Điểm báo ngày 11/11/2024

 

 

COP 29: Cái bóng của kẻ hoài nghi khí hậu Donald Trump bao trùm các cuộc đàm phán

 

Hội nghị khí hậu quốc tế của Liên Hiệp Quốc lần thứ 29 (COP 29) chính thức khai mạc từ hôm nay, 11/11 đến ngày 22/11/2024, tại Baku, Azerbaijan. Libération dành hồ sơ lớn về chủ đề này, với tựa lớn trang nhất “Trump, sự trở lại của kẻ đốt phá điên cuồng”, dưới nền ảnh b́a rực lửa từ vụ cháy rừng ở California, Hoa Kỳ. 

 

Chi Phương

 

Triển lăm ở Vùng Xanh tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP29, ngày 11/11/2024, ở Baku, Azerbaijan. AP - Sergei Grits

 

Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đă nhiều lần bày tỏ hoài nghi, không tin vào tác động của biến đổi khí hậu và sự trở lại của ông tại Bạch Cung đă tạo ra một cái bóng đen lo lắng bao phủ khắp COP 29 năm nay. Sự kiện mở ra trong bối cảnh 2024 được ghi nhận là năm nóng nhất, các trận lũ lụt, t́nh trạng khô hạn xảy ra khắp các châu lục, hay cháy rừng ở California, Hoa Kỳ, lượng băng ở Bắc Cực suy giảm.

 

Libération ví ông Trump như "kẻ thù của môi trường" khi ủng hộ nhiên liệu hóa thạch, bác bỏ các báo cáo khoa học, coi “biến đổi khí hậu là một trong những cú lừa lớn nhất lịch sử”. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), Trump đă “tấn công” nhiều định chế về khí hậu, dỡ bỏ nhiều quy định về môi trường và các hạn chế liên quan đến phát thải khí carbon, trong khi viễn cảnh trái đất nóng lên ở mức 3,1 độ C từ nay đến cuối thế kỷ này không c̣n là một cơn ác mộng thông thường mà có thể trở thành thực tế.

 

Theo nhật báo cánh tả, đến dự hội nghị lần này dù vẫn là đội ngũ của Joe Biden nhưng phe Cộng Ḥa của Donald Trump cũng đă lên tinh thần, chuẩn bị rút nước Mỹ khỏi Thỏa Thuận Khí Hậu Paris 2015 ( giới hạn nhiệt độ của trái đất tăng ở mức 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp 1850-1900) hội tụ chữ kư của 198 nước và vùng lănh thổ. Nếu điều này được thực hiện th́ đây sẽ là một tín hiệu “thảm họa” gửi đi cho các nước khác, liệu các nước có c̣n duy tŕ nỗ lực về khí hậu hay không, khi nền kinh tế hàng đầu thế giới, nhà phát thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới “bác bỏ nền dân chủ khí hậu”.

 

Giám đốc của Quỹ khí hậu châu Âu, bà Laurence Tubiana, nhận định với Libération, cho rằng trong nhiệm kỳ mới này, Donald Trump được cho là có sự chuẩn bị hơn. Tân chủ nhân Bạch Cung đă bày tỏ rơ ư định loại bỏ một số cơ quan về môi trường, sa thải một số công chức « tự do » và có ư định thiết lập một “hệ thống huỷ diệt” khi thâu tóm được Ṭa án Tối cao Hoa kỳ, qua việc bổ nhiệm các thẩm phán từ nhiệm kỳ đầu tiên.

 

Le Monde cho rằng COP29 phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong bối cảnh địa chính trị bất ổn do chiến tranh Ukraine, Gaza hay ở Liban, t́nh h́nh kinh tế ảm đạm, trong khi các nước phải đàm phán về vấn đề khoản tiền viện trợ tài chính cho các nước đang phát triển. Câu hỏi lớn trong ngày họp đầu tiên được ra là vấn đề tài chính, liệu có thể đạt được thỏa thuận, “t́m ra 1000 tỷ để cứu lấy khí hậu”, nhằm đưa ra một khoản hỗ trợ mới kể từ năm 2025 (New Collective Goal on Cliamte Fiance).

 

Theo Libération và Le Monde, các bên tham gia sẽ thảo luận về khoản tiền đóng góp mỗi năm, nhất là từ các nước Bắc bán cầu để đẩy nhanh quá tŕnh chuyển đổi năng lượng, đặc biệt là tại những nước nghèo, dễ tổn thương ở Nam bán cầu. Trước tiên, các nước phải thống nhất được khoản tiền hỗ trợ, mà theo các chuyên gia ước tính, lên đến khoảng 2400 tỷ đô la hàng năm cho các nước đang phát triển (không bao gồm Tàu Cộng), từ nay đến năm 2030. Sau đó là danh sách các nước tham gia đóng góp tài chính. Cho đến nay, khoảng hơn 30 quốc gia được xác định là nước phát triển, nhưng điều khiến nhiều người bất b́nh đó là danh sách này lại không tính Tàu Cộng – nhà phát thải khí CO2 hàng đầu thế giới và các nước vùng Vịnh, làm giàu từ nhiên liệu hóa thạch. 

 

Cuộc họp tại COP 29 lần này cũng có thể mở rộng danh sách đóng góp này, bằng cách thêm các doanh nghiệp tư nhân, tức là đánh thuế vào các tập đoàn năng lượng hóa thạch, vào các doanh nghiệp vận tải biển hay hàng không.

 

Một chủ đề lớn khác liên quan đến việc hỗ trợ tài chính để giúp các nước nghèo chuyển đổi năng lượng, cho đến nay, 70 % khoản hỗ trợ là dưới h́nh thức cho vay, và 30 % là quyên tặng. Một số chuyên gia cho rằng các nước vốn đă khó khăn, nay phải gánh thêm món nợ khí hậu, th́ chỉ càng thêm khó khăn hơn và nhấn mạnh rằng khoản tài chính này cần phải được trao dưới h́nh thức trợ cấp nhiều nhất có thể.

 

Xă luận Libération nêu ra câu hỏi "nếu hội nghị năm nay thất bại th́ những hội nghị được tổ chức vào những năm sau đó có c̣n khả tín hay không?" Trong nhiệm kỳ 4 năm tới của Trump, có lẽ khí hậu vẫn c̣n chút hy vọng, có thể trông cậy vào COP 30 được tổ chức ở Brazil vào năm sau, trông cậy vào vị Tổng thống cánh tả Lula. Kể từ khi ông Lula được bầu làm lănh đạo, nạn phá rừng ở Amazon, thuộc Brasil, đă giảm 30,6 %.

 

Khoảng 40 000 người từ phái đoàn của 197 quốc gia được mong đợi ở Baku, nhưng lại rất ít lănh đạo của các nước thuộc nhóm G20 có mặt, nhân thượng đỉnh dự trù được tổ chức vào ngày 12-13/11/2024, trong khi đó là các nước phải chịu trách nhiệm cho 80 % phát thải CO2 toàn cầu. Một hội nghị cấp cao, vắng bóng nguyên thủ Hoa Kỳ, Tàu Cộng, hay Ấn Độ,…

 

Azerbaijan và nghịch lư khí hậu

 

Trong hồ sơ về khí hậu, Le Monde có bài phân tích về Azerbaijan, nước chủ nhà phụ thuộc vào dầu mỏ, tổ chức Hội nghị khí hậu quốc tế - COP 29 với nhiều nghịch lư. Tổng thống Azebaijan, coi khí đốt là “món quà của thượng đế”, đặt cược vào sự kiện này để đổi mới h́nh ảnh. Nền kinh tế của quốc gia 10 triệu dân phụ thuộc lớn vào khí đốt và dầu mỏ từ biển Caspi, riêng khí đốt chiếm tới 92 % kim ngạch xuất cảng của nước này.

 

Le Monde trích dẫn một nhà ngoại giao châu Âu, bày tỏ quan ngại rằng "một nước chủ nhà, không có tầm nh́n về chuyển đổi năng lượng, không có mạng lưới ngoại giao hay tác động về chính trị,…, th́ khó có thể hỗ trợ, thúc đẩy các cuộc đàm phán có lợi cho môi trường".

 

Ngoài ra, Azerbaijan cũng gây quan ngại v́ t́nh h́nh dân chủ. Đất nước dưới sự lănh đạo của gia tộc Aliev từ 31 năm qua đă bỏ tù không ít nhà đối lập, bịt miệng giới truyền thông, khiến Azerbaijan đứng thứ 164 trên tổng số 180 nước trong bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không biên giới.

 

Donald Trump nắm trọn quyền lực tại Hoa Kỳ

 

Cuộc bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ vẫn c̣n dư chấn. Xă luận Le Figaro số ra hôm nay, gọi Donald Trump là nhân vật có mọi quyền lực. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống đă giành chiến thắng ở tất cả các tiểu bang “chiến trường” quan trọng, ngay cả những thành phố vốn thiên về phe Dân Chủ như New York và Chicago, và chỉ để lại 17 tiểu bang cho ứng viên đối thủ Kamala Harris.

 

Theo Le Figaro, nếu nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump chỉ được xem là một “tṛ hề”, hay “sự bất thường” với ít quyền hạn trong tay, th́ việc ông trở lại chiếc ghế quyền lực lần này có thể vẽ lại bức tranh chính trị Hoa Kỳ. Trump không chỉ giành chiến thắng trước ứng viên Kamala Harris mà cả đảng Dân Chủ, vốn được đổi mới dưới thời Obama, được coi là đảng của phe thiểu số về màu da hay giới tính.  

 

Với nhiệm kỳ thứ hai này, Donald Trump sẽ nắm giữ mọi quyền lực, từ quyền hành pháp ở Bạch Cung, đến quyền lập pháp ở Quốc Hội nhờ đa số ở Thượng Viện, chưa kể Ṭa Án Tối cao có khuynh hướng bảo thủ, với 3 bị thẩm phán do ông Trump bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên. Khi trở lại pḥng Bầu Dục của Bạch Cung vào tháng 01/2025, với quyền năng tối cao, Donald Trump có thể sẽ kư hàng loạt sắc lệnh chống nhập cư, về giới và những hạn chế về môi trường.

 

Những người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ có thể sẽ bị trục xuất hàng loạt, nhiều quan chức liên bang có thể sẽ phải hứng chịu các cuộc thanh trừng. Châu Âu, Ukraine hay Đài Loan sẽ phải lo ngại. Phe đối lập Dân Chủ có thể sẽ viện đến các rào cản chính trị và pháp lư, nhưng khó có thể ngăn cản “chủ nghĩa Trump” theo mong muốn của người dân Mỹ. Ông Trump hứa hẹn một chủ nghĩa dân tuư nắm quyền lực, đưa ra những giải pháp đơn giản cho mọi vấn đề, và có thể “cực đoan” hơn những ǵ xảy ra ở Hungary, Brazil hay Ấn Độ.

 

« Ảo ảnh về ḥa b́nh nhanh chóng ở Ukraine »

 

Về chiến tranh Ukraine, Nếu như Le Monde nếu ra xác nhận của NATO hôm 08/11 vừa qua về việc Hàn Cộng khai triển lính đến vùng Kursk của Nga, khiến căng thẳng bước thêm một nấc thang mới với sự tham gia của B́nh Nhưỡng th́ Le Figaro đề cập đến "ảo ảnh về ḥa b́nh nhanh chóng ở Ukraine". Nhật báo cánh hữu nhắc lại những mối liên hệ giữa Donald Trump và Vladimir Putin mà ông tân lănh đạo Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định có quan hệ tốt với nguyên thủ Nga. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nga giành nhiều lợi thế trên chiến trường, Matxcơva cũng vừa tổ chức thành công thượng đỉnh của khối Brics, khẳng định ḿnh không cô lập, th́ điều kiện để Trump và Putin đàm phán nhằm đạt được ḥa b́nh nhanh chóng ở Ukraine là ǵ.

 

Le Figaro cho rằng Hoa Kỳ khó có thể liên kết với một Tổng thống đối đầu với phương tây, muốn lập ra một trật tự thế giới và liên minh với các nước đối thủ của Mỹ như Iran, Hàn Cộng hay Tàu Cộng. Về phía Nga, viễn cảnh Tổng thống Putin xích lại gần Trump cũng không khả thi, v́ như vậy, ông Putin sẽ đánh mất h́nh ảnh "vị lănh đạo chống phương tây".

 

Cả hai cũng có nhiều điểm bất đồng liên quan đến hồ sơ Ukraine. Ông Putin muốn giành chiến thắng cục bộ, trong khi ông Trump th́ khó có thể chấp nhận một giải pháp gắn liền với việc Hoa Kỳ mất đi lợi ích hoặc đánh mất niềm tin vào nước Mỹ trên trường quốc tế.

 

Bên đáng lo ngại nhất hiện nay có lẽ là châu Âu, liệu khối 27 nước có t́m được cách thích ứng với những bối cảnh địa chính trị mới khi thiếu cam kết của Hoa Kỳ trên Lục Địa Già.

 

Sông Mê Kông, con đường tơ lụa mới của Tàu Cộng

 

Về thời sự châu Á, phóng sự của Le Monde đưa người đọc dọc theo sông Mê Kông, t́m hiểu những vấn đề địa chính trị từ thượng đến hạ lưu con sông – nguồn sống hàng triệu cư dân Đông Nam Á. Dự án kênh đào Phù Nam (Funan Techo) của Cam bốt được khởi công vào ngày 05/08 vừa qua, với chi phí lên đến 1,6 tỷ đô la. Kênh đào dài 180 km, với chiều rộng gần 100 mét, có thể cho phép vận chuyển lên đến 3000 tấn, hứa hẹn "không cần phụ thuộc vào các cảng của Việt Nam" ở đồng bằng sông Cửu Long để vận chuyển hàng hoá.

 

Tuy nhiên, sự tham gia của Tàu Cộng trong việc xây dựng và quản lư dự án Funan Techo đă dấy lên nhiều quan ngại trong khu vực. Con sông bắt nguồn từ đỉnh Himalaya ở Tàu Cộng, chảy qua Miến Điện, Thái Lan, qua Lào, vắt qua Cam Bốt rồi đổ ra biển qua Việt Nam, là chủ đề được thảo luận hàng năm trong một cuộc họp quy tụ lănh đạo ngoại giao của 6 nước liên quan.

 

Tàu Cộng coi đây là “cộng đồng chia sẻ chung vận mệnh”, cấp hỗ trợ tài chính và đào tạo. Một nhà nghiên cứu độc lập được Le Monde trích dẫn cho rằng "hợp tác về Mê Kông. Là cách để Tàu Cộng khiến các nước này phụ thuộc hơn vào Bắc Kinh". Bắc Kinh dường như xây dựng “con đường tơ lụa mới. Nhiều tuyến đường sắt đă được xây dựng nối từ Tàu Cộng sang Lào, Thái Lan, và sắp tới là Việt Nam.

 

Nếu như Việt Cộng cố giữ khoảng cách trước những mồi nhử béo bở từ Tàu Cộng, trong việc hỗ trợ an ninh và phát triển, th́ các nước như Lào - ngập trong nợ, Miến Điện – ch́m trong khủng hoảng, khó có thể khước từ. Cam Bốt là quốc gia tỏ ra quan tâm nhất, thậm chí c̣n đề nghị hợp tác với Bắc Kinh, dấy lên lo ngại rằng liệu Phnompenh có đang ngấm ngầm cho phép Tàu Cộng đưa gần căn cứ quân sự sau lưng Việt Nam.

 

Các h́nh ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng Tàu Cộng đă đến, sử dụng một phần căn cứ quân sự Ream ở Cam Bốt, và nếu được xác nhận, th́ điều này trái với Hiến Pháp của Phnompenh.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính