Tin tức ngày 19 tháng 11, 2023

 

 

Đêm thứ hai liên tiếp quân đội Nga tấn công Kyiv bằng drone

 

Cả Kyiv và Matxcơva trong đêm thứ Bảy rạng sáng Chủ Nhật 19/11/2023 đều bị đối phương dùng drone tấn công, nhưng các lực lượng pḥng không của cả hai  bên tuyên bố đều bắn chặn được đa phần drone. Chính quyền hai nước đều không ghi nhận nạn nhân. Đêm qua là đêm thứ hai liên tiếp Kyiv bị quân đội Nga dồn dập tấn công bằng drone mang theo chất nổ.

 

Thùy Dương

 

Pḥng không Ukraine bắn chặn các cuộc oanh kích của Nga vào Kyiv đêm 30/05/2023. AP - Evgeniy Maloletka

 

Theo Kyiv, đó là loại drone Shahed do Iran chế tạo. Trên Telegram, lănh đạo chính quyền thành phố Kyiv, Serguiï Popko, giải thích là các drone được phóng đi theo từng cụm, từ nhiều hướng và thành nhiều đợt. Quân đội Ukraine đă bắn hạ được 15 trong tổng số 20 drone của kẻ thù. Kyiv không ghi nhận thiệt hại nào đáng kể.

 

Vào đêm trước đó, lực lượng pḥng không Ukraine khẳng định hạ được 29 trong tổng số 38 drone Shahed Nga phóng đến nhiều nơi khắp Ukraine. Đây được xem là đợt oanh kích bằng drone lớn nhất của quân Nga tính từ cuối tháng 09/2023 đến nay.

 

Về phần ḿnh, bộ Quốc Pḥng Nga ra một thông báo nhấn mạnh « một mưu đồ tấn công khủng bố của chế độ Kyiv với drone nhắm vào các cơ sở trên lănh thổ Liên bang Nga đă bị phá vỡ ». Theo bộ Quốc Pḥng Nga, drone của Ukraine đă bị thiết bị pḥng không của Nga bắn hạ trên bầu trời quận Bogorodskii, thuộc vùng Matxcơva. Trên Telegram, đô trưởng Matxcơva, Sergueï Sobianine, cho biết cuộc tấn công không gây thiệt hại nhân mạng và vật chất.

 

AFP hôm nay nhắc lại là các vụ tấn công bằng drone của Ukraine nhắm vào Matxcơva diễn ra đặc biệt thường xuyên hồi mùa xuân năm nay, giai đoạn trước phản công và đầu đợt phản công bắt đầu từ tháng 06/2023. Trong những tuần gần đây, các vụ tấn công bằng drone của Ukraine đă trở nên hiếm hoi. 

 

Tả ngạn sông Dnipro: Ukraine khẳng định đẩy lui quân Nga 3-8 km

 

Liên quan đến miền đông nam Ukraine, quân đội nước này hôm nay 19/11 thông báo đă đẩy lui quân Nga từ 3 đến 8 km xa khỏi bờ sông Dnipro, tại khu vực do quân Nga chiếm giữ. Đây là lần đầu tiên Ukraine đưa ra con số cụ thể về bước tiến của các lực lượng trong vùng này sau nhiều tháng phản công không mấy kết quả.

 

Phát biểu trên truyền h́nh, phát ngôn viên quân đội Ukraine, Natalia Goumeniouk, giải thích: số liệu sơ bộ dao động từ 3 đến 8 km, tùy thuộc vào các đặc thù, địa lư và địa h́nh phía tả ngạn sông Dnipro. Tuy nhiên, bà không cho biết liệu lực lượng Ukraine đă hoàn toàn kiểm soát khu vực này hay quân đội Nga đă rút lui. Trước đó hai ngày, hôm 17/11, dù khẳng định đă giành lại được các vị trí trên bờ sông Dnipro mà Nga chiếm đóng, nhưng Ukraine cũng thừa nhận là giao tranh vẫn diễn ra « ác liệt » tại khu vực này. 

 

Zelensky chống nạn bắt cóc và trục xuất trẻ em Ukraine

 

Reuters cho biết, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong video thường nhật tối hôm qua, thông báo trừng phạt 37 nhóm và 108 người Nga, trong đó có một cựu thủ tướng và một cựu bộ trưởng Giáo Dục. Theo Reuters, đây là « những người liên quan đến nạn bắt cóc và trục xuất trẻ em Ukraine khỏi lănh thổ bị chiếm đóng » và những cá nhân « bằng nhiều cách khác nhau giúp khủng bố Nga chống lại Ukraine ».

 

 

Biển Hoa Đông: Nhật tập trận tái chiếm đảo “có nguy cơ bị Tàu Cộng tấn công”

 

Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản hôm nay, 19/11/2023, tiến hành cuộc tập trận tái chiếm đảo “có nguy cơ bị Tàu Cộng tấn công”, theo truyền thông quốc tế. Tập trận diễn ra trên đảo Tokunoshima, thuộc quần đảo Ryukyu, tây nam nước Nhật, giáp với Đài Loan.

 

Trọng Thành

 

Một xe thiết giáp tấn công đổ bộ (AAV) của Lữ đoàn đổ bộ khai triển nhanh (ARDB) của Lực lượng pḥng vệ mặt đất Nhật Bản trong cuộc tập trận JX tại đảo Tokunoshima, tỉnh Kagoshima, ngày 19/11/2023. REUTERS - ISSEI KATO

 

Reuters cho hay nhiều phương tiện tấn công của lực lượng lính thủy đánh bộ được khai triển từ hai tàu đổ bộ của hải quân Nhật Bản, neo đậu ngoài khơi. Một số nhóm binh sĩ tiếp cận đảo với xuồng cao su, các thiết bị hạng nặng được chuyển bằng ca-nô đệm khí (hovercraft). Tập trận diễn ra tại đảo Tokunoshima là nơi không có các rạn san hô khiến các hoạt động quân sự trở nên khó khăn hơn, khác với nhiều băi biển dọc theo chuỗi đảo Ryukyu trải dài đến Đài Loan.  

 

Cuộc tập trận hôm nay diễn ra vào ngày cuối của đợt tập trận 11 ngày trên quy mô toàn quốc, mang mă số 05JX, huy động các binh chủng hải, lục, không quân. Tướng Yoshihide Yoshida, tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản, có mặt tại cuộc tập trận đổ bộ tại Tokunoshima, cho biết “mục tiêu của cuộc tập trận JX là để trong t́nh huống khẩn cấp do bị tấn công, chúng tôi có thể hợp đồng tác chiến.” Reuters không liên lạc được với bộ Quốc Pḥng Tàu Cộng để đề nghị đưa ra nhận định về cuộc tập trận của Nhật Bản.

Trong cuộc hội kiến lần đầu tiên với lănh đạo Tàu Cộng Tập Cận B́nh kể từ một năm nay, bên lề Diễn đàn APEC, ở Francisco, hôm 16/11, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đă bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các hoạt động quân sự của Tàu Cộng tại các khu vực gần Nhật Bản, bao gồm các hợp tác quân sự với Nga. Thủ tướng Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh đến các động thái lấn lướt của Tàu Cộng ở Biển Hoa Đông, và kêu gọi Bắc Kinh “dỡ bỏ các phao Tàu Cộng đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật”.

 

Trước đó, thủ tướng Nhật cảnh báo vùng Đông Á có thể sẽ là một “Ukraine tiếp theo”, nếu Tàu Cộng – được cuộc xâm lăng Ukraine của Nga khuyến khích - tấn công Đài Loan. Tháng 12/2022, chính phủ Nhật công bố kế hoạch quân sự lớn nhất kể từ Thế chiến Hai, với mục tiêu tăng gấp đôi chi phí quốc pḥng trong ṿng 5 năm tới. Theo giới quan sát, “quy mô và tần suất của các cuộc tập trận của Nhật Bản, bao gồm các tập trận với Hoa Kỳ, dự trù sẽ gia tăng”.

 

 

Gia đ́nh các con tin yêu cầu chính phủ Israel mau chóng có giải pháp

 

Hoa Kỳ khẳng định « đang cố gắng hết sức » để đạt được thỏa thuận về các con tin đang bị Hamas giam giữ ở dải Gaza, trong đó có khả năng khoảng vài chục phụ nữ và trẻ em sẽ được trả tự do để đổi lấy năm ngày ngừng bắn. Sau hơn 7 tuần không có tin tức người thân, gia đ́nh của các con tin đă tổ chức tuần hành từ Tel Aviv đến Jerusalem để gây áp lực với chính quyền thủ tướng Nentanyahu.

 

Thu Hằng

 

Cuộc tuần hành của gia đ́nh và những người ủng hộ khoảng 240 con tin bị Hamas giam giữ tại Gaza, Jerusalem, ngày 18/11/2023. AP - Mahmoud Illean

 

Cuộc tuần hành bốn ngày, được đông đảo người dân Israel ủng hộ, kết thúc ngày 18/11 trước văn pḥng của thủ tướng Nentanyahu ở Jerusalem. Gia đ́nh các con tin có thể được chính phủ tiếp ngày mai 20/11. Phóng sự của đặc phái viên RFI Murielle Paradon và Boris Vichith tại Jerusalem:

« Giương cao chân dung các con tin và quốc kỳ Israel, hàng ngh́n người đă tập trung trước văn pḥng của thủ tướng. Rất nhiều người trong số này đă đi bộ suốt 4 ngày cùng với gia đ́nh các nạn nhân v́ họ cảm thấy liên quan đến thảm kịch này.

 

Ông Marc, khoảng 60 tuổi, nói: « Mọi người đều biết ai đó có một thành viên trong gia đ́nh hoặc bị sát hại, bị thương hoặc bị bắt cóc. Thảm kịch đó tác động đến tất cả mọi người. Dù là cánh tả hay cánh hữu th́ đó là cuộc đấu tranh của đất nước chúng tôi ».

 

Shelly bày tỏ t́nh đoàn kết với các gia đ́nh nạn nhân. Tương tự với hầu hết mọi người, bà yêu cầu trao đổi tù nhân, càng sớm càng tốt. Bà khẳng định: « Chúng tôi có thể sẽ trao bất kỳ điều ǵ để họ được trở về. Tôi không thấy phiền nếu họ thả tù nhân Hamas, nếu họ trao đổi con tin ».

 

Micha th́ cho rằng chính phủ chưa cố gắng hết sức và yếu kém trong cuộc khủng hoảng này. Bà chỉ trích: « Từ khi xảy ra những sự kiện đó, chính phủ chẳng làm ǵ cả. Mọi hoạt động là nhờ xă hội dân sự. Chính phủ chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của họ và đó là bi kịch cho Israel ».

 

Gia đ́nh các con tin cảm thấy được người dân Israel ủng hộ, nhưng yêu cầu chính phủ nỗ lực hơn để người thân của họ được trả tự do sớm nhất có thể ».

 

Israel: Biểu t́nh đầu tiên yêu cầu chấm dứt chiến tranh

 

Cùng ngày với đoàn tuần hành của gia đ́nh các con tin bị Hamas giam giữ ở Gaza, vài trăm người đă tham gia một cuộc tuần hành phản chiến ở Tel Aviv tối 18/11. Theo AFP, đây là cuộc tập hợp đầu tiên kêu gọi rơ ràng chấm dứt các hành động thù nghịch, bùng lên kể từ khi Hamas tấn công sát hại thường dân tại Israel hôm 07/10.

 

Tại Pháp, khoảng 45.000 người, theo số liệu của bộ Nội Vụ, đă tuần hành ở nhiều thành phố lớn Paris, Marseille, Lyon, Rennes, Montpellier… trong ngày 18/11 để kêu gọi « ngừng bắn ngay lập tức » ở Cận Đông. Đây là tuần thứ ba liên tiếp các cuộc tuần hành ủng hộ Palestine được tổ chức tại Pháp sau thời gian đầu bị cấm.

 

 

Xung đột Gaza: 5 nước sáng lập CPI yêu cầu điều tra “t́nh h́nh ở Quốc gia Palestine”

 

Quân đội Israel hôm nay, 19/11/2023, khẳng định « tiếp tục mở rộng chiến dịch ở nhiều khu vực mới ở dải Gaza » để diệt trừ Hamas. Tổng thống Mỹ vẫn ủng hộ chiến lược của Israel, bác khả năng « đ́nh chiến ». Trước những báo động về khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở Gaza, năm nước thành viên sáng  lập Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế (CPI) đă yêu cầu CPI điều tra về « t́nh h́nh tại Quốc gia Palestine ».

 

Thu Hằng

 

Ảnh minh họa: Trụ sở của Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế (CPI), La Haye, Hà Lan. AP - Mike Corder

 

Thông tín viên Stéphanie Maupas tại La Haye cho biết cụ thể:

 

« Chưởng lư Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế xác nhận đă nhận được yêu cầu điều tra hôm 16/11 từ tay đại sứ Nam Phi ở La Haye. Ông Karim Khan cũng tái khẳng định là cuộc điều tra do ông phụ trách đă được mở rộng đến cả những sự kiện diễn ra từ ngày 07/10/2023. 

 

Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế đă mở điều tra, từ hơn hai năm nay, về các vùng lănh thổ Palestine bị chiếm đóng và chiến tranh năm 2014 ở Gaza, nhưng cuộc điều tra tới giờ vẫn không có tiến triển, trong đó phải kể đến việc Mỹ công khai gây sức ép và Israel bác thẩm quyền của Ṭa. Đây là lư do khiến 5 nước Nam Phi, Djibouti, Comores, Bengladesh và Bolivia quyết định can thiệp.

 

Ngoại trừ Nam Phi, bốn nước c̣n lại vốn không phải là những quốc gia có trọng lượng trên trường quốc tế. Nhưng khi hướng tới chưởng lư vào lúc cuộc điều tra đang diễn ra, năm nước nói trên muốn cảnh báo viên chưởng lư Karim Khan rằng ông không được phép « tùy tiện ». Họ khẳng định là họ sẽ giám sát việc này.

 

Sáng kiến của năm nước, cùng với quyết định ngày 11/11 của Liên Đoàn Ả Rập, là nhằm lập ra một nhóm theo dơi tiến triển cuộc điều tra của văn pḥng chưởng lư và cung cấp các bằng chứng cho chưởng lư. Những sáng kiến này cũng nhằm ngăn t́nh trạng « nhất bên trọng nhất bên khinh » của tư pháp quốc tế, khi mà về t́nh h́nh Ukraine, 40 nước, chủ yếu là các quốc gia phương Tây, đă viện đến chưởng lư Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế ngay từ đầu cuộc chiến.

 

Sau khi nhận được yêu cầu điều tra gửi đến Ṭa của 5 nước, chưởng lư Karim Khan đă kêu gọi tất cả các nước hợp tác, nhất là bổ sung thêm ngân sách với lư do là ông không có phương tiện điều tra ».

 

Israel mở rộng chiến dịch ở Gaza

 

Về t́nh h́nh ở Gaza, sau thông báo mở rộng chiến dịch tại nhiều địa điểm mới, quân đội Israel bị cáo buộc tấn công một trường học và trại tị nạn Jabaliya ở miền bắc Gaza do Liên Hiệp Quốc quản lư khiến khoảng 80 người thiệt mạng trong ngày 18/11. Phía Israel cho biết « đă nhận được báo cáo » và « đang điều tra » về vụ việc.

 

Bệnh viện al-Shifa, từng là nơi tạm trú của khoảng 2.500 người, trở thành « vùng đất chết », theo cáo buộc của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Sáng 18/11, vài trăm người đă rời bệnh viện để xuống miền nam, tạo thành một đợt tản cư lớn. Theo AFP, phía Israel phủ nhận đă ra lệnh di tản mà chỉ « đáp ứng yêu cầu » của giám đốc bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn c̣n 25 nhân viên y tế và 291 bệnh nhân, hầu hết trong t́nh trạng nguy kịch, ở lại bệnh viện.

 

Theo số liệu của chính quyền Hamas, có khoảng 12.300 người Palestine thiệt mạng trong các trận oanh kích của Israel kể từ ngày 07/10. C̣n theo Liên Hiệp Quốc, hơn 2/3 trong tổng số khoảng 2,4 triệu dân ở dải Gaza đă phải di tản, chủ yếu xuống miền nam.

 

 

Hơn 800 người Rohingya vượt biển đến Indonesia chỉ trong một tuần

 

Chỉ trong ṿng chưa đầy một tuần đă có hơn 800 người Rohingya đă đến tỉnh Aceh của Indonesia, trong đó có hơn 500 người trên ba con tầu cập bờ ngày 19/11/2023.

 

Thùy Dương

 

Tàu của người Rohingya cập vào băi biển Ulee Madon, bắc tỉnh Aceh, Indonesia, ngày 16/11/năm 2023. REUTERS - STRINGER

 

Chiếc thuyền đầu tiên chở khoảng 256 người, trong đó có 110 phụ nữ và 60 trẻ em, đă cập bờ ở Bireuen, tỉnh Aceh, phía bắc đảo Sumatra. Con tầu này từng bị người dân địa phương xua đuổi hôm 16/11 và « được xác định có mặt ở một số địa điểm khác nhau », theo Faisal Rahmah, cộng tác viên của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR).

 

Hai con tầu khác chở 239 và 36 người tị nạn được cập bờ ở tỉnh Pidie và phía đông tỉnh Aceh. Theo phóng viên của AFP, sức khỏe của những người này ổn định, họ được đưa đến một trung tâm tạm giữ trong lúc chờ quyết định của chính quyền.

 

Vào đầu tuần, đă có 196 người Rohingya đến Indonesia trong ngày 14/11 và 147 người vào hôm sau. Hàng năm, hàng ngh́n người Rohingya vẫn mạo hiểm mạng sống vượt biển trên những con tầu thô sơ để đến Malaysia hoặc Indonesia, ví dụ trong năm 2022 có hơn 2.000 người, theo thống kê của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị Nạn.

 

Tại Bangladesh, hiện giờ có hơn một triệu người Rohingya vô tổ quốc tị nạn, trong đó khoảng 750.000 người trốn khỏi nước láng giềng Miến Điện năm 2017.

 

 

Hungary hỗ trợ Tchad duy tŕ “ổn định” để ngăn tận gốc làn sóng di dân

 

Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 17/10/2023 đă quyết định, từ nay đến tháng 03/2024, sẽ khai triển một lực lượng khoảng 200 quân nhân tới Tchad, đất nước thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới và được coi là “quốc gia ổn định duy nhất” tại khu vực, để hỗ trợ nước này về kinh tế, nhằm ngăn ngừa từ gốc các làn sóng di dân, tị nạn.

 

Thùy Dương

 

Cộng ḥa Tchad, châu Phi. © RFI

 

Chính quyền Budapest vốn dĩ luôn phản đối gay gắt chính sách của Liên Hiệp Châu Âu về tiếp nhận di dân và người tị nạn, khẳng định cần phải hỗ trợ việc quản lư các vấn đề ngay tại nơi nảy sinh, để hạn chế người dân những nước đó phải bỏ xứ ra đi. “Chương tŕnh hỗ trợ ngay tại nguồn” của Hungary sẽ kéo dài trong ṿng 2 năm.

 

Từ Budapest, thông tín viên Florence La Bruyère hôm nay, 19/11/2023, cho biết thêm chi tiết:

 

« Thay v́ tiếp nhận người tị nạn đến Hungary, chính phủ của thủ tướng Viktor Orban muốn hỗ trợ người dân châu Phi ngay từ đất nước họ: Hungary sẽ gửi từ 200 đến 400 binh sĩ đến Tchad. Bộ trưởng Quốc Pḥng Hungary nêu chi tiết mục tiêu của chương tŕnh. Ông Kristof Szalay giải thích: « Với sự hợp tác của các lực lượng vũ trang Tchad, đội quân của chúng tôi sẽ có nhiệm vụ góp phần ngăn chặn làn sóng di cư, hỗ trợ các nỗ lực chống khủng bố và bảo đảm an toàn để thực hiện chương tŕnh hỗ trợ nhân đạo và kinh tế tại chỗ ».

 

Hungary cũng sẽ điều các bác sĩ, cố vấn kinh tế và nhà nông học đến Tchad. Đây không phải là lần đầu tiên Hungary điều lực lượng tới Tchad, nhưng lần này Budapest sẽ lập một trung tâm thường trực về viện trợ nhân đạo và kinh tế tại Ndjamena. Đối với ông Tristan Azbej, ngoại trưởng Hungary, phụ trách chương tŕnh viện trợ nước ngoài, Tchad là quốc gia duy nhất ở vùng Sahel c̣n ổn định, nên phải hành động để tránh sự sụp đổ của quốc gia này.

 

Người quản lư chương tŕnh hỗ trợ Tchad nói: « Người xin tị nạn và di dân đổ xô đến Tchad, trong khi đây là 1 trong 10 nước nghèo nhất thế giới. V́ thế, điều quan trọng là chúng ta giúp đỡ quốc gia này duy tŕ sự ổn định ».

 

Thông qua chương tŕnh « Hungary trợ giúp » này, được khai triển từ năm 2019 nhằm giảm nạn di dân sang châu Âu, Budapest cũng hiện diện ở một số quốc gia châu Phi khác, đặc biệt là Kenya, Mozambique và Ethiopia ».

 

 

Achentina bầu tổng thống ṿng hai: Lá phiếu “quyết định” của cử tri nữ

 

Hơn 35 triệu cử tri Achentina được kêu gọi đi bỏ phiếu ngày hôm nay, 19/11/2023, để bầu tổng thống mới. Hơn 52% cử tri Achentina là phụ nữ, lá phiếu của họ có tính quyết định. Ứng viên cánh trung tả Sergio Massa, hiện là bộ trưởng Kinh Tế, được cho là có thể tranh thủ những lá phiếu này do đối thủ của ông, ứng viên của phong trào cực hữu Javier Milei bị cáo buộc có những phát biểu bài phụ nữ.

 

Thu Hằng

 

Bầu tổng thống Achentina: áp phích tranh cử của hai ứng viên Javier Milei và Sergio Massa, Buenos Aires, ngày 15/11/2023. AFP - LUIS ROBAYO

 

Thông tín viên RFI Théo Conscience gặp một số nữ cử tri tại Buenos Aires:

« Hủy quyền phá thai đă được thông qua cuối năm 2020, xóa bỏ bộ Phụ Nữ, Giới Tính và Đa Dạng, đối với Ivana, một kế toán 29 tuổi, chương tŕnh hành động của Javier Milei thể hiện quan điểm ghét phụ nữ của ứng cử viên này. Cô cho biết: « Ông ta chống phá thai nhưng điều này cũng cho thấy là ông ta coi phụ nữ là ở tầng lớp thấp kém hơn. Đối với tôi, nói chung là ông ấy chống lại tất cả các quyền của phụ nữ ».

 

Đây cũng là tâm trạng của nhiều phụ nữ Achentina mà ứng viên Sergio Massa muốn tận dụng. Trong khi ông Javier Milei phủ nhận là có t́nh trạng bất b́nh đẳng về lương giữa hai giới, th́ ứng cử viên của liên minh cầm quyền đă hứa sẽ giảm bớt khoảng cách này.

 

Theo Ivana, người sẽ đi bỏ phiếu Chủ nhật này, chủ trương đó phần nào mang tính cơ hội. Bà cho biết: « Trước hết, đó sẽ là lá phiếu chống Milei và cuối cùng sẽ là lá phiếu bầu cho Massa. Dù đó không phải là ứng viên lư tưởng, nhưng tôi sẽ không chần chừ bầu cho ông ấy ».

 

Manuela, 24 tuổi là sinh viên ngành tâm lư, cho rằng phụ nữ đóng vai tṛ quyết định để Javier Milei, mà cô coi là thuộc phe cực hữu, không được bầu vào Chủ nhật này. Cô tin rằng « v́ là phụ nữ, chúng tôi nhanh chóng thấy được kiểu chương tŕnh đó dẫn đến đâu, bởi v́ những quyền đầu tiên bị tấn công chính là những quyền của chúng tôi ».

 

Theo một cuộc điều tra của văn pḥng Zuban Cordoba, lập trường của Javier Milei về các vấn đề liên quan đến giới đă bị 70% phụ nữ bác bỏ, trong đó có cả các cử tri nữ ủng hộ ông. Tuy nhiên, những người này chọn cách gác sang một bên những vấn đề đó, để ưu tiên những thách thức về kinh tế mà họ coi là cấp bách hơn ».

 

 

Ngày “Công nghệ hỏa tiễn” Bắc Hàn: Báo chí lặng im, Kim Jong Un vắng bóng

 

Hôm qua 18/11/2023 là ngày « Công nghệ hỏa tiễn », một ngày nghỉ lễ mới của Bắc Hàn. Tuy nhiên, truyền thông khu vực chú ư đến việc không có thông tin nào về lănh đạo Kim Jong Un và về ngày lễ mới, được lập ra để kỷ niệm một năm ngày Bắc Hàn phóng thành công hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa Hỏa Tinh - 17 (Hwasong-17).

 

Thùy Dương

 

Ảnh minh họa: Hỏa tiễn siêu thanh được Bắc Hàn bắn thử ngày 05/01/2022. AP

 

Đài Nhật NHK hôm nay 19/11 cho biết các phương tiện truyền thông Bắc Hàn cho đến giờ vẫn không đề cập đến lễ kỷ niệm mới. Chẳng hạn, trên trang nhất số ra hôm nay của Rodong Sinmun, tờ báo của Đảng Lao Động cầm quyền, có bài viết kêu gọi việc phải đạt được các mục tiêu kinh tế chính đă đề ra cho năm nay, nhưng không đăng một bài viết nào về « Ngày công nghệ hỏa tiễn ».

 

Báo chí cũng không nhắc đến nhà lănh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, người đă vắng bóng gần một tháng nay trên truyền thông. Lần gần đây nhất truyền thông Bắc Hàn nói đến lănh đạo Kim là thông báo về cuộc gặp giữa ông với ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 20/10. Nếu đến thứ Bảy tuần tới ông Kim Jong Un vẫn vắng mặt trên các phương tiện truyền thông trong nước th́ đây sẽ là khoảng thời gian vắng mặt dài thứ hai kể từ khi Kim Jong Un nhậm chức.

 

Các động thái của B́nh Nhưỡng đang được một số nước theo dơi chặt chẽ, bởi v́ B́nh Nhưỡng đă cảnh báo sẽ phóng vệ tinh do thám quân sự lần thứ ba. Mới đây, Bắc Hàn thông báo thử nghiệm thành công động cơ lửa đạn đạo tầm trung mới chạy bằng nhiên liệu rắn, được xem là dễ sử dụng và an toàn hơn.

 

Nam Hàn: B́nh Nhưỡng sắp phóng thử vệ tinh do thám

 

Cũng trong ngày hôm nay, hăng tin Nam Hàn Yonhap trích dẫn bộ trưởng Quốc Pḥng cho biết B́nh Nhưỡng có thể sẽ phóng thử vệ tinh do thám, nhưng sớm nhất là vào tuần tới. Bộ trưởng Shin Won Sik tuyên bố vụ phóng của Bắc Hàn có thể sẽ diễn ra trước khi Nam Hàn phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên từ hỏa tiễn đẩy Falcon 9 của công ty Mỹ SpaceX, dự trù diễn ra từ trung tâm hàng không vũ trụ Vandenberg, bang California, ngày 30/11/2023.

 

Bắc Hàn đă hai lần phóng thử một vệ tinh do thám lên quỹ đạo, hồi tháng 05 và tháng 08/2023 nhưng đều thất bại. Tuy nhiên, theo bộ trưởng Quốc Pḥng Nam Hàn, B́nh Nhưỡng dường như đă hoàn tất việc chỉnh sửa động cơ với sự trợ giúp của Nga.

 

 

Tin tổng hợp

 

RFI

 

(Courrier du Vietnam) - Pháp trao lại cho Việt Cộng ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Trang Courrier du Vietnam ngày 18/11/2023 trích thông tin từ Cục Di sản Văn hóa, trực thuộc bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch, cho biết buổi lễ diễn ra ngày 16/11 tại đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Ấn vàng do công ty TNHH Hoàng Gia Nam Hồng, tại tỉnh Bắc Ninh, đàm phán mua lại với nhà đấu giá Milion tại Paris. Hai bên kư thỏa thuận đầu năm 2023. Ấn vàng sẽ được chuyển cho Nhà nước Việt Nam sau khi công ty “không c̣n nhu cầu sở hữu, trưng bày, phát huy giá trị tại bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng” ở Bắc Ninh.

 

(Vnexpress) - Vụ Vạn Thịnh Phát: cựu cục trưởng Ngân hàng Nhà nước ăn hối lộ hơn 5 triệu đô la. Theo báo chí trong nước hôm qua, 18/11/2023, trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP Sài G̣n), bộ Công An Việt Cộng đă yêu cầu truy tố tổng cộng 86 bị can. Trong số các bị can, một nhân vật được truyền thông trong nước chú ư nhiều là bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước đă bị cơ quan điều tra xác định nhận hối lộ với số tiền lên tới 5,2 triệu đô la. Bị can Đỗ Thị Nhàn bị cáo buộc, với tư cách trưởng đoàn thanh tra, nhận hối lộ để bao che “các sai phạm” của bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài G̣n.

 

(RFI) - Chiến tranh Gaza: Ngoại trưởng nhiều nước Ả Rập và Hồi Giáo đến Tàu Cộng t́m giải pháp chấm dứt. Bên lề một cuộc họp tạiBahreïn, ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cho biết Tàu Cộng là chặng dừng chân đầu tiên ngày mai 20/11/2023 trong ṿng công du của các ngoại trưởng nhiều nước Ả Rập và Hồi Giáo về hồ sơ Gaza. Bộ Ngoại Giao Tàu Cộng hôm nay 19/11 cũng đă xác nhận tin này. Sau Tàu Cộng, các ngoại trưởng sẽ đến thủ đô hàng loạt nước khác để tuyền đi thông điệp về việc cần thông báo lệnh ngưng bắn ngay lập tức ở dải Gaza và chấm dứt chiến tranh sớm nhất có thể. Ṿng công du này cũng là bước đầu tiên thực hiện các quyết định được thông qua tại thượng đỉnh tổ chức tại Riyd hồi cuối tuần trước.

 

(Reuters) - Đài Loan: Máy bay của Tàu Cộng lại vượt qua đường trung tuyến. Theo bộ Quốc Pḥng Đài Loan, máy bay Tàu Cộng vượt qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan, ranh giới ngầm định giữa Tàu Cộng và Đài Loan hôm nay 19/11/2023. Các phi cơ của Tàu Cộng gồm các máy bay chiến đấu Su-30 và J-10, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tác chiến điện tử. Bộ Quốc Pḥng Tàu Cộng chưa trả lời đề nghị b́nh luận của Reuters.

 

(AFP) - Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham gia trực tuyến thượng đỉnh G20. Kênh truyền h́nh Nhà nước Nga, Vesti, hôm nay 9/11/2023 cho biết như trên khi nói về chương tŕnh làm việc tuần tới của ông Putin. Thượng đỉnh G20 diễn ra vào thứ Tư 22/11 tại Ấn Độ.

 

(Reuters) -  Nga và Venezuela hợp tác khí đốt. Tập đoàn Gazprom của Nga và công ty dầu khí nhà nước PDVSA Venezuela thảo luận về hợp tác trong các dự án mới về khí đốt ở Venezuela.Hăng tin Nga RIA hôm nay 19/11/2023 cho biết quyết định sẽ được đưa ra trong tuần tới. RIA dẫn lời ngoại trưởng Venezuela, Yvan Gil Pinto, xem đây là một giai đoạn hợp tác mới, chính về thăm ḍ và khai thác các mỏ khí mới.

 

(AP) - Tổng thống Philippines gặp chỉ huy quân sự Mỹ tại Hawai. Trên đường trở về nước sau thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái B́nh Dương (APEC) ở San Francisco, tối hôm qua 18/11/2023 tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.đă tiếp xúc với các kiều dân của cộng đồng người Mỹ gốc Philippines ở Hawaii. Theo dự trù, hôm nay ông gặp đô đốc John Aquilino, tư lệnh Mỹ ở Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Chuyến đi của Marcos diễn ra vào thời điểm Mỹ và Philippines đang tăng cường mối quan hệ đồng minh lâu đời sau thời tổng thống tiền nhiệm Rodrigo Duterte thắt chặt quan hệ với Tàu Cộng và Nga.

 

(AFP) - Một chai rượu whisky được bán với giá hơn 2 triệu bảng Anh. Rượu được bán tại một phiên đấu giá ở Luân Đôn, Anh Quốc hôm qua, 19/11/2023.  Giá nhà bán đấu giá Sotheby's ước tính ban đầu là 750.000 - 1,2 triệu bảng Anh. Đây là chai rượu được bán với giá đắt nhất thế giới, phá vỡ kỷ lục gần 1,5 triệu bảng Anh hồi năm 2019, theo nhà bán đấu giá Sotheby's. Chai rượu Whisky được bán hôm qua mang nhăn Macallan, 75cl, 42,8 độ được chưng cất năm 1926 và được đóng chai sau 60 năm ủ trong thùng gỗ sồi. Rất có thể đây là chai cuối cùng trong loạt 12 chai có nhăn được họa sĩ Ư Valerio Adami thiết kế vào năm 1993. Một trong 12 chai dường như đă mất trong một trận động đất ở Nhật Bản.

 

(AFP) - Ông Tập Cận B́nh không « chắc lắm » về tŕnh độ của cầu thủ Tàu Cộng. Đoạn video quay lại cuộc nói chuyện không chính thức giữa ông Tập và thủ tướng Thái Lan trước một cuộc họp thượng đỉnh APEC tại San Francisco, Hoa Kỳ và được đăng trên tài khoản mạng X của chính phủ Thái Lan hôm qua, 18/11/2023. Ông Tập nói là « hiện không chắc lắm về tŕnh độ của đội tuyển quốc gia nam » dù trước đó đội tuyển Tàu Cộng đă thắng Thái Lan 2-1 tối 16/11 trong khuôn khổ ṿng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2026.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính