Tin tức ngày 18 tháng 11, 2023  


Quân Israel ra lệnh di tản khỏi bệnh viện al-Shifa ở dải Gaza
 

 

Hôm nay, 18/11/2023, ngày thứ tư liên tiếp quân đội Israel tấn công vào bệnh viện al-Shifa, bệnh viện lớn nhất ở dải Gaza, binh lính Israel đă ra lệnh mọi người di tản “trong ṿng một tiếng” khỏi bệnh viện mà họ cho là được tổ chức Hamas sử dụng làm căn cứ quân sự.

 

Thanh Phương

 

H́nh ảnh cắt từ video do Lực lượng Pḥng vệ Israel cung cấp ngày 15/11/2023 cho thấy áo chống đạn với phù hiệu của Hamas được Israel khẳng định là t́m thấy cùng với nhiều vũ khí trong tủ thuốc của trung tâm chụp phim của bệnh viện al-Shifa ở thành phố Gaza. © Forces de défense israéliennes via AP

 

Theo hăng tin AFP, trước mắt, hàng trăm người đă rời khỏi bệnh viện để đi về phía miền nam Gaza, nhưng theo bộ trưởng Y Tế của chính quyền Hamas, 120 bệnh nhân vẫn c̣n ở lại v́ không thể di chuyển được, trong đó có những trẻ sinh thiếu tháng.

 

Theo Liên Hiệp Quốc, trong bệnh viện al-Shifa hiện có khoảng hơn 2.000 người, bao gồm bệnh nhân, nhân viên y tế và dân tản cư. Cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về số phận của những người này.

 

Từ mấy ngày qua, trong lúc xe tăng bao vây bên ngoài, binh lính Israel đă vào các khoa của bệnh viện al-Shifa để thẩm vấn những người có mặt tại đây, đồng thời lục soát từng ṭa nhà một trong khu bệnh viện. 

 

Trong tuần này, giám đốc của bệnh viện đă từ chối thi hành lệnh di tản mà quân đội Israel đă đưa ra trước đó, với lư do đây là một việc hết sức phức tạp. 

 

Từ nhiều ngày qua, bệnh viện al-Shifa bị cúp điện và hàng chục bệnh nhân đă chết v́ các thiết bị y tế cần thiết không c̣n hoạt động nữa do bị cúp điện. Đa số các bệnh viện ở Gaza nay không c̣n nhiên liệu để chạy máy phát điện. 

 

Hôm qua, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, nội các chiến tranh của Israel mới cho phép mỗi ngày hai xe bồn chở xăng dầu được vào dải Gaza. Theo lời giám đốc một bệnh viện tại đây, đợt nhiên liệu đầu tiên đă được giao hôm nay 18/11 để cho chạy lại các máy phát điện và khởi động lại mạng viễn thông tại vùng lănh thổ Palestine hiện đang bị phong tỏa.

 

Cũng do thiếu xăng dầu nên viện trợ nhân đạo vẫn chưa được đưa đến Gaza, theo Liên Hiệp Quốc. Định chế quốc tế này lo ngại về nguy cơ xảy ra nạn đói đối với 2,4 triệu dân ở dải Gaza.

 

C̣n tại miền nam Gaza, giám đốc một bệnh viện sáng nay cho biết đă có 26 người thiệt mạng trong một vụ oanh kích của Israel vào 3 chung cư của thành phố Khan Younes. C̣n tại vùng Cisjordanie, theo tin từ Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine và phong trào Fatah của Palestine, 5 chiến binh của phong trào này đă chết trong một vụ không kích của Israel vào thành phố Naplouse. 

  

Giao tranh dữ dội chưa từng có ở biên giới Israel – Liban
 

 

Chiến sự tại biên giới Liban- Israel, khu vực xảy ra các vụ đụng độ giữa phe Hezbollah Liban và quân đội Israel từ 41 ngày qua, đă bùng lên dữ dội hôm 17/11/2023. Những cuộc đọ súng với cường độ chưa từng thấy giữa hai bên đă diễn ra suốt ngày.

 

Minh Anh

 

Một đồn biên pḥng của Israel ở Metulla, giáp miền nam Liban, bị tấn công ngày 17/11/2023. AFP - HASAN FNEICH

 

Từ Beyrouth, thông tín viên RFI Paul Khalifeh tường thuật: 

« Nh́n vào hỏa lực được khai triển và số vị trí của Israel bị phe Hezbollah tấn công, thứ Sáu này là một trong số những ngày khốc liệt nhất kể từ khi những cuộc đụng độ nổ ra ở biên giới Liban - Israel hôm 08/10. 

 

Đảng của ông Hassan Nasrallah đă đánh vào 14 vị trí của Israel trên một mặt trận dài 120 km từ cao nguyên Golan Syria bị Israel chiếm đóng và sáp nhập  cho đến khu vực phía tây hướng ra Địa Trung Hải. 

 

Phe Hezbollah đă phóng đi hai drone tự sát nhằm vào một vị trí của Israel gần  Metulla. Lửa bốc cháy tại địa điểm bị nhắm đến có thể được nh́n thấy từ lănh thổ Liban. 

 

Các chiến binh Hồi Giáo hệ phái Shia c̣n bắn hai hỏa tiễn hạng nặng có gắn một đầu đạn mang đến 300 kg chất nổ vào một vị trí khác của Israel nằm trong vùng các trang trại Shebaa mà Israel đang chiếm giữ nhưng Liban đ̣i chủ quyền, nằm gần cao nguyên Golan. 

 

Nhiều hỏa tiễn dẫn đường, pháo rốc-kết và đạn pháo đă được phe Hezbollah sử dụng trong nhiều cuộc tấn công khác. 

 

Quân đội Israel đă huy động máy bay và drone dội bom vào những vùng phụ cận của khoảng 20 địa phương. Theo các nghị viên địa phương và nhà báo có mặt tại hiện trường, pháo binh đă nă đạn phốt pho trắng.  

 

Một vị trí của quân đội Liban đă bị trúng pháo tại khu vực trung tâm biên giới nhưng không biết gây thương vong hay không. »

  

Ukraine khẳng định đă giành lại bờ sông Dnipro bị Nga chiếm đóng
 

 

Hôm qua, 17/11/2023, Ukraine khẳng định đă giành lại được các vị trí trên bờ sông Dnipro bị Nga chiếm đóng, nhưng thừa nhận là các trận giao tranh “ác liệt” vẫn đang diễn ra tại khu vực này. 

 

Thanh Phương

 

Quân nhân Ukraine lên bờ sông Dnipro, gần Kherson, Ukraine, ngày 15/10/2023. AP - Mstyslav Chernov

 

Từ Kyiv, thông tín viên Emmanuelle Chaze tường tŕnh:

“Chính Kyiv cũng thừa nhận, các trận giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra, nhưng hải quân Ukraine tuyên bố đă chiếm lại bờ bị chiếm đóng của con sông Dnipro ở miền đông nam.

 

Đây không phải là lần đầu tiên mà quân Ukraine vượt qua con sông này, v́ trước đó, họ đă mở các cuộc đột kích vào tháng 2 và đă gia tăng chiến dịch này vào tháng 8. Nhưng đây là lần đầu tiên, Nga thừa nhận sự hiện diện của quân Ukraine và nay chiếm giữ bờ trái bị chiếm giữ của con sông, đồng thời lập nhiều đầu cầu tại khu vực này. 

 

Lực lượng Ukraine đă cố chiếm giữ từ nhiều tháng qua, v́ họ cần có những chiến thắng trong chiến dịch phản công. Về mặt chiến lược, những thành quả này có ư nghĩa rất lớn nếu quân Ukraine củng cố được các vị trí này và đưa được đủ quân lính và thiết bị qua bên này con sông. Làm được như vậy, quân Ukraine sẽ có thể tiếp tục tiến đánh vào hàng pḥng thủ của Nga và làm thay đổi chiến tuyến, vốn vẫn được giữ nguyên kể từ khi thành phố Kherson được giải phóng cách đây một năm.

 

Về phía Nga, Matxcơva không nói đến chiến thắng của Ukraine. Bên nào cũng nói đă gây thiệt hại nặng nề cho bên kia”.

 

Theo hăng tin AFP, hôm qua, Ukraine cho biết các vụ tấn công của Nga bằng drone vào ban đêm đă gia tăng, với tổng cộng 38 drone được phóng sang Ukraine, con số cao nhất từ hơn 6 tuần qua. Không quân Ukraine khẳng định đă bắn rơi 29 trên 38 drone này.

 

Về hỗ trợ quân sự của quốc tế cho Kyiv để chống Nga, bộ Quốc Pḥng Mỹ hôm qua cam kết sẽ cung cấp các phụ tùng cho những chiến đấu cơ F-16 mà các nước Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy giao cho Ukraine, để có thể bảo tŕ và kéo dài thời gian hoạt động của các máy bay này.



Hoa Kỳ bán 400 hỏa tiễn Tomahawk cho Nhật Bản
 

 

Ngày 17/11/2023, Hoa Kỳ cho biết đồng ư bán 400 hỏa tiễn hành tŕnh Tomahawk cho Nhật Bản để nước này tăng cường năng lực pḥng thủ. Cùng ngày, Mỹ cũng đúc kết một thỏa thuận với Nam Hàn ưu tiên cung cấp cho nhau các loại thiết bị và sản phẩm liên quan đến quốc pḥng nhằm tăng cường khả năng phục hồi các chuỗi cung ứng của hai nước trong lĩnh vực này. 

 

Minh Anh

 

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (P), tổng thống Mỹ Joe Biden (G) và tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol chụp ảnh chung nhân cuộc họp ba bên nhân thượng đỉnh APEC, San Francisco, Mỹ, ngày 16/10/2023. AP - Godofredo A. VĂ¡squez  

 

Theo AFP, hợp đồng bán hỏa tiễn cho Nhật Bản có tổng trị giá là 2,35 tỷ đô la, bao gồm hai loại hỏa tiễn Tomahawk, có tầm bắn đến 1.600 km, cùng với các thiết bị liên quan.

 

Trong thông cáo, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết thương vụ này nhằm« hỗ trợ an ninh cho một đồng minh quan trọng, một sức mạnh giúp ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế trong vùng Ấn Độ - Thái B́nh Dương ». 

 

Hợp đồng vũ khí này sẽ giúp Nhật Bản « cải thiện năng lực đáp trả các mối đe dọa hiện tại và trong tương lai qua việc cung cấp các loại hỏa tiễn quy ước địa đối địa tầm xa ».

 

Thỏa thuận vũ khí này được đúc kết vào lúc Nhật Bản ngày càng lo lắng trước việc Tàu Cộng gia tăng sức mạnh quân sự và tiến hành nhiều cuộc tập trận xung quanh đảo Đài Loan, cũng như mối đe dọa từ Bắc Hàn với nhiều cuộc bắn thử hỏa tiễn đạn đạo trong những năm gần đây.  

 

Điểm đặc biệt là thỏa thuận được đúc kết cho dù Hoa Kỳ và Nhật Bản vừa nối lại đối thoại với Tàu Cộng nhân thượng đỉnh APEC tại San Francisco, Mỹ. 

 

Mỹ - Hàn kư Thỏa thuận về An toàn Cung ứng

 

Cũng trong ngày hôm qua, Cơ quan chính phủ đặc trách mua sắm vũ khí của Nam Hàn và bộ Quốc Pḥng Mỹ đă kư kết « Thỏa thuận về An toàn Cung ứng » (SOSA). Văn bản quy định mỗi bên có quyền yêu cầu đối tác ưu tiên cung cấp sản phẩm quốc pḥng.

 

Theo Yonhap, thỏa thuận này là một phần trong các nỗ lực của Seoul nhằm tăng cường sức mạnh quân sự theo nguyên tắc « ḥa b́nh thông qua sức mạnh », trong khi Washington t́m cách bảo đảm an ninh cho chuỗi cung ứng quân sự trong bối cảnh t́nh h́nh địa chính trị có những bất ổn. 

  

Thượng đỉnh APEC bất đồng về Gaza, Ukraine
 

 

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái B́nh Dương (APEC) tại San Francisco, Hoa Kỳ, đă kết thúc hôm qua, 17/11/2023, sau khi đưa ra những lời hứa về hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, các lănh đạo trong khối này cũng đă thể hiện những bất đồng về xung đột ở Gaza và chiến tranh Ukraine.

 

Thanh Phương

 

Từ trái sang phải: Chủ tịch Việt Cộng Vơ Văn Thưởng, giám đốc điều hành Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Kristalina Georgieva, tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Anthony Albanese và quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tại hội nghị thượng đỉnh APEC, San Francisco, Mỹ, ngày 17/11/2023. AP - Evan Vucci

 

Theo hăng tin AFP, lănh đạo các quốc gia thành viên APEC đă ra một thông cáo riêng về các hồ sơ nóng hiện nay. Về “khủng hoảng ở Gaza”, một số nước ủng hộ tuyên bố của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo lên án các hành động “man rợ” của quân đội Israel ở dải Gaza. Trong khi đó, tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn khẳng định sự ủng hộ đối với Nhà nước Do Thái. Về t́nh h́nh Ukraine, đa số các nước thành viên APEC cực lực lên án cuộc xâm lăng của Nga. 

 

Thông cáo nói trên được đưa ra theo yêu cầu của một số nước hội viên, v́ theo họ APEC không phải là một diễn đàn thích hợp để thảo luận về các hồ sơ địa chính trị.

 

Thượng đỉnh APEC hôm qua cũng đă thông qua “Tuyên bố Golden Gate”, lấy tên cây cầu biểu tượng của thành phố San Francisco. Trong tuyên bố này, lănh đạo các quốc gia hội viên cam kết “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn đối phó với các thách thức về môi trường, như biến đổi khí hậu”

 

APEC, hiện quy tụ 21 quốc gia Châu Á-Thái B́nh Dương, được thành lập năm 1989, để tạo điều kiện cho các trao đổi mậu dịch trong khu vực. Đây là một trong những tổ chức hiếm hoi mà cả Tàu Cộng và Đài Loan đều có đại diện.

 

Hội nghị thượng đỉnh APEC thường là dịp để lănh đạo các nước thành viên gặp nhau để giải quyết các vấn đề song phương, chẳng hạn như giữa Tàu Cộng và Úc mà bang giao trong mấy năm qua đă trở nên căng thẳng.

 

Sau khi thăm Bắc Kinh vào đầu tháng 11, Thủ tướng Úc Anthony Albanese đă gặp chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận B́nh lần thứ hai trong tháng này bên lề thượng đỉnh APEC. Tại San Francisco hôm qua, Thủ tướng Albanese cho biết ông đă mời Thủ tướng Tàu Cộng Lư Cường đến thăm nước Úc nhằm tiếp tục cải thiện bang giao giữa hai nước.

 

Cũng tại San Francisco hôm qua, bộ Thương Mại Mỹ thông báo Hoa Kỳ và Tàu Cộng cam kết sẽ mở cuộc đàm phán thương mại mới vào năm tới. Thông báo được đưa ra sau cuộc gặp giữa tổng thống Joe Biden và chủ tịch Tập Cận B́nh hôm thứ tư bên lề thượng đỉnh APEC.

  

Biển Đông: Tổng thống Philippines gặp chủ tịch Tàu Cộng t́m cách hạ nhiệt căng thẳng
 

 

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hôm nay, 18/11/2023, đă gặp chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận B́nh nhằm t́m kiếm những giải pháp hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông và khôi phục quyền tiếp cận các vùng đánh bắt cho ngư dân Philippines. 

 

Minh Anh

 

Ảnh tài liệu: Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận B́nh (T) tiếp tổng thống Philippines Marcos Jr. tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Tàu Cộng, ngày 23/01/2023. AP - Shen Hong

 

Trả lời báo chí bên lề thượng đỉnh APEC tại San Francisco, tổng thống Philippines khẳng định Bắc Kinh và Manila cần tiếp tục trao đổi và cuộc họp này là một yếu tố quan trọng cho tiến tŕnh duy tŕ ḥa b́nh và bảo đảm tự do lưu thông cho các tuyến hàng hải, hàng không trong vùng Biển Đông. 

 

Tổng thống Marcos cho biết đă « cố gắng đưa ra các cơ chế nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông », nhưng không giải thích thêm. Ngoài việc bày tỏ quan ngại về những sự việc giữa các tầu Tàu Cộng và Philippines, kể cả một vụ va chạm, tổng thống Marcos c̣n đề cập đến hoàn cảnh khó khăn của ngư dân Philippines. 

Ông cho biết đă đề nghị khôi phục nguyên trạng trước đây khi ngư dân cả hai nước « cùng đánh bắt tại những vùng biển này ». Ngư dân Philippines phàn nàn rằng hải cảnh và dân quân biển Tàu Cộng ngăn cản họ đánh bắt ở các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của Philippines. 

 

Cũng theo ông Marcos, ông và chủ tịch Tập Cận B́nh nhất trí rằng những vấn đề địa chính trị không nên là yếu tố quyết định cho bang giao giữa hai nước. Tổng thống Marcos tuyên bố: « Tôi không nghĩ là ai cũng muốn chiến tranh »

 

Đại sứ quán Tàu Cộng tại Manila hiện chưa b́nh luận về những phát biểu trên của tổng thống Marcos.  

 

Reuters nhắc lại, kể từ khi nhậm chức năm 2022, tổng thống Ferdinand Marcos Jr chủ trương cải thiện quan hệ với Mỹ, một đồng minh hiệp ước, trái ngược với lập trường thân Bắc Kinh của người tiền nhiệm.  

 

Ông Marcos đă mở cửa nhiều căn cứ quân sự cho Mỹ xử dụng, kể cả tại những tỉnh ngay lối vào Biển Đông và đảo Đài Loan, khiến Bắc Kinh tức giận. 

 

Tàu Cộng đ̣i chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, và đă cho bố trí nhiều hỏa tiễn, xây dựng các đường băng tại nhiều đảo nhân tạo trong khu vực này.

  

Quân đội Miến Điện bị tố sát hại thường dân ở bang Rakhine
 

 

Ngày 17/11/2023, nhiều cơ quan truyền thông đưa tin tập đoàn quân sự Miến Điện đă bắt vài chục người và sát hại nhiều thường dân ở bang Rakhine, miền tây bắc Miến Điện trong các cuộc giao tranh với phiến quân sắc tộc thiểu số Quân đội Arakan (Army Arakan). Chính quyền quân sự hiện phải đối đầu với các lực lượng đối lập trên nhiều mặt trận ở miền bắc Miến Điện.

 

Thu Hằng

 

Ảnh minh họa tháng 05/2023: Tun Myat Naing, chỉ huy lực lượng Quân đội Araka, một trong ba lực lượng tham gia Liên minh Huynh đệ chống tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện. REUTERS - Soe Zeya Tun

 

Thông tín viên RFI Carol Isoux tường tŕnh Rangun:

“Thỏa thuận ngừng bắn giữa tập đoàn quân sự Miến Điện và lực lượng Quân đội Arakan hùng hậu đă bị phá vỡ. Quân đội Arakan là lực lượng đông nhất và được phối hợp tốt nhất trong số các lực lượng vũ trang dân tộc thiểu số ở Miến Điện.

Ngôi làng Pauktaw, cách biên giới Bangladesh khoảng 60 km, đă bị oanh kích. Nhiều người dân tại đây cho biết khoảng 50 người đă bị bắt, rất nhiều người bị thiệt mạng, nhưng chưa có con số chính xác. Theo Văn pḥng Liên Hiệp Quốc về các vấn đề nhân đạo, hơn 26.000 người được cho là đă phải di tản v́ các trận giao tranh trong vùng, vốn vẫn hứng chịu các cuộc đối đầu thường xuyên từ nhiều thập niên qua, đă chứng kiến vụ thảm sát và làn sóng di cư sang Bangladesh của cộng đồng thiểu số Rohingya theo Hồi Giáo năm 2017.

 

Tập đoàn quân sự hiện phải đối đầu với nhiều mặt trận được phối hợp với nhau ở miền bắc Miến Điện bởi v́ từ hơn một tháng qua, các trận giao tranh diễn ra dữ dội ở khu vực đông bắc sát biên giới với Tàu Cộng. Lực lượng Quân đội Arakan cũng tham gia các trận giao tranh này.  

 

Chiến lược của các nhóm vũ trang đối lập là bào ṃn và phân tán lực lượng của tập đoàn quân sự. Họ cũng thông báo xích lại gần với chính phủ dân chủ Miến Điện lưu vong. Hiện giờ, những nhóm vũ trang này hành động chủ yếu trên danh nghĩa của họ, đ̣i tự chủ và quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên ở địa phương”.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi đối xử “nhân đạo” với lính Miến Điện bị bắt

 

Liên Hiệp Quốc, được AFP trích dẫn, cho biết theo dơi sát sao t́nh h́nh ở Miến Điện kể từ khi các lực lượng vũ trang gia tăng tấn công ở miền bắc nước này từ cuối tháng 10. Ngày 17/11, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu các quân nhân Miến Điện bị các lực lượng chống tập đoàn quân sự bắt giữ phải được đối xử “nhân đạo”.

 

Trước t́nh trạng diệt chủng người Rohingya, sáu nước Hoà Lan, Canada, Đan Mạch, Pháp, Anh và Đức muốn có một chương tŕnh hoạt động nhân đạo ở Miến Điện. Đề nghị của sáu nước được Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế La Haye nêu trong thông cáo ngày 16/11.

  

Bắc Hàn mừng ngày “Công nghệ hỏa tiễn” 18/11
 

 

Hôm nay, 18/11/2023, là ngày « Công nghệ hỏa tiễn » ở Bắc Hàn, một ngày nghỉ lễ mà chính quyền B́nh Nhưỡng mới lập ra nhằm ca tụng những tiến bộ của chế độ trong lĩnh vực hỏa tiễn đạn đạo và nhất là cuộc bắn thử thành công hỏa tiễn Hwasong 17. 

 

Minh Anh

 

Ảnh tài liệu: Lănh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và con gái Kim Ju Ae dự lễ diễu binh kỷ niệm 75 năm thành lập Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên vào tháng 09/2023 tại B́nh Nhưỡng. © ©Agence centrale de presse coréenne/Korea News Service via A

 

Đây là một loại hỏa tiễn liên lục địa với khả năng không chắc chắn nhưng có thể là mối đe dọa cho toàn bộ lănh thổ Mỹ. Ngày lễ này cũng nhằm nhắc nhở người dân rằng tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chế độ phát triển các hỏa tiễn đạn đạo. 

 

Thông tín viên RFI Nicolas Rocca từ Seoul cho biết thêm: 

« Vào ngày phóng thành công hỏa tiễn Hwasong 17 đầu tiên, thế giới cũng lần đầu nh́n thấy Kim Ju Ae, con gái lănh đạo Kim Jong Un. H́nh ảnh hai cha con nắm tay nhau trước hỏa tiễn đạn đạo khổng lồ đă đi khắp thế giới. Kể từ giờ, ngày kỷ niệm vụ phóng hỏa tiễn này là một ngày nghỉ lễ, để mừng những tiến bộ của chế độ trong lĩnh vực này. Với tầm bắn hơn 15 ngàn km và có khả năng mang nhiều đầu đạn, Hwasong 17 về mặt lư thuyết có thể làm suy yếu hệ thống pḥng thủ chống hỏa tiễn của Mỹ. Nhưng rất nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng về năng lực thật sự của loại hỏa tiễn này. 

 

Việc chọn ngày nghỉ lễ để ăn mừng cũng gây thắc mắc bởi v́ từ lâu ngành công nghệ quốc pḥng Bắc Hàn đă có nhiều thành công mới. Đặc biệt là hỏa tiễn Hwasong 18, “em trai” của Hwasong 17, một loại hỏa tiễn liên lục địa vận hành bằng nhiên liệu rắn. Hỏa tiễn này có thể được phóng đi nhanh hơn mà không cần đổ đầy trước nhiên liệu hóa lỏng. 

 

Một số chuyên gia nhận định việc chọn ngày 18/11 có lẽ c̣n nhằm để hợp pháp hóa vai tṛ của Kim Ju Ae trong mắt người dân Bắc Hàn. Lần xuất hiện công khai đầu tiên của cô con gái được đánh dấu bằng một viên đá trắng. Một h́nh thức để khẳng định rằng con gái của ông cũng như ngành công nghệ quốc pḥng chính là đại diện cho tương lai của đất nước. »

 

 

 

Tin tổng hợp

 

RFI

 

(AFP) - Đối thoại Biden - Tập Cận B́nh sẽ giúp ổn định eo biển Đài Loan. Đại diện của chính phủ Đài Bắc ở thượng đỉnh APEC San Francisco đă đánh giá như trên ngày 17/11/2023. Phát biểu trước giới báo chí, ông Morris Chang, 92 tuổi, nhà sáng lập tập đoàn chất bán dẫn TSMC cho rằng việc Mỹ - Tàu nối lại liên lạc quân sự là một « tin tốt », góp phần « giảm nhẹ các căng thẳng giữa Mỹ và Tàu Cộng », và giúp « tăng cường ổn định eo biển Đài Loan ».   

 

(AFP) - Nhiều thợ lặn Úc « có lẽ » bị thương do sóng siêu âm tầu Tàu Cộng. Theo giải thích từ bộ trưởng Quốc Pḥng Úc ngày 18/11/2023, nhiều lính hải quân Úc đă lặn xuống nước để gỡ lưới cá vướng vào chân vịt của tầu chiến HMAS Toowoomba, th́ một khu trục hạm của Tàu Cộng tiến đến gần dù đă nhận được thông tin từ tầu Úc. Ít sau đó, (chiếc tầu Tàu Cộng) « bị phát hiện đang sử dụng sóng siêu âm nhằm vào vỏ tầu của Úc gây nguy hiểm cho an toàn của các thợ lặn Úc, buộc họ phải trồi lên mặt nước. » Bộ trưởng Quốc Pḥng Úc đánh giá cách hành xử của Tàu Cộng « nguy hiểm »« không chuyên nghiệp ». Vụ việc diễn ra trong bối cảnh khu trục hạm HMAS Toowoomba của Hải Quân Úc đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản nhằm hỗ trợ việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn.  

 

(AFP) - Mỹ trừng phạt nhiều nhóm vũ trang Irak. Tổng cộng có bảy người và hai nhóm vũ trang là Hezbollah Liban và Sayyed al Chouhada Irak nằm trong danh sách trừng phạt của bộ Tài Chính và bộ Ngoại Giao Mỹ được công bố hôm qua, 17/11/2023. Những cá nhân và nhóm vũ trang này bị cáo buộc là nguồn gốc các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ và các đồng minh tại Irak và Syria. 

 

(AFP) - Tây Ban Nha: Quân nhân về hưu kêu gọi quân đội truất phế Thủ tướng Pedro Sanchez. Một nhóm quân nhân về hưu hôm qua, 17/11/2023, đă kêu gọi quân đội Tây Ban Nha truất phế Thủ tướng Pedro Sanchez, vừa mới tuyên thệ nhậm chức sau khi được Quốc Hội bầu lại vào vị trí lănh đạo chính phủ. Ông Sanchez đang bị cánh hữu ở Tây Ban Nha phản đối dữ dội sau khi ra quyết định ân xá cho các lănh đạo của phe đ̣i độc lập cho vùng Catalunya.

 

(AFP)  - Ṭa án Công lư Quốc tế yêu cầu Azerbaijan để người dân Thượng Karabakh trở về an toàn. Hôm qua, 17/11/2023, Ṭa án Công lư Quốc tế đă yêu cầu Azerbaijan để cho người dân vùng Thượng Karabakh được trở về “một cách hoàn toàn an toàn”. Azerbaijan đă giành lại quyền kiểm soát vùng Thượng Karabakh vào tháng 9 sau một cuộc tấn công chớp nhoáng. Ngay sau đó, hầu như toàn bộ người Armenia tại vùng lănh thổ này đă chạy sang Armenia tị nạn.

 

(AFP) - Pháp: Một thượng nghị sĩ bị truy tố. Thượng nghị sĩ Joel Guerriau, thuộc đảng Chân trời (Horizons), một trong những đảng trong liên minh cầm quyền tại Pháp, đă bị truy tố tối hôm qua, 17/11/2023, do bị cáo buộc đă lén bỏ ma túy ecstacy vào ly nước của nữ dân biểu Hạ Viện Sandrine Josso và cũng là bạn của ông, để có thể cưỡng hiếp hoặc tấn công t́nh dục nữ dân biểu này. Luật sư của thượng nghị sĩ Guerriau cho biết thân chủ của ông sẽ cố chứng minh là không hề cố t́nh bỏ ma túy vào ly nước của bà Josso.

 

(AFP) - Nga xếp một nhật báo Anh ngữ là “tác nhân nước ngoài”Hôm qua, 17/11/2023, bộ Tư Pháp Nga thông báo xếp nhật báo Anh ngữ The Moscow Times vào danh sách các “tác nhân nước ngoài”. Danh sách này c̣n có thêm tên của một nữ diễn viên, một nhà hoạt động và 2 phóng viên, đại diện cho xă hội dân sự ở Nga. Danh sách “tác nhân nước ngoài” được cập nhật trong bối cảnh điện Kremlin gia tăng trấn áp những tiếng nói đối lập.

 

(AFP) - Hội đồng Olympic châu Á bị phạt v́ cho phép để cờ Bắc Hàn. Cơ quan chống sử dụng chất kích thích (AMA) hôm qua, 17/11/2023, thông báo phạt Hội đồng Olympic châu Á nửa triệu đô la v́ đă cho treo cờ Bắc Hàn, đối tượng lệnh trừng phạt. Cơ quan có trụ sở tại Montréal, Canada, giải thích rằng cơ quan chống dùng chất kích thích của Bắc Hàn đă không tuân thủ các tiêu chuẩn năm 2021 và đă ban hành những trừng phạt, không cho treo cờ Bắc Hàn trong một sự kiện thể thao khu vực, châu lục hay thế giới, ngoại trừ Olympic và Olympic dành cho người khuyết tật. AMA chỉ trích Hội đồng Olympic châu Á từ chối áp dụng trừng phạt dù đă nhiều lần được nhắc nhở.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính