Tin tức ngày 26 tháng 11, 2024

 

 

Israel họp nội các an ninh để quyết định về thỏa thuận ngưng bắn với Hezbollah

 

Nội các an ninh Israel hôm nay, 26/11/2024, phải quyết định về một lệnh ngưng bắn trong cuộc chiến chống Hezbollah. Nhà nước Do Thái và Liban dường như đă đạt được đồng thuận ngừng giao tranh, nhưng hiện chưa có thông tin chính thức nào xác nhận.

 

Minh Anh

 

Khói bốc lên sau một cuộc oanh kích của Israel vào khu vực phía nam thủ đô Beyrouth, Liban, ngày 24/11/2024. REUTERS - Mohamed Azakir

 

Tuy nhiên, đă có vài tín hiệu tích cực: Paris hoan nghênh một bước tiến đáng kể trong các cuộc thương thuyết, trong khi Washington nói đến một thỏa thuận « cận kề ».

 

Từ Jerusalem, thông tín viên đài RFI Sami Boukhelifa giải thích:

« Trên giấy tờ, mọi thứ dường như đă sẵn sàng để kư kết thỏa thuận ngưng bắn. Nhiều tín hiệu theo hướng này được đưa ra. Quân dự bị Israel mới được động viên trở lại ở biên giới phía bắc vừa được trở về nhà. Dẫu sao th́ cũng cần phải đợi thêm vài giờ để biết được lập trường chính thức của Israel: Đồng ư hay phản đối thỏa thuận ngưng bắn? Thủ tướng Benjamin Netanyahu họp với các bộ trưởng chiều nay để quyết định bước tiếp theo.

 

Dù sao th́ ở bên này và bên kia biên giới, việc Israel và Hezbollah ngưng giao tranh nằm trong lợi ích của cả đôi bên. Phe dân quân Liban đă bị nhiều thiệt hại đáng kể. Israel đă trừ khử dàn lănh đạo của Hezbollah và san bằng toàn bộ lănh thổ Liban bằng bom đạn.

 

Nhưng Nhà nước Do Thái cũng đang gặp khó khăn. Chiến sự diễn ra ở nhiều mặt trận. Đội quân dự bị đă kiệt sức. Hệ thống pḥng không th́ quá đắt đỏ và bị thử thách bởi hàng ngàn quả rốc-kết phóng đi mỗi tháng nhắm vào lănh thổ Israel.

 

Nếu được kư kết, thỏa thuận ngưng bắn này sẽ bắt đầu bằng một cuộc hưu chiến 60 ngày. Israel phải rút quân khỏi miền nam Liban và phe Hezbollah phải rút về một nơi cách biên giới với Israel 30 km bên phía Liban. Sau cùng, quân đội Liban sẽ được khai triển tại vùng đệm này. »

 

 

NATO, Ukraine họp tại Bruxelles sau vụ Nga bắn hỏa tiễn đạn đạo vào Ukraine

 

Hôm nay, 26/11/2024, đại sứ các nước hội viên NATO và Ukraine họp tại Bruxelles sau vụ Nga bắn thử hỏa tiễn đạn đạo vào lănh thổ Ukraine, làm dấy lên căng thẳng giữa các nước đồng minh của Kyiv với Matxcơva.

 

Minh Anh

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (T) và tổng thư kư NATO Mark Rutte tại trụ sở NATO ở Bruxelles, Bỉ, ngày 17/10/2024. REUTERS - Yves Herman

 

AFP cho biết, cuộc họp của Hội đồng NATO – Ukraine, một cơ chế được thành lập vào năm 2023 để tạo thuận lợi cho đối thoại giữa Kyiv và Liên minh Bắc Đại Tây Dương, được tổ chức theo yêu cầu của Kyiv, nhằm thảo luận về « t́nh h́nh Ukraine ».

 

Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh ngày 21/11, Nga oanh kích Ukraine bằng hỏa tiễn đạn đạo tầm trung đời mới nhất và không mang đầu đạn hạt nhân, đồng thời tuyên bố sẽ có các cuộc không kích kiểu này nếu Ukraine sử dụng hỏa tiễn phương Tây bắn vào lănh thổ Nga. Tổng thống Vladimir Putin c̣n đe dọa trả đũa những nước cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí như thế, cho rằng xung đột đă mang tính chất « toàn cầu ».

 

Ngay ngày hôm sau vụ bắn thử hỏa tiễn của Nga, Ukraine đă kêu gọi các nước đồng minh phương Tây cung cấp thêm cho Kyiv nhiều hệ thống pḥng không tối tân hơn, vào lúc Matxcơva khẳng định hỏa tiễn « Orechnik » là loại khó thể bắn chặn.

 

Theo ghi nhận của AFP, các nhà ngoại giao của NATO tỏ ra thận trọng về kết quả cuộc họp. Đại sứ của Liên minh sẽ tái khẳng định vũ khí mới này của Nga sẽ không ngăn cản các nước hội viên « tiếp tục hậu thuẫn Ukraine ».

 

Căng thẳng gia tăng vào lúc các nước đồng minh của Mỹ tại châu Âu quan ngại là với việc Donald Trump trở lại Bạch Cung, Washington có thể sẽ ngừng hỗ trợ quân sự cho Kyiv và đạt một thỏa thuận với Matxcơva gây bất lợi cho Kyiv.

 

Trong bối cảnh đó, nhật báo Pháp Le Monde dẫn nhiều nguồn tin cho biết Pháp và Anh Quốc đang thảo luận về khả năng gởi binh sĩ và các tập đoàn quân sự tư nhân đến Ukraine. Hôm 22/11, ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot, trả lời phỏng vấn đài BBC, kêu gọi các nước đồng minh phương Tây « không nên vạch ra các lằn ranh đỏ » trong việc hậu thuẫn Ukraine.

 

 

Canada và Tàu Cộng chỉ trích thông báo tăng thuế quan của Donald Trump

 

Tuyên bố của Donald Trump về việc tăng thuế quan lên mức 25% đối với các sản phẩm từ Tàu Cộng, Canada và Mêhicô, ngay lập tức đă khiến các nước liên quan lên tiếng chỉ trích. Nếu như Tàu Cộng khẳng định « không ai thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại », th́ phía Canada cho rằng quyết định này sẽ tác động lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là đến các lao động Mỹ.

 

Chi Phương

 

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu tại Washington, Hoa Kỳ, ngày 13/11/2024. AP - Allison Robbert

 

Mêhicô và Canada được liên kết với Hoa Kỳ trong một thỏa thuận tự do thương mại ACEUM. Trước tuyên bố của Trump, tối hôm qua, phó thủ tướng Canada Chrystia Freeland đă nhắc lại Ottawa là một đối tác quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho Washington, nhấn mạnh quan hệ hai nước là cân bằng, cùng có lợi, và nhất là đối với những lao động Hoa Kỳ.

 

Từ Québec, thông tín viên Pascale Guéricolas cho biết thêm thông tin:

« Phó thủ tướng và bộ trưởng An ninh Công cộng Canada đă nhanh chóng nhắc lại mối quan hệ chặt chẽ gắn kết Canada và Hoa Kỳ. Các quan chức cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thị trường Canada đối với các nhà xuất cảng Hoa Kỳ, như là một cách để bày tỏ sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai nước.

 

Ví dụ, 60% lượng dầu thô nhập vào Mỹ là từ miền tây Canada. Lănh đạo vùng Québec, François Legault, cho rằng việc tăng thuế quan 25% mà Donald Trump thông báo là một rủi ro lớn đối với nền kinh tế Québec và Canada. Ông Legault cũng khẳng định được thủ tướng Canada Justin Trudeau ủng hộ. Lănh đạo vùng Ontario, khu vực phụ phuộc vào sản xuất ô tô ở cả hai bên biên giới Canada- Mỹ, đă yêu cầu ông Trudeau tổ chức cuộc họp khẩn cấp của nhóm Equipe Canada. Nhóm này gồm các dân biểu và lănh đạo doanh nghiệp, có nhiệm vụ tŕnh bày lập trường của Canada với chính quyền Hoa Kỳ ».

 

C̣n về phía Bắc Kinh, sau khi Donald Trump tuyên bố tăng thêm 10% thuế quan đánh vào các sản phẩm nhập từ Tàu Cộng. Phát ngôn viên của sứ quán Tàu Cộng tại Hoa Kỳ ngay lập tức đă cảnh báo « không ai có thể thắng trong cuộc chiến thương mại » và khẳng định « hợp tác kinh tế và thương mại giữa Tàu Cộng và Hoa Kỳ về bản chất là đôi bên cùng có lợi ».

 

 

Hoa Kỳ: Trump sẽ áp thuế hải quan đối với hàng Tàu Cộng, Canada và Mêhicô

Ngày 25/11/2024, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khẳng định những biện pháp kinh tế đầu tiên của ông sau khi nhậm chức vào tháng 1/2025 sẽ là tăng thuế nhập cảng hàng hóa đến từ các nước Tàu Cộng, Canada và Mêhicô. Ông nêu lên những cuộc khủng hoảng về các chất gây nghiện và di dân để biện minh cho các quyết định nói trên.

 

Minh Anh

 

Ảnh tư liệu: Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại pḥng Bầu Dục của Bạch Cung ở Washington, Hoa Kỳ, ngày 25/06/2019. AP - Alex Brandon

 

Trên mạng xă hội Truth Social, Donald Trump viết: « Ngày 20/01, đối với một trong nhiều sắc lệnh đầu tiên, tôi sẽ kư tất cả các văn bản cần thiết để áp mức thuế 25% đối với tất cả các loại hàng hóa từ Tàu Cộng, Canada và Mêhicô nhập vào Mỹ ».

 

Cũng theo ông Trump, « mức thuế này sẽ có hiệu lực cho đến khi nào các loại chất gây nghiện, đặc biệt là fentanyl, và tất cả những di dân bất hợp pháp ngừng xâm chiếm đất nước chúng ta. »

 

Tổng thống đắc cử cũng thông báo tăng thêm thuế hải quan 10%, bổ sung vào mức thuế hiện có, cũng như các mức thuế bổ sung mà ông sẽ có thể đưa ra, nhắm vào « nhiều mặt hàng đến từ Tàu Cộng ».

 

Donald Trump giải thích là đă thường xuyên nêu vấn đề ma túy tràn vào Mỹ với các nhà lănh đạo Tàu Cộng. Chủ nhân tương lai của Bạch Cung chỉ trích chính quyền Bắc Kinh đă cam kết có những biện pháp nghiêm khắc, nhưng « không bao giờ thực hiện đến cùng ».

 

Trả lời hăng tin Pháp AFP, nhà phân tích William Reinsch nhận định « đây là một chiêu cổ điển của ông Trump, đe dọa để rồi đàm phán », bởi v́ năm 2026 là kỳ hạn mà Hoa Kỳ, Canada và Mêhicô phải thương lượng lại thỏa thuận thương mại ba bên.

 

 

Hoa Kỳ: Công tố viên đặc biệt hủy hai vụ truy tố Donald Trump

 

Dù chưa chính thức nhậm chức, Donald Trump đă chứng tỏ quyền uy của tổng thống. Hôm qua, 25/11/2024, công tố viên đặc biệt đă đề nghị ngừng các vụ truy tố ông Trump, đặc biệt là vụ truy tố về cáo buộc t́m cách đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020, dẫn đến bạo loạn tại Hoa Kỳ. Yêu cầu này đă được tư pháp Hoa Kỳ chấp thuận.

 

Chi Phương

 

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại pḥng Bầu Dục của Bạch Cung, Washington, Hoa Kỳ, ngày 13/11/2024. © Evan Vucci / AP

 

Công tố viên đặc biệt Jack Smith, vốn được bổ nhiệm để phụ trách hai trong số bốn thủ tụng tố tụng h́nh sự đối với ông Trump, giải thích « sau khi tham vấn, bộ Tư Pháp đồng ư cho ông Trump được hưởng quyền miễn trừ tư pháp của một tổng thống đương nhiệm».

 

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin cho biết thêm thông tin:

« Đây là vụ án nghiêm trọng nhất mà Donald Trump phải đối mặt, liên quan đến kế hoạch của ông Trump nhằm ngăn chặn việc công nhận chiến thắng của Joe Biden vào năm 2020, cũng như vai tṛ của ông trong việc chuẩn bị cho cuộc tấn công vào đồi Capitol.

 

Đích thân công tố viên đặc biệt Jack Smith đă yêu cầu hủy bỏ các cáo buộc, theo đúng chính sách của bộ Tư Pháp là không truy tố các tổng thống đương nhiệm. Thẩm phán phụ trách vụ án đă chấp nhận yêu cầu, để ngỏ khả năng khởi động lại vụ án, một khả năng sẽ không thể xảy ra khi mà Donald Trump c̣n là tổng thống. Phe của Trump đă tuyên bố hoàn toàn chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua, và họ đă không sai. Trong quá tŕnh tố tụng, tổng thống đă được Ṭa Án Tối Cao công nhận quyền miễn trừ của tổng thống, chưa tồn tại trước đó.

 

Công tố viên cũng yêu cầu hủy bỏ các các buộc liên quan đến việc lưu trữ tài liệu mật, bị tịch thu tại Mar-a-Lago. Vụ này đă bị tạm hoăn lại theo quyết định của thẩm phán do Donald Trump bổ nhiệm. Quyết định này đă bị kháng cáo, nhưng không có lư do ǵ để thay đổi kết quả. Cuối tuần trước, Donald Trump đă nhận được lệnh đ́nh chỉ vô thời hạn việc tuyên án ông trong vụ Stormy Daniels.

 

Đối với các thủ tục tố tụng liên quan đến mưu toan đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 tại tiểu bang Georgia, cho đến nay thậm chí không có công tố viên phụ trách hồ sơ này. »

  

Philippines triệu tập Phó Tổng thống Duterte v́ đe dọa giết Tổng thống Marcos
 

Reuters - VOA Việt Ngữ

 

Phó Tổng thống Sara Duterte.

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính