ, Tàu Cộng, hay Ả Rập Xê Út đă từ chối cách thức thông qua thoả thuận tương lai, tức là bằng 2/3 số phiếu ủng hộ, nếu không đạt được đồng thuận của tất cả các nước.

 

C̣n tại thủ đô Nairobi của Kenya, 1 tuần đàm phán của phái đoàn từ hơn 170 nước và vùng lănh thổ đă không đạt được kết quả đáng chú ư nào, không đưa ra được một văn bản tinh giản, đúc kết từ những cuộc họp trước đó, thậm chí không trao quyền cho ban thư kư, chuẩn bị dự thảo đầu tiên của văn bản đó.

 

Tại cuộc họp tại Ottawa hồi tháng Tư vừa qua, đàm phán cũng bị cản trở bởi các nhà vận động hành lang, lấn át tiếng nói của các bên tham gia. Các nhà vận động hành lang ủng hộ lợi ích của những tập đoàn dầu khí tăng thêm 37 % so với các kỳ họp trước đó. Phái đoàn « lobby », cao gấp 3 lần so với 58 nhà khoa học độc lập từ các tổ chức nghiên cứu độc lập, vượt xa tổng số 180 đại diện phái đoàn từ các nước Liên Hiệp Châu Âu. Hơn nữa, một báo cáo chỉ ra rằng 16 nhà vận động hành lang hiện diện ngay cả trong phái đoàn chính thức của các nước từ Malaysia, Thái Lan, Iran, Tàu Cộng, Thổ Nhĩ Kỳ…

 

Tori Cress, giám đốc truyền thông tại Keepers of the Water, và là hội viên của nhóm Indigenius Peoples’ Caucus, lên tiếng chỉ trích « những người vận động hành lang tận hưởng những vị trí trong phái đoàn các nước, trong khi các cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng nhựa đang cố đấu tranh để tiếng nói của họ được lắng nghe. Trong khi các quảng cáo ủng hộ nhựa được trài trợ, th́ những đại diện của nhóm Những người bản địa lại không được tiếp xúc, thời gian cực kỳ hạn chế, thậm chí c̣n không được lắng nghe trong một số cuộc họp ».

 

C̣n tại kỳ họp cuối cùng ở Busan, Nam Hàn, diễn ra trong tuần này với sự hiện diện của hai phe với lập trường đối lập. Một bên là liên minh gồm hơn 60 quốc gia, thuộc khối OECD, trừ Hoa Kỳ, cố gắng thúc đẩy thông qua một hiệp ước đầy tham vọng, nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa, từ thượng nguồn (sản xuất polymer), đến hạ nguồn (quản lư chất thải hợp lư). Bên kia là liên minh các nước vùng Vịnh, Nga và Tàu Cộng,…, chỉ muốn giới hạn phạm vi của thỏa thuận, trong quản lư chất thải, và phản đối tất cả các quy định ảnh hưởng đến sản xuất loại « chất độc » với môi trường này. Gần 200 nhà hoạt động hành lang từ các doanh nghiệp hoá chất và dầu khí hiện diện tại sự kiện này,  « Lobby » tiếp tục là phái đoàn đông đảo nhất.

 

Lobby xâm nhập vào các phái đoàn chính thức

 

Vào năm 2019, tổ chức Corporate Europe Observatory (CEO), trong một báo cáo, chỉ ra mối quan hệ giữa các nước hội viên của Liên Hiệp Châu Âu và các tập đoàn năng lượng tư nhân. Mối liên hệ đó được coi là « nguy hiểm », bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp thay v́ lợi ích công. Điều này giải thích tại sao lại thiếu các quyết định nhằm giải quyết các vấn đề khí hậu cấp bách, thậm chí đôi khi dẫn đến những quyết định khiến t́nh h́nh trở nên nghiêm trọng hơn, với các hiệp định thương mại.

 

Nhiều cuộc điều tra của nhà báo và ngành tư pháp cho thấy là một số tập đoàn năng lượng lớn đă nhận thức được các tác động từ hoạt động kinh doanh của ḿnh đối với biến đổi khí hậu, nhưng tiếp tục tài trợ cho các chiến dịch làm sai lệch thông tin, để gieo rắc sự hoài nghi đối với biến đổi khí hậu. Một số tài liệu nội bộ của Exxon Mobil, được tiết lộ vào năm 2015, chỉ ra rằng tập đoàn này đă có thông tin về nguy cơ biến đổi khí hậu từ những năm 1970.

 

Hàng tỷ đô la để “tẩy xanh” nhựa

 

Các doanh nghiệp dầu khí t́m mọi cách để ngăn chận quá tŕnh chuyển đổi năng lượng, bởi điều này sẽ buộc họ phải xem xét lại cách thức hoạt động. Các tập đoàn như ExxonMobil, Shell, Chevron, BP, Total đă chi hàng tỷ đô la cho vận động hành lang từ năm 2015 đến 2019, sau khi Thỏa thuận khí hậu Paris được kư kết, theo tổ chức phi chính phủ InfluenceMap. 

 

Đối với các công ty dầu mỏ, sản xuất nhựa trực tiếp từ dầu mỏ rẻ hơn so với sử dụng vật liệu tái chế, và họ đă chi mạnh tay cho các chiến lược marketing tẩy xanh. Theo ông Whilliam S.Bechker, giám đốc chương tŕnh Hành động v́ khí hậu của Hoa Kỳ, trong bài viết trên The Hill, các công ty dầu mỏ “rao bán” các giải pháp kỹ thuật đáng ngờ, « đầy nghịch lư », chẳng hạn như công nghệ tách khí carbon khi đốt nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên, các nhà máy điện và nhà máy được trang bị công nghệ này sẽ không bao giờ tạo ra điện với giá cạnh tranh so với năng lượng tái tạo không phát thải carbon. Hay một giải pháp khác là đốt chất thải nhựa để phục vụ sản xuất thép, ngành công nghiệp vốn đă thải ra nhiều khí carbon.

 

Ông Bechker khẳng định rằng nếu các công ty dầu mỏ tiếp tục sản xuất nhựa, nếu người tiêu dùng tiếp tục mua chúng. Khi nhựa nguyên sinh (virgin plastic) vẫn c̣n rẻ hơn nhựa tái chế, th́ nhựa tái chế vẫn là “tṛ lừa đảo”. Nhựa sinh học là giải pháp khả thi, nhưng cần nhiều nỗ lực để thực hiện.

 

 

Tàu Cộng: Bộ trưởng Quốc Pḥng Đổng Quân bị điều tra v́ tham nhũng?

 

Họp báo sáng nay 27/11/2024, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Tàu Cộng Mao Ninh bác bỏ những « tin đồn » của báo chí về việc bộ trưởng Quốc Pḥng Đổng Quân ( Dong Jun ) bị điều tra về tham nhũng. Tuy nhiên, bà không đi sâu thêm vào chi tiết về thông tin này.

 

Thanh Hà

 

Bộ trưởng Quốc Pḥng Tàu Cộng Đổng Quân tại cuộc họp bộ trưởng Quốc Pḥng ASEAN-Tàu Cộng tại Viêng Chăng, Lào, ngày 20/11/2024. AP - Anupam Nath

 

Báo tài chính Anh Financial Times cùng ngày 27/11/2024 trích dẫn nhiều quan chức Mỹ thạo tin cho biết ông Đổng Quân « đang bị điều tra trong một vụ án tham nhũng liên quan đến quân đội » Tàu Cộng. Nếu như tin trên được kiểm chứng th́ đây sẽ là lần thứ ba liên tiếp lănh đạo bộ Quốc Pḥng Tàu Cộng bị thất sủng.

 

Hăng tin Pháp AFP nhắc lại ông Đổng Quân mới vừa được chỉ định vào chức vụ này hồi tháng 12/2023, thay thế ông Lư Thượng Phúc chỉ đứng đầu bộ Quốc Pḥng trong vỏn vẹn 7 tháng. Ông Lư Thượng Phúc đă bị khai trừ khỏi đảng v́ « nghi ngờ tham nhũng » và bị cáo buộc đă nhận « những khoản tiền rất lớn », theo như thông tin từ các đài truyền h́nh chính thức của Bắc Kinh. Từ đó đến nay tướng Lư Thượng Phúc không c̣n xuất hiện trước công chúng. Người tiền nhiệm của tướng Phúc là ông Ngụy Phượng Ḥa cũng đă bị khai trừ khỏi Đảng v́ lư do tương tự. 

 

Phó giáo sư Đại Học Kỹ Thuật Nanyang tại Singapore Dylan Loh, được AFP trích dẫn, giải thích nếu ông Đổng Quân là vị bộ trưởng Quốc Pḥng thứ ba của Tàu Cộng bị điều tra v́ tham nhũng, th́ đây thực sự là một « cú sốc lớn, v́ trên nguyên tắc người được đề cử vào chức vụ này phải có lư lịch trong sáng ». Một chuyên gia về t́nh h́nh Tàu Cộng tại học viện quốc tế S. Rajaratnam cũng tại Singapore, Benjamin Ho, đưa ra ba giả thuyết về trường hợp của Đổng Quân: hoặc việc chỉ định ông vào chức vụ bộ trưởng Quốc Pḥng Tàu Cộng đă « bị trục trặc », hoặc có thể ông bị thất sủng « v́ một tai tiếng về mặt chính trị hay do bị vạ lây ».  

 

Từ khi lên cầm quyền, ông Tập Cận B́nh đă tiến hành chiến dịch « đả hổ diệt ruồi » để chống tham nhũng. Giới phân tích coi đây là công cụ để loại các đối thủ chính trị của ông. Đầu tháng 11/2024, lănh đạo Tàu Cộng nhắc lại mục tiêu « trong sạch hóa guồng máy trong quân đội ». Các nhà quan sát Mỹ được hăng tin Bloomberg trích dẫn cho rằng nhân vật quyền lực nhất tại Bắc Kinh lo sợ rằng nạn tham nhũng đang làm suy yếu « khả năng của quân đội Tàu Cộng để tiến hành một cuộc chiến ».

 

Quân Chủng Hỏa tiễn Quân Giải Phóng Nhân Dân Tàu Cộng đặc biệt trong tầm ngắm của ông Tập, do đây là « một chi nhánh hoạt động hoàn toàn trong ṿng bí mật » đặc trách quản lư hỏa tiễn chiến lược quy ước và hạt nhân của Tàu Cộng. Tháng 7/2024 lănh đạo quân chủng này là ông Tôn Kim Minh (Sun Jinming) đă bị kỷ luật và khai trừ khỏi Đảng, hai cấp dưới của ông cũng bị điều tra v́ tham nhũng.

 

 

Thủ tướng Việt Cộng kêu gọi Mỹ giảm bớt hạn chế xuất cảng công nghệ

 

Tại một hội nghị về hợp tác thương mại Việt – Mỹ, do Pḥng Thương mại Mỹ tổ chức tại Hà Nội, hôm nay, 27/11/2024, thủ tướng Việt Cộng Phạm Minh Chính đă kêu gọi Washington giảm bớt hạn chế xuất cảng nhiều công nghệ tân tiến, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, đồng thời công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. 

 

Trọng Thành

 

Ảnh tư liệu: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ( trái ) và đồng nhiệm Việt Cộng Bùi Thanh Sơn đến dự Thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ tại Viêng Chăng, Lào, ngày 11/10/2024. AP - Dita Alangkara

 

Theo hăng tin Anh Reuters, lănh đạo chính phủ Việt Cộng bày tỏ hy vọng lệnh cấm vận đối với Việt Nam đối với một số công nghệ sẽ được dỡ bỏ. Phạm Minh Chính đặt câu hỏi: « Chúng tôi không chiến đấu với bất kỳ ai, vậy tại sao các bạn vẫn duy tŕ lệnh cấm vận? ». Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa được phép nhập cảng nhiều công nghệ được coi là quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ, nhưng Hà Nội đă được phép nhập cảng vũ khí thông thường từ Mỹ, trong đó có một số công nghệ hỏa tiễn.

 

Theo báo chí trong nước, tại hội nghị này, thủ tướng Việt Cộng nhấn mạnh việc « tháo gỡ các nút thắt này thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, mang lại lợi ích lớn hơn cho người dân, doanh nghiệp hai nước ».

 

Hội nghị Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7 hôm nay có chủ đề chính là « Chính sách và hướng tiến xúc nhằm đảo bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung ». Đây là hội nghị thứ hai kể từ khi Việt Cộng và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên hàng « Đối tác Chiến lược Toàn diện » vào tháng 9/2023.

 

Thủ tướng Việt Cộng cho biết chuẩn bị làm việc với lănh đạo nhiều tập đoàn lớn của Mỹ, trong đó có lănh đạo tập đoàn Nvidia, với trọng tâm là các lĩnh vực chuyển đổi số, điện toán đám mây, hay kết nối vạn vật (Internet of Things, gọi tắt là IoT)... Việt Cộng cũng muốn đẩy mạnh  truyền thông vệ tinh và đang đàm phán với tập đoàn hàng không vũ trụ SpaceX của Hoa Kỳ.

 

Tổng thống tân cử Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế lên tới 20% đối với tất cả các mặt hàng nhập cảng, và đ̣i hỏi quan hệ thương mại cân bằng hơn với các nước xuất siêu sang Mỹ.  Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng số một của Việt Nam. Việt Nam hiện xuất siêu sang Mỹ khoảng 80 tỉ đô la hàng năm. Mỹ hiện đứng hàng thứ 11 trong số các quốc gia và vùng lănh thổ đầu tư vào Việt Nam, với gần 12 tỉ đô la, tính đến tháng 10/2024.

 

Theo Thông Tấn Xă Việt Cộng, ngoài đề nghị tăng cường hợp tác trong lĩnh vực viễn thông không gian và kỹ thuật số, Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh đến nhiều dự án lớn mang tính « xoay chuyển t́nh thế, chuyển đổi trạng thái », cần được đầu tư, như hệ thống đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, tuyến đường sắt kết nối các nước trong khu vực, tái khởi động dự án điện hạt nhân, các cảng biển lớn, khai thác không gian biển, công nghệ xanh...

 

 

 

Tin tổng hợp

 

RFI

 

(AFP) – Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế CPI đ̣i mở điều tra để phát lệnh truy nă lănh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing. Công tố viên CPI Karim Khan ngày 27/11/2024 cho biết « có đầy đủ lư do » để cho mở điều tra tướng Min Aung Hlang về « tội ác chống nhân loại », về trách nhiệm của ông trong các vụ « đày ải, truy bức người Rohingya ». Các tội ác này diễn ra « trong giai đoạn từ 25/08/2017 đến 31/12/2017 ».

 

(AFP) – Quốc Hội Úc thông qua dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng các mạng xă hội. Trong cuộc biểu quyết hôm nay, 27/11/2024, dự luật đă được thông qua với 102 phiếu thuận và 13 phiếu chống. Văn bản này sẽ được đưa lên Thượng Viện để bỏ phiếu. Một khi được cả hai viện thông qua, các mạng xă hội như X, TikTok, Facebook và Instagram có thời hạn là 1 năm để thích nghi và đề nghị những những giải pháp cấm trẻ em dưới 16 tuổi truy cập vào các mạng này.

 

(AFP) – Bộ trưởng Quốc Pḥng Ukraine đến Nam Hàn t́m kiếm hỗ trợ quân sự. Đến Seoul hôm nay, 27/11/2024, theo dự trù, ông Rustem Umerov hội kiến với đồng cấp Nam Hàn và có thể sẽ trao đổi với tổng thống Yoon Suk Yeol. Từ khi Hàn Cộng điều quân sang Nga, hỗ trợ Matxcơva trong cuộc chiến Ukraine, Nam Hàn để ngỏ khả năng cung cấp vũ khí cho chính quyền Kyiv. Theo một nguồn tin thông thạo, bộ trưởng Quốc Pḥng Ukraine sẽ « chia sẻ thông tin t́nh báo liên quan đến việc Hàn Cộng khai triển quân sang Nga » và đổi lại, Ukraine mong muốn được Nam Hàn yểm trợ trong « nỗ lực chiến tranh ».

 

(AFP) – Ukraine được mời tham dự Triển Lăm Toàn Cầu 2025 tại Nhật Bản để quảng bá cho thông điệp ḥa b́nh. Thống đốc Osaka Hirofumi Yoshimura hôm qua, 26/11/2024, cho biết « mặc dù đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng sự hiện diện của Ukraine sẽ là một thông điệp ḥa b́nh ». Tổng cộng 161 quốc gia, nhưng trong đó không có Liên Bang Nga, được mời tham dự sự kiện mở ra từ ngày 12/04/2025 tại thành phố Osaka. Trong cương vị chủ nhà, Nhật Bản kỳ vọng Triển Lăm Toàn Cầu 2025 thu hút 28 triệu khách. Thành phố Osaka từng tổ chức sự kiện này vào năm 1970 và đă phá kỷ lục với 64 triệu khách viếng thăm. Măi đến năm 2010, kỷ lục này của Osaka mới bị Triển Lăm Thượng Hải qua mặt.

 

(AFP) – Hăng xe hơi Đức Volkswagen ngừng hoạt động ở Tân Cương, Tàu Cộng. Bị chỉ trích kịch liệt v́ tiếp tục hoạt động tại vùng Tân Cương, nơi những quyền căn bản của người Duy Ngô Nhĩ Hồi Giáo bị vi phạm nghiêm trọng, tập đoàn Volkswagen hôm nay 27/11/2024 thông báo « v́ lư do kinh tế » sẽ đóng cửa nhà máy tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương và một cơ sở các ở Turpan. Nhà máy ở Urumqi mới được khai trương hồi 2013 và Volkswagen liên doanh với hăng xe SAIC của Tàu Cộng. Bắc Kinh bị cáo buộc giam giữ « hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ » trong các trại « cải tạo », cưỡng bức lao động và cưỡng bức triệt sản phụ nữ sắc tộc thiểu số này.

 

(Reuters) – Chiến tranh Ukraine: G7 lên án thái độ « vô trách nhiệm » của Nga khi đe dọa tấn công hạt nhân. Ngoại trưởng các nước thuộc khối 7 cường quốc phát triển nhất thế giới, họp tại Ư hôm qua, 26/11/2024, đă ra tuyên bố chung cũng nhấn mạnh: « việc Nga sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tầm trung ngày 21/11 là bằng chứng mới về hành vi liều lĩnh và leo thang ». G7 đồng thời khẳng định « Sự ủng hộ không ǵ lay chuyển đối với với toàn vẹn lănh thổ, chủ quyền và nền độc lập của Ukraine ».

 

(AFP) – Tổng thống Nga đi Kazakhstan. Ông Putin đến Kazakhstan – quốc gia Liên Xô cũ, hôm nay, 27/11/2024, trong khuôn khổ chuyến công du hai ngày. Mục tiêu chủ yếu là các dự án năng lượng. Theo truyền thông Nga, ông Putin cũng sẽ tham dự một phiên họp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, liên minh quân sự gồm 6 nước Liên Xô cũ, đứng đầu là Nga.

 

(Reuters) – Tàu Cộng có thể tập trận xung quanh Đài Loan những ngày tới. Theo bốn nguồn tin xin ẩn danh của Reuters, các cuộc tập trận có thể diễn ra trong hoặc ngay sau chuyến công du Thái B́nh Dương của tổng thống Lai Thanh Đức, sẽ bắt đầu từ thứ Bảy 30/11 và kết thúc ngày 06/12/2024. Tổng thống Đài Loan dự trù quá cảnh tại Guam, Hoa Kỳ.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính