Điểm báo ngày 27/11/2024

 

Phan Minh

 

 

Chiến tranh Ukraine: Thời khắc quyết định đối với Châu Âu

 

Chiến tranh Ukraine, Donald Trump trở lại Bạch Cung, tác hại của nhựa đối với sức khỏe con người tiếp tục là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm hôm nay, 27/11/2024.

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và thủ tướng Ba Lan Donald Tusk dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu tại Puskas Arena, Budapest, Hungary, ngày 07/11/2024. REUTERS - Marton Monus

 

Về chiến tranh Ukraine, bài xă luận của nhật báo Le Monde chạy tựa « Ukraine: Thời khắc quyết định đối với Châu Âu ». Xung đột giữa Nga và Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ tư và ngày càng khốc liệt, trong bối cảnh Donald Trump chuẩn bị trở lại Bạch Cung vào tháng 01/2025. T́nh h́nh trở nên căng thẳng hơn và các quốc gia Châu Âu cần phải có đối sách phù hợp và kịp thời trong trường hợp Hoa Kỳ ngừng hỗ trợ quân sự Ukraine.

 

Xung đột đă chuyển từ cuộc chiến tiêu hao sang một giai đoạn nguy hiểm hơn. Giao tranh đang ngày càng dữ dội, trong bối cảnh Nga kêu gọi Hàn Cộng hỗ trợ, c̣n ở bên kia chiến tuyến, Hoa Kỳ đă bật đèn xanh cho Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga bằng hỏa tiễn tầm xa ATACMS do Washington cung cấp. « Ăn miếng trả miếng », Kremlin đă phản ứng bằng cách phóng hỏa tiễn vào thành phố Dnipro, và tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc phương Tây « toàn cầu hóa » cuộc xung đột.

 

Ukraine đang t́m mọi cách để không bị rơi vào thế yếu nếu hai bên quyết định đàm phán trong tương lai. Quân đội Nga, với sự hỗ trợ của binh sĩ Hàn Cộng, đă giành lại được một nửa phần lănh thổ bị Ukraine chiếm ở Kursk vào mùa hè vừa qua. Xung đột ngày càng ác liệt, đi kèm với lập trường khó đoán của Donald Trump, khiến t́nh h́nh càng thêm phức tạp.

 

Các quốc gia Châu Âu, vốn không muốn đối đầu trực diện với Nga, giờ phải tỏ lập trường rơ ràng. Le Monde nhận định đây là cuộc chiến của chính họ, tuy nhiên, nhiều nước vẫn chưa t́m được tiếng nói chung về đối sách cần áp dụng. Thời gian đang gấp rút đối với Ukraine: quân đội gặp khó khăn, dân thường phải hứng chịu những đợt oanh kích dữ dội, c̣n cơ sở hạ tầng năng lượng bị phá hủy.

 

Một số quốc gia, như Pháp, Vương Quốc Anh và Ba Lan, đang thảo luận về chính sách hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả việc gửi binh lính cho Kyiv, trong trường hợp Donald Trump « bỏ rơi » Ukraine.

 

Ukraine: Người dân không muốn ra chiến trường

 

Vẫn tại Ukraine, tờ Le Figaro có bài viết về những người đàn ông trong độ tuổi chiến đấu đang t́m mọi cách, thậm chí là chi tiền, để trốn lệnh động viên. Ở tuổi 39, Olexandr không muốn ra chiến trường. Sáu tháng trước, anh đă bán chiếc taxi của ḿnh và chi trả 6.000 đô la để có được giấy chứng nhận thương tật giả mạo. Đó là một khoản tiền rất lớn tại một nước mà mức lương tháng trung b́nh chưa đến 400 euro. Số tiền này lẽ ra đă giúp anh được xóa khỏi danh sách động viên. Tuy nhiên, sau đó một tháng, một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn đă nổ ra, và người nhận tiền của Olexandr bị bỏ tù. Từ đó, anh không nhận được tin tức ǵ, và tự giam ḿnh trong nhà và chỉ dám ra ngoài vào ban đêm khi các cuộc tuần tra trở nên thưa thớt. Olexandr đă gửi vợ và con trai 11 tuổi sang Đức ngay sau khi nộp tiền, và than thở rằng « mặc dù vợ có gửi tiền đều đặn, nhưng cũng chỉ đủ để anh mua thức ăn ».

 

Giống như Olexandr, hàng ngh́n người đă trả tiền để không bị động viên. Số tiền cần chi trả dao động tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi người. Theo các nguồn tin mà Le Figaro có được, số tiền này dao động từ 5.000 đô la đến 25.000 đô la, và một số giấy miễn trừ chỉ có giá trị trong vài tháng, một số khác th́ có giá trị vô thời hạn.

 

Quy mô của hiện tượng này khó có thể đo lường, nhưng có thể được nhận thấy qua các vụ bê bối tham nhũng gần đây, đă làm ô danh các cơ quan đặc trách việc động viên. Vào đầu tháng 10, báo chí Ukraine đă tiết lộ hàng chục công tố viên có dính líu đến mạng lưới buôn bán giấy chứng nhận thương tật ở khu vực Khmelnytskyï. Bê bối này đă khiến chưởng lư Andriy Kostin phải từ chức hôm 23/10 vừa qua.

 

Trong nhiều tuần qua ở Ukraine, hoạt động kiểm tra ngẫu nhiên đầy bạo lực đă gia tăng trên toàn quốc. Gặp khó khăn ở mặt trận miền Đông, Ukraine đang cần thêm binh lính. Cuối tháng 10, tổng thống Zelensky đă thông báo muốn động viên thêm 160.000 người. Tuy nhiên, sau gần 4 năm chiến tranh, ḷng nhiệt huyết bảo vệ tổ quốc đă phai dần. Nhiệt t́nh ái quốc của những tháng đầu tiên đă nhường chỗ cho sự mệt mỏi của một xă hội đă có khoảng 80.000 người chết và 400.000 người bị thương.

 

Mỹ: Donald Trump trở lại Bạch Cung khiến thế giới « chao đảo »

 

Nh́n sang Hoa Kỳ, tờ Les Echos dành bài xă luận nói về những biến động trên thế giới với sự trở lại của Donald Trump. Trước khi nhậm chức tổng thống vào ngày 20/01 tới, nhà tỷ phú đă lấy lại thói quen từ nhiệm kỳ đầu tiên: đường đột thông báo trên mạng xă hội những quyết định chính trị có thể tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu.

 

Khi tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm xuất cảng từ hai nước láng giềng sát cạnh là Mêhicô và Canada, cũng như áp thêm 10% đối với sản phẩm của Tàu Cộng, Donald Trump đă khôi phục chính sách đối đầu, tái khởi động chiến lược đề cập trong cuốn sách « Trump: The Art of the Deal » (Nghệ thuật đàm phán).

 

Donald Trump biện minh kế hoạch tăng thuế này là do sự thụ động của Mêhicô và Canada trong cuộc chiến chống ma túy fentanyl, cũng như việc hai nước tỏ ra nhu nhược với di dân bất hợp pháp.

 

Tuy nhiên, các nhà sản xuất hiện tại không tỏ ra quá lo lắng, bởi họ biết rằng Trump muốn hướng sự chú ư vào bản thân, cũng như chính sách của ông không phục vụ lợi ích của Washington. Hoa Kỳ vẫn rất cần các nước láng giềng, bởi việc tăng chi phí sản xuất đối với hàng ngoại sẽ ngay lập tức gây tác động tiêu cực đến giá của chính các sản phẩm nội địa.

 

Giống như Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang t́m cách tự bảo vệ trước tầm ảnh hưởng của Trump, các doanh nghiệp cũng sẽ phải thích ứng với sự trở lại của nhà tỷ phú. Nhật báo kinh tế kết luận Donald Trump có thể sẽ không áp dụng một chính sách khép kín và tách biệt hoàn toàn, nhưng chắc chắn những quyết định của ông sẽ gây rối loạn thương trường quốc tế.

 

Bạo lực bùng phát ở Haiti

 

Nh́n xuống Trung Mỹ, nhật báo thiên tả Libération có bài viết nói về việc hơn 40.000 người đă phải di dời trong những ngày qua tại Port-au-Prince, sau khi bạo lực bùng phát trở lại, trong bối cảnh các băng đảng tội phạm kiểm soát gần như toàn bộ thủ đô Haiti. Nhà nước bất lực trong việc bảo vệ người dân, trong khi các tổ chức phi chính phủ, như Médecins Sans Frontières, đă phải ngưng hoạt động.

Theo Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), từ năm 2023 đến 2024, số trẻ em bị thu nạp vào các băng đảng đă tăng 70%, đến mức hiện nay chiếm một nửa số lượng phần tử của các băng đảng này.

 

Nạn bắt cóc phụ nữ và bé gái đi kèm với lạm dụng t́nh dục cũng ngày càng gia tăng. Theo Human Rights Watch, 4.000 phụ nữ, bao gồm cả người lớn và trẻ vị thành niên, đă tố cáo bị lạm dụng t́nh dục từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay. Như thường lệ, khi nói về bạo lực t́nh dục, phần lớn các nạn nhân đều không dám lên tiếng, và con số này có lẽ không phản ánh đúng mức độ thực sự của vấn đề.

 

Các tổ chức phi chính phủ vẫn đang t́m cách giúp đỡ những nạn nhân này, nhưng việc chăm sóc, cả về thể chất lẫn tâm lư, gặp rất nhiều khó khăn. Và tại một quốc gia mà ngành tư pháp không tồn tại, thủ phạm không bị truy cứu trách nhiệm…

 

Pháp: Paris « tụt dốc » sau 12 năm Hidalgo cầm quyền

 

Về thời sự nước Pháp, tờ Le Figaro dành trang nhất và bài xă luận nói về Ṭa Thị Chính Paris sẽ « đổi chủ » sau cuộc bầu cử địa phương sắp tới. Anne Hidalgo sẽ không c̣n là đô trưởng Paris sau kỳ bầu cử năm 2026, sau 12 năm lănh đạo thành phố. Bà cho rằng đă « thay máu » thủ đô, nhưng bản thành tích của bà bị chỉ trích mạnh mẽ. Nợ của thủ đô Paris đă tăng vọt kể từ khi bà lên cầm quyền, đạt 9 tỷ euro. Thành phố cũng rất bẩn và xuống cấp, với những con phố bị hư hỏng, khiến không gian công cộng không c̣n « hấp dẫn » mọi người. Cư dân rời bỏ thủ đô, trường học vắng dần, trong khi số lượng chuột không ngừng tăng.

 

Tuy nhiên, bà Hidalgo đă được bầu lại làm đô trưởng vào năm 2020, với tỷ lệ vắng mặt rất cao. Do vậy, bà đă thử vận may trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022, nhưng thất bại ê chề khi chỉ giành được vỏn vẹn 1,75% phiếu ở ṿng một.

Vào năm 2026, Anne Hidalgo hy vọng cánh tả có thể tiếp tục lănh đạo Paris, nhưng nhật báo thiên hữu nhận định đă đến lúc Paris phải thay đổi hướng đi.

 

Con người phải tỉnh ngộ về tác hại của nhựa

 

Về lĩnh vực môi trường, trang nhất và bài xă luận của tờ La Croix lo ngại về t́nh trạng ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng. Mọi chuyện dường như không khả quan. Tại Busan, Nam Hàn, các nhà đàm phán từ 175 quốc gia đă đặt mục tiêu trước ngày 01/12 sẽ hoàn tất một hiệp ước đầu tiên có thể chấm dứt t́nh trạng ô nhiễm nhựa. Một bên là những người ủng hộ một chính sách mạnh mẽ và một văn bản có tính ràng buộc, nhằm giảm hoạt động sản xuất nhựa, trong đó có Pháp. Bên kia là một liên minh dẫn đầu bởi Nga, Iran và Ả Rập Xê Út, tập trung vào việc tái chế và « tinh thần tự nguyện » của mỗi quốc gia, trong khi Mỹ th́ đang phân vân. Do vậy, các nước dường như rất khó đạt được đồng thuận trong hồ sơ này.

 

Kết quả của hội nghị ở Busan dường như sẽ không xóa đi thất bại của COP29 tại Baku hôm 23/11 vừa qua. Thỏa thuận tài chính đạt được tại đó đă khiến các quốc gia dễ bị tổn thương bất b́nh, do số tiền hỗ trợ dường như không đủ để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, như thường lệ, tính cấp bách của vấn đề đă trở nên rơ ràng. Từ những phân tử nhỏ nhất trong cơ thể chúng ta, bao gồm cả năo bộ, và mọi ngóc ngách trong đại dương đều đang chứa nhựa. Hoạt động sản xuất nhựa đă tăng gấp đôi trong ṿng 10 năm qua và có thể sẽ tăng gấp ba vào năm 2060. Hàng ngàn loại hóa chất được sử dụng trong việc sản xuất nhựa, trong đó một 1/4 là những chất đặc biệt có hại cho sức khỏe con người. Nhật báo Công Giáo kết luận đây là mối nguy mang tính sinh tồn và chúng ta phải nhận thức được điều đó ngay lập tức.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính